Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sơ đồ tư duy trong dạy học Văn

Thứ sáu - 01/12/2017 03:40
Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp học hiệu quả nhất hiện nay bởi nó có thể giúp sinh viên ghi nhớ thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất và thú vị nhất. Khi áp dụng trong môn Văn, sơ đồ tư duy giúp sinh viên có thể đơn giản hóa nội dung bài học, hệ thống hóa kiến thức một cách logic, rành mạch, giúp các em dễ dàng hơn trong việc diễn đạt và triển khai ý trong một văn bản. Đặc biệt, bằng cách sơ đồ hóa kiến thức bài học, bằng những hình ảnh và màu sắc bắt mắt giúp phát triển tư duy não phải, từ đó tăng niềm hứng thú và yêu thích đối với các môn học. Chính vì thế, trong học phần Văn học cho sinh viên năm ba ngành sư phạm Tiểu học, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp này để giảng dạy và học tập trong quá trình truyền đạt kiến thức.
So với phương pháp ghi chép truyền thống, thì phương pháp sơ đồ tư duy có những ưu điểm vượt trội như:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng sẽ nằm ở vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.
- Mỗi sơ đồ phân biệt với nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
Để vẽ được sơ đồ tư duy sinh viên cần nắm được cấu tạo của sơ đồ (gồm có: chủ đề chính, nhánh con, từ khóa, hình ảnh gợi nhớ, liên kết, màu sắc, kích cỡ…). Bắt tay vào vẽ sơ đồ tư duy, sinh viên nên chuẩn bị sẵn cho mình thật nhiều giấy trắng khổ A4 hoặc lớn hơn và một bộ bút màu.
Các bước lập sơ đồ
Bước 1: Xác định từ khóa
Sơ đồ tư được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho sinh viên. Chỉ với những từ khóa là các em đã có thể nắm bắt được hết nội dung đang muốn ghi nhớ.
Hệ thống từ khóa của chương văn học dân gian, bài “Tục ngữ” có thể được xác định như sau:
Chủ đề Tiêu đề phụ Nhánh 1 Nhánh 2
Tục ngữ Khái niệm - Câu nói ngắn gọn
- Đúc kết kinh nghiệm
- Thiên nhiên, lao động sản xuất,con người và xã hội
 
Nội dung - Phản ánh kinh nghiệm thiên nhiên, lao động sản xuất
- Ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội
- Triết lý về con người và xã hội
- Mau sao thì nắng, vắng sai thì mưa; Nhất thì nhì thục…
- Phép vua thua lệ làng; Con dại cái mang…
- Của một đồng, công một nén; Tốt gỗ hơn tốt nước sơn…
Nghệ thuật - Tính gọn chắc
- Tính hình tượng, đa nghĩa
- Cấu trúc cân đối
- Nhịp logic
- Vần linh hoạt
- Tham thì thâm
- Máu chảy ruột mềm
- Ác giả, ác báo
- Không thầy // đố mày làm nên
- Cốc , xơi
So sánh - Thành ngữ
- Ca dao
- Gần đất xa trời
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm
 Bước này sinh viên sẽ sử dụng một tờ giấy trắng đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Vẽ trên giấy nằm ngang có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
Cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó. Có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà các em thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt.
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ
Tiêu đề phụ nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2,…
 Ở bước này, sinh viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2… để tạo ra sự liên kết. Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho sơ đồ của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.
Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng
 
Bước 5: Thêm các hình minh họa
Ở bước này, sinh viên nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết.
Lưu ý: Quy tắc trong việc thực hiện sơ đồ tư duy
Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các bạn bị ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết.
Không cần tẩy xóa, sửa chữa.
Viết tất cả những gì mình nghĩ.
Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài).
(Sơ đồ minh họa và một số sơ đồ do sinh viên thực hiện)




 

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Bích Diệp

Nguồn tin: Khoa Giáo dục Tiểu học

Tổng số điểm của bài viết là: 36 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 3.6 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/23-12-2024_6efbd0aaeb3654a5e290b033bcc43af8.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)