Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học kiến thức lịch sử học phần Cơ sở Tự nhiên – Xã hội ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Thứ sáu - 29/11/2019 03:23
1. Mở đầu
Bản chất của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học. Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,  vận dụng phương pháp graph trong dạy học được rất nhiều người quan tâm. Sử dụng phương pháp graph trong dạy học lịch sử nhằm tích cực hóa hoạt động của người học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học cũng nằm trong xu thế của đổi mới phương pháp dạy học.
 Lịch sử là một môn học được giảng dạy ở tất cả các bậc học. Lịch sử giống như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người nói chung, bề dày của một dân tộc, một quốc gia nói riêng. Kiến thức lịch sử trong Học phần Cơ sở tự nhiên- xã hội được trình bày một cách tương đối khái quát, nhằm giúp sinh viên hệ thống hóa các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương từ buổi đầu dựng nước và giữ nước và giữ nước đến nay. Do vậy, trong dạy học học phần Cơ sở tự nhiên - xã hội có thể sử dụng graph để khái quát hóa kiến thức lịch sử Việt Nam từ buổi đầu nước cho đến nay.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận về phương pháp graph trong dạy học
2.1.1. Khái niệm graph
          Thuật ngữ Graph trong tiếng Anh có nghĩa là đồ thị, biểu đồ. Lý thuyết Graph là một trong những phân môn quan trọng của toán học. “Graph là tập hợp số lượng hữu hạn các đỉnh và các cung tại điểm mút tại các đỉnh đó”.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Ninh “để vẽ được nó (graph) chúng ta phải dùng kí hiệu nào đó để thay thế cho đối tượng cần xem xét. Những lúc ấy ta thường dùng các điểm (hoặc các ô vuông, các đường tròn hay hình chữ nhật để biểu thị cho đối tượng). Trong đó mỗi điểm ứng với một đối tượng hoặc một yếu tố. Muốn thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng đó ta phải gắn, phải nối các yếu tố quan hệ với nhau. Khi thể hiện mối quan hệ như vậy chúng ta có thể dùng đoạn thẳng, đoạn cong hay một đoạn gấp khúc bất kì nào đó (điều quan trọng là khi ta sử dụng kí hiệu nào đó thì cần dùng thống nhất một loại cho sơ đồ)”. Như vậy, cấu trúc của graph bao gồm các đỉnh được mô hình hóa bằng những vòng tròn hoặc hình vuông, hình chữ nhật thể hiện những kiến thức cơ bản và cung là những đường định hướng như mũi tên thẳng, cong hoặc gấp khúc thể hiện mối quan hệ logic giữa các đỉnh.
Việc vận dụng lý thuyết graph vào dạy học đã sáng tạo ra một phương pháp dạy học - Phương pháp graph. Phương pháp graph chỉ ra cách thiết kế sử dụng sơ đồ vào dạy học nhằm tái hiện, tổng kết và khái quát hóa kiến thức.
2.1.2. Sử dụng graph trong dạy học
          Graph cho nội dung bài học là lập sơ đồ phản ánh trực quan, đưa ra các tập hợp những kiến thức cơ bản của nội dung bài học và thể hiện được logic phát triển bên trong của nội dung bài học. Do vậy, nội dung bài học là tập hợp của kiến thức cơ bản. Các đỉnh của graph tương ứng với một đơn vị kiến thức, mỗi lời ghi chú ở đỉnh là lời thuyết minh ngắn gọn cho nội dung bài học. Nhìn vào graph, người dạy và người học có thể biết được các đơn vị kiến thức và những điều cơ bản nhất về những nội dung đó.
          Graph trong dạy học có một số đặc điểm:
          Thứ nhất, là sơ đồ thể hiện nội dung cơ bản của một bài học, một chương hay một mục. Graph cho thấy tổng thể nội dung kiến thức một cách chọn lọc cơ bản, quan trọng nhất của một bài lên lớp.
          Thứ hai, graph trong dạy học thường có hình cây được sắp xếp theo thứ tự, từng bậc, nêu lên trình tự kiến thức của bài học. Sắp xếp hệ thống kiến thức là điều kiện quan trọng nhằm giúp người học nắm bắt và ghi nhớ kiến thức được tốt hơn.
          Thứ ba, graph trong dạy học mang tính lôgic cao. Lôgic của graph thể hiện ở sự rõ ràng, rành mạch trong các mối quan hệ ngang, dọc, rẽ nhánh... giữa các đơn vị kiến thức. Qua graph, người học có thể thấy lôgic sự phát triển của các nội dung.
          Thứ tư, graph trong dạy học có tính trực quan cao, tác động trực tiếp đến giác quan của người học. Tính lôgic và tính trực quan của graph làm cho người học có thể tiếp thu kiến thức dễ ràng.
2.2. Sử dụng phương pháp graph trong dạy học kiến thức lịch sử của Học phần cơ sở tự nhiên - xã hội
          Nội dung kiến thức lịch sử của học phần Cơ sở tự nhiên - xã hội bao gồm những kiến thức của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước và giữ nước cho đến nay. Những kiến thức lịch sử đó được trình bày một cách khái quát. Như vậy để sinh viên nắm được nội dung kiến thức lịch sử cần có một phương pháp dạy học phù hợp, có thể sử dụng Graph ở tất cả các khâu của quá trình dạy học từ thiết kê, tổ chức các hoạt động trên lớp. Tùy theo nội dung có thể lập Graph cho phù hợp. Có thể chia ra nhiều loại Graph khác nhau theo tiêu chí nhất định. Dựa vào mục đích dạy- học có thể  kế các graph: sơ đồ hình cây, chuỗi sự kiện, đường trục thời gian.
2.2.1. Graph hình cây   
Là loại sơ đồ được thiết kế có một đỉnh gốc  và các mũi tên định hướng kết nối với các đỉnh nhóm (tất cả các đỉnh được mô hình hóa). Với cấu trúc như vậy, đối với kiến thức lịch sử về chính trị - xã hội của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc yêu cầu sinh viên xây dựng sơ đồ về Nhà nước thời Hùng Vương như sau:
Từ sơ đồ trên sinh viên hiểu được sơ đồ nhà nước thời Hùng Vương và thành tựu chính trị - xã hội của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
          Để khái quát kiến thức lịch sử của các triều đại nhà Lý giáo viên có thể hướng dẫn sinh viên khái quát qua sơ đồ được thiết kế có một đỉnh gốc và các mũi tên hướng kết nối với các đỉnh nhánh, tất cả các đỉnh cũng được mô tả bằng mô hình hóa. Do vậy, đỉnh gốc sẽ mô tả nội dung kiến thức mang tính khái quát và các đỉnh nhánh sẽ diễn tả nội dung chi tiết, loại sơ đồ này được gọi Graph hình cây. Đối với nội dung này chúng tôi giao nhiệm vụ cho sinh viên thảo luận nhóm để khái quát những thành tựu xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc của triều đại nhà Lý. Sau thời gian thảo luận sinh viên thiết lập được sơ đồ:

 
          Qua sơ đồ trên sinh viên có thể khái quát được kiến thức lịch sử của triều đại nhà Lý, đặc biệt là những việc làm đáng lưu ý của nhà Lý trong việc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc như: Ban Hành bộ luật thành văn đầu tiên Bộ Hình thư; dựng Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám; mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài; Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 (1075 - 1077).
          Khi giới thiệu đến triều đại nhà Lê, sử dụng graph để mô tả việc xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến dưới thời Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông có nhiều công lao trong việc xây dựng củng cố chính quyền nhà Lê, Ông cho xây dựng bộ máy nhà nước gồm 5 cấp chính quyền (triều đình, đạo, phủ, huyện, xã), qua sơ đồ trên sinh viên có thể hình dung được bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê Thánh Tông, một thời kì được coi là thời kì phát triển rực rỡ của chế độ phong kiến Việt Nam.
 2.2.2. Graph  đường trục thời gian 
          Là loại sơ đồ mà cung được thiết kế bằng một mũi tên định hướng còn các đỉnh là hình chữ nhật qui ước thể hiện các sự kiện và các mốc thời gian tương ứng.       
          Khi hướng dẫn sinh viên tìm hiểu về thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc yêu cầu sinh viên khái quát một số sự kiện đáng ghi nhớ bằng Graph đường trục thời gian :
Trên đây là đường trục thời gian: là loại sơ đồ mà cung được thiết kế bằng một mũi tên còn đỉnh là các hình quy ước thể hiện các sự kiện và các mốc thời gian tương ứng. Đây là một cách để sinh viên khái quát các sự kiện lịch sử quan trọng của một giai đoạn lịch sử.
2.3. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp graph trong dạy học
Để áp dụng graph vào quá trình dạy học như một phương pháp graph, giáo viên cần nắm vững bản chất của graph, phương pháp graph chi phối mục đích, nội dung dạy học. Do vậy, Trong dạy học kiến thức lịch sử của học phần Cơ sở tự nhiên - xã hội có thể sử dụng phương pháp graph. Đây là một phương pháp hướng dẫn sinh viên nắm bắt kiến thức lịch sử một cách khái quát. Sử dụng graph để khái quát kiến thức đồng thời rèn cho sinh viên khả năng phân tích, tổng hợp, trình bày các vấn đề một cách lôgic và rèn kĩ năng sử dụng sơ đồ graph trong việc dạy học lịch sử ở trường tiểu học. Tuy nhiên để đạt được mục đích trên cần lưu ý:
          Thứ nhất, chọn nội dung cần sử dụng sơ đồ graph.
          Thứ hai, thiết kế, hoặc hướng dẫn sinh viên thiết kế sơ đồ graph phù hợp trong quá trình dạy - học.
          Thứ ba, kết hợp sử dụng phương pháp graph với các phương pháp, phương tiện dạy học khác một cách linh hoạt, đặc biệt là công nghệ thông tin.
3. Kết luận
          Trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng học tập,  phát huy các ưu điểm của từng phương pháp dạy học và khắc phục những hạn chế của nó sẽ gây được hứng thú học tập, kích thích được tính tích cực hoạt động của sinh viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
          Sử dụng phương pháp graph trong dạy học là một trong những phương pháp dạy học tác động đến tính tích cực học tập của sinh viên. Sử dụng phương pháp graph hướng dẫn sinh viên khái quát kiến thức một cách hiệu quả, sinh viên không chỉ nắm được mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện mà còn rèn luyện cho sinh viên tư duy lôgic, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế giảng dạy sau này.
 

Tác giả bài viết: Mông Thị Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/13-11-2024_e3dab4e09be04797c514c0b23416333e.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)