Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Khoa Tự nhiên

Thứ năm - 09/10/2014 22:58


KHOA TỰ NHIÊN
 
Địa chỉ: Tầng 3 nhà Hiệu bộ trường CĐSP Lạng Sơn
Điện thoại: 0256252509
Email: Khoatn.c10@moet.edu.vn

 
I. Giới thiệu chung về đơn vị
1. Giới thiệu quá trình phát triển
         Trong 6 khoa của nhà trường, khoa Tự nhiên là một trong những khoa được thành lập sớm nhất. Từ năm học 1997 – 1998: trường Trung cấp sư phạm nâng cấp lên cao đẳng theo quyết định số 374/TTg ngày 02 tháng 6 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, thì cũng là năm khoa Tự Nhiên được thành lập. Từ đó đến nay khoa đã đào tạo được 16 khoá học với các chuyên ngành đào tạo: Toán- Lí, Toán - Tin, Sinh - Hoá, Sinh - KTCN, Hoá - Sinh, Sinh - Thể dục, Công Nghệ, Vật lí – KTCN với tổng số lớp là 54; tổng số là 1990 sinh viên.. Từ năm học 1998 - 1999 đến tháng 12/2009, đ/c Hoàng Văn Việt là Trưởng khoa Tự Nhiên. Từ tháng 1/2010 đến nay, đ/c Vũ Thị Hoàn là Trưởng khoa.
          Từ các đồng chí đã từng công tác 15 năm trở lại đây như: Hoàng Quang Khải, Đặng Đình Hải, Nguyễn Đức Thanh, Phạm Đình Văn, Vũ Ngọc Lan, Lê Văn Đoàn, Nguyễn Thế Dương, Hoàng Thị Giang, Đinh Văn Quang, Hoàng Văn Việt, Đặng Quốc Minh, Nguyễn Đạt Tiến, Trần Thị Bình, Hoàng Văn Linh, Vi Hồng Thắm, Bùi Ngọc Hà, Nông Kim Thủy... Đến các đồng chí hiện nay đang trực tiếp giảng dạy ở khoa đã có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt động của khoa.
         Hiện nay, Khoa Tự nhiên bao gồm 23 giảng viên, trong đó có 08 đảng viên; 10 thạc sĩ, 3 đang học Cao học, giảng viên chính: 04. Khoa có 4 tổ: Tổ Lí (6 GV), Tổ Sinh Hoá (7 GV), tổ Toán (4 GV), tổ Tin (6 GV)
-      Trưởng khoa: Vũ Thị Hoàn - Thạc sĩ Sinh học
-      Phó khoa: Đào Thị Lê Hằng - Thạc sĩ Toán học
-      Trợ lí khoa :  Hoàng Văn Vĩnh - Thạc sĩ Vật Lí
-      Trợ lí khoa : Đặng Thị Thủy - Thạc sĩ Toán học
-      Tổ trưởng tổ Tin : Bùi Như Vịnh - Giảng viên Tin học
-      Tổ trưởng tổ Toán: Đào Thị Lê Hằng - Thạc sĩ Toán học
-      Tổ trưởng tổ Sinh - Hoá: Nguyễn Thị Nguyệt - Thạc sĩ Sinh học
-      Tổ phó tổ Sinh Hóa: Trần Tuấn Anh- Thạc sĩ Hóa Học
-      Tổ trưởng tổ Vật Lí:  Ninh Quốc Huy - Thạc sĩ Vật Lí
-      Số lớp trong khoa: 11. Số sinh viên 366.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa Tự nhiên có rất nhiều thuận lợi: Đó là có tập thể giảng viên đoàn kết, có ý thức vươn lên, chủ động trong việc thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường. Là tập thể có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng chủ động tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, nắm vững quy chế. Giảng viên là thạc sĩ làm nòng cốt ở tất cả các bộ môn. Đại bộ phận sinh viên có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Đội ngũ cán bộ lớp, đoàn, hội luôn nhận thức rõ trách nhiệm, gương mẫu trước tập thể, giúp nhau cùng tiến bộ. Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình đào tạo khoa cũng gặp không ít khó khăn: Khoa Tự nhiên được đào tạo nhiều ngành nhưng số giảng viên một số bộ môn còn thiếu do đang đi học hoặc nghỉ chế độ như Lí, Tin. Nhiều phân môn liên quan thực hành thí nghiệm nhưng cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Số giảng viên trẻ lớn, trình độ kinh nghiệm và phương pháp dạy học một số còn chưa đáp ứng được việc đổi mới phương pháp dạy học. Số lượng sinh viên đông, có các lớp ngoài sư phạm nhiều.
          Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn trên, trong những năm qua Khoa Tự Nhiên đã thực hiện một số biện pháp và đã thu được những kết quả rất đáng tự hào.

II. Chức năng, nhiệm vụ:
   Khoa Tự Nhiên với nhiệm vụ: Đào tạo bồi dưỡng giáo viên THCS các bộ môn khoa học Tự Nhiên có trình độ cao đẳng sư phạm. Giảng dạy các học phần tự nhiên có trong chương trình của các ngành, các khoa khác. Phối hợp với giảng dạy các học phần khoa học tự nhiên có trong chương trình của các ngành, các khoa khác và phối hợp đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng cao trình độ giáo viên bậc Mầm Non, Tiểu Học (các bộ môn khoa học Tự Nhiên).

III. Một số thành tích nổi bật (Từ 1997-2014)
1. Chỉ đạo hoạt động dạy- học
 Ngay từ đầu năm học khoa đã chỉ đạo các tổ chuyên môn phân công giảng dạy cho các thành viên dựa trên cơ sở chuyên ngành được đào tạo được nhà trường phê duyệt Quán triệt toàn thể giảng viên trong khoa nghiêm túc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của trường và ngành đề ra. Xây dựng chương trình chi tiết học phần phù hợp với chuyên ngành đào tạo và đặc trưng bộ môn.  Khi nhận hướng dẫn mới xây dựng chương trình chi tiết, Khoa đã chỉ đạo các tổ chuyên môn trong khoa xây dựng lại Chương trình chi tiết, chỉnh sửa bổ sung theo góp ý của thành viên Hội đồng nghiệm thu Chương trình chi tiết của nhà trường.
. Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học
   - Các đ/c được tập huấn các dự án Việt Bỉ, THCS, Phương pháp Bàn tay nặn bộtlà nòng cốt trong các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của tổ, của khoa. Thường xuyên bồi dưỡng cho sinh viên khả năng tự học, tự nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực: thuyết trình nêu vấn đề;  phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp hợp dựng hệ thống câu hỏi Bloom phát huy tính tích cực của người học.
Quan tâm, chỉ đạo các đ/c giảng viên ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí. Xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho công tác chuyên môn của khoa như: Quản lí chất lượng dạy- học, theo dõi thi, quản lí tài liệu photo, sổ theo dõi công văn đi- đến

2.Chỉ đạo các hoạt động NCKH
Các sản phẩm NCKH khác đều xoay quanh hoạt động giảng dạy bộ môn .. Sáng kiến về tổ chức các hoạt động trong lớp như một số giải pháp nâng caochất lượng dạy học. Trong quá trình giảng dạy, dự giờ có thể khẳng định các sản phẩm khoa học của khoa đã được giáo viên ứng dụng vào thực tế giảng dạy của mình . Ngoài ra giáo viên còn thường xuyên tổ chức các hoạt động xemina, thảo luận nhóm và các kĩ thuật dạy học tích cực khá hiệu quả trong lớp để giờ học trở nên sinh động tích cực với sự tham gia nhiệt tình, sáng tạo chủ động của sinh viên.
Các đề tài, SKCTKT tập trung vào các mảng chính:
-         Thiết kế kế hoạch bài học theo hướng tích cực
-         Thiết kế bài giảng điện tử; sử dụng các phần mềm Violet, Powerpoint, Nettop School…
-         ứng dụng các dự án vào dạy học: dạy học hợp đồng
-          Hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học; bồi dưỡng giải bài tập di truyền, hóa học, lí học
Đặc biệt nhiều đề tài, SKCTKT có tính ứng dụng  như của các tác giả Nguyễn Như Tuân, Nguyễn Sĩ Trọng: tạo sự hứng thú học tập môn vật lí bằng trò chơi đơn giản: Trọng tâm-Cân bằng; đề tài nhóm tác giả Vật lí về Biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa vật lí THCS đã được Hội đồng cấp trường nghiệm thu đánh giá loại tốt năm học 2011-2012; được bảo vệ đề cương đề tài cấp Tỉnh từ tháng 10/ năm 2013;SKCTKT của tác giả Bùi như Vịnh : vận dụng những kiến thức của phương pháp dạy học Vật lí vào xây dựng tài liệu phương pháp dạy học môn Tin học ở phổ thông; đề tài: của tác giả  Nguyễn Thị Nguyệt năm học 2010-2011; tác giả Vũ Thị Hoàn năm học 2011-2012 đã được công nhận là đề tài có tính ứng dụng, là một trong những cơ sở để công nhận Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh; SKCTKT của tác giả Trương Kim Tú: Sử dụng phần mềm trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá học sinh trên phòng máy.
Các sản phẩm NCKH còn được áp dụng vào giảng dạy các học phần theo hướng tích cực hóa các hoạt động của người học.
 Một số SKCTKT có tính ứng dụng như tác giả Nguyễn Như Tuân
- Đặc biệt công tác hướng dẫn sinh viên NCKH đã đạt được những thành tích nổi bật- Từ năm học 2000-2001 đến nay các giảng viên trong khoa đã hướng dẫn được trên một trăm tiểu luận học phần và 28 đề tài
tài của sinh viên đã tập trung vào các vấn đề sau:
- Nghiên cứu các ứng dụng các học phần đã và đang học vào thực tế cuộc sống, bảo vệ môi trờng.
- Nghiên cứu ứng dụng những kiến thức cơ bản của học phần đang học vào thực tế dạy học phổ thông sau này
-  Thiết kế bài học theo hướng tích cực dạy c¸c lo¹i bµi lÝ thuyÕt, thùc hµnh ở phổ thông
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Vận dụng giải các bài tập di truyền, hoá học, toán học.
- Båi d­ưìng ph­ư¬ng ph¸p gi¶i c¸c bµi tËp di truyền, hoá học, toán học.
* Một số kết quả cụ thể: Số lượng tiểu luận từ năm 2001 đến nay Là 120 tiểu luận ( trong đó từ năm 2001 đến năm 2007: 26; từ năm 2008-2012 : 55); từ năm 2009- 2014: 40 tiểu luận. Kì I năm học 2010-2011 khoa Tự Nhiên đã tổ chức buổi ngoại khoá về công tác NCKH của sinh viên; tập hợp một số bài viết của giảng viên; sinh viên thành tập tài liệu về công tác NCKH của sinh viên khoa Tự Nhiên.

3. Chỉ đạo các hoạt động ngoại khóa
     Từ khi thành lập đến nay khoa đã chỉ đạo các tổ chuyên môn  tổ chức các hoạt động ngoại khóa: “Thực tế thiên nhiên của tổ Sinh Hóa và báo cáo kết quả đạt được”; “Thi giải nhanh các bài tập Hóa học”. Các buổi ngoại khóa của tổ Lí tin đã có sự gắn liền lí thuyết với thực tế bằng các thí nghiệm Vật Lí, tổ chức các hoạt động ngoại khóa gắn kết với thực tiễn phổ thông: ‘’Dạ hội vật lí’’; “ Nhà Vật lí tương lai’’. Ngoại khóa tổ Toán với chủ đề: ‘’ Báo cáo chương trình giảm tải Toán THCS’’. Qua các buổi ngoại khóa, sinh viên đã được vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn; thâm nhập thực tế phổ thông, có sân chơi hữu ích; rèn các kĩ năng trình bày, kĩ năng khai thác, trình chiếu thông tin và biểu diễn các thí nghiệm; đồng thời kích thích sự ham hiểu biết; phát huy năng khiếu sở trường của sinh viên.


Ngoại khóa “Nhà Vật lý tương lai” tổ chức tại trường THCS Hoàng Văn Thụ


Tổng kết và trao giải Olympic toán toàn quốc lần thứ XX tại Phú Yên

       Đặc biệt các buổi ngoại khóa khoa về ‘’Báo cáo công tác NCKH của sinh viên”; “Báo cáo công tác thực tập, thực tế”; “Trao đổi kinh nghiệm học tập’’, “Ứng dụng CNTT trong dạy học’’...Qua buổi ngoại khóa đã đánh giá công tác NCKH, việc tự học; công tác thực tập thực tế của sinh viên, sử dụng trang thiết bị hiện đại trong dạy học của giảng viên trong khoa.

4. Công tác thực tập, thực tế, rèn luyện nghiệp vụ
Khoa đã tổ chức các đ/c giảng viên thăm và giúp đỡ các đoàn thực tập sư phạm Xây dựng kế hoạch thực tế phổ thông theo học kì và năm học. Chủ động liên hệ với các trường phổ thông về kế hoạch cho giảng viên thâm nhập thực tế.Công tác rèn luyện nghiệp vụ được đẩy mạnh. Đầu năm học đã xây dựng kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ theo đặc trưng khối lớp, chuyên ngành đào tạo: Khối năm thứ nhất viết bảng, rèn khả năng nói trình bày trước lớp; khối năm thứ hai, năm thứ 3 tập giảng; các chuyên ngành Toán, Lí, Hóa rèn kĩ năng làm bài tập; kĩ năng thực hành thí nghiệm với các bộ môn Lí, Hóa, Sinh; làm đồ dùng trực quan đối với các bộ môn Sinh. Kết quả: Kết quả thực tập nghề nghiệp  hàng năm  đạt 95% khá giỏi trong đó có 40% đạt xuất sắc. Khoa đã đi sâu chỉ đạo công tác thực hành, thực tế. Các đợt thực tế thiên nhiên của tổ Sinh Hóa theo chương trình đào tạo hoặc thực tế Tin học của tổ Lí Tin tại Đại học Thái Nguyên đã đem lại những hiệu quả thiết thực, tạo sự gắn kết giữa lí thuyết với thực tiễn.


Thực tế Tin học tại trường Đại học Thái Nguyên năm học 2010 - 2011

 
Sinh viên lớp Sinh – Hóa đang thu thập mẫu vật tại rừng ngập mặn
 
Thành tích cụ thể của đơn vị:
          Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển với sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể; Khoa Tự Nhiên đã đạt được những thành tích đáng kể: năm học 1997 - 1998 đến năm học 2002 - 2003, Khoa Tự Nhiên liên tục đạt danh hiệu là tập thể lao động giỏi; từ năm học 2003 - 2004 đến năm học 2008 - 2009, Khoa liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, trong đó năm học 2005 - 2006 đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; được giấy khen của Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2000 - 2005; các tổ trong khoa từ năm học 1997 - 1998 đến năm học 2008 -  2009 liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động giỏi, lao động tiên tiến. Năm học 2011 - 2012, tập thể khoa Tự Nhiên đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh công nhận là tập thể lao động xuất sắc. Trong kì thi Olympic Toán học tổ chức tại Phú Yên; khoa đã có 2 sinh viên đạt 3 giải: 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích. Đề tài cấp trường của tổ Lí - Tin, do giảng viên Nguyễn Sĩ Trọng làm chủ nhiệm đề tài: Biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lí THCS... đã được Hội đồng Khoa học cấp trường nghiệm thu đánh giá loại tốt.
Đội ngũ giảng viên của khoa nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Các đ/c được huy chương hoặc kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục: Hoàng Văn Việt, Vũ Thị Hoàn, Nông Kim Thuỷ, Nguyễn Thị Nguyệt, Phạm Thế Nhân, Đào Lê Hằng, Bùi Như Vịnh, Hoàng Ngọc Tuyến, Vũ Thuý Nga, Mai Văn Bình, Trần Thị Bình, Nguyễn Văn Lập, Trần Ngọc Công, Nguyễn Như Tuân. Năm 2010 đồng chí Hoàng Văn Việt đã được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Đặc biệt đ/c Nguyễn Đức Thanh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Nhiều đồng chí giảng viên liên tục đạt các danh hiệu giảng viên giỏi, CSTĐ cơ sở, cấp Tỉnh: Nguyễn Đức Thanh, Lư Kim Ngọc, Nông Thị Kim Thủy, Bùi Ngọc Hà, Nguyễn Thị Nguyệt, Vũ Thị Hoàn, Đào Lê Hằng, Bùi Như Vịnh. Các đồng chí tham gia các dự án Việt Bỉ, dự án THCS đã được tặng bằng khen: Nông Thị Kim Thủy, Nguyễn Thị Nguyệt, Vũ Thị Hoàn. Năm học 2011-2012 đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt tiếp tục đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Tỉnh; Năm học 2012-2013 đồng chí Vũ Thị Hoàn tiếp tục đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Tỉnh.
Năm học 2012-2013; 2013-2014: khoa vẫn tiếp tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. Đặc biệt đề tài cấp Tỉnh của các giảng viên Vật Lí( Đồng chí Nguyễn Sĩ Trọng- Ninh Quốc Huy- Hoàng văn Vĩnh..) đã và đang thực hiện, có những ứng dụng thực tiễn ứng dụng trong dạy học và ngoại khóa vật lí ở các trường THCS trong Tỉnh
 
IV. Cơ cấu nhân sự:
 
1. Lãnh đạo đơn vị:
 
1.1. Đ/c Vũ Thị Hoàn
Chức vụ: Trưởng khoa
Số điện thoại: 0915456963
Email: vuthihoan1962@gmail.com
 
1.2. Đ/c Đào Thị Lê Hằng
Chức vụ: Phó trưởng khoa
Số điện thoại: 0982021124
Email: daothilehang@yahoo.com
 
2. Cán bộ giảng viên
 
2.1. Đ/c Bùi Như Vịnh
Chức vụ: TTCM
Số điện thoại: 0919689929
Email:
 
2.2. Đ/c Ninh Quốc Huy
Chức vụ: TTCM
Số điện thoại: 0988682288
Email:
 
2.3. Đ/c Nguyễn Thị Nguyệt
Chức vụ: TTCM
Số điện thoại: 0919500698
Email:
 
2.4. Đ/c Trần Tuấn Anh
Chức vụ: TPCM
Số điện thoại:
Email: 0915218856
 
2.5. Đ/c Hoàng Văn Vĩnh
Chức vụ: Trợ lý khoa
Số điện thoại: 0916239488
Email: hoangvinhthpt@gmail.com
 
2.6. Đ/c Đặng Thị Thủy
Chức vụ: Trợ lý khoa
Số điện thoại: 0978009767
Email: thuydang.dtls@gmail.com
 
2.7. Đ/c Nguyễn Văn Lập
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0903414182
Email:
 
2.8. Đ/c Trần Ngọc Công
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0988750925
Email:
 
2.9. Đ/c Lâm Thùy Mai
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 01685285833
Email: lamthuymai1989@gmail.com
 
2.10. Đ/c Nguyễn Thanh Huyền
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 01254551455
Email: huyentn.c10@gmail.com
 
2.11. Đ/c Nông Ngọc Hồi
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0983213383
Email:
 
2.12. Đ/c Đàm Xuân Toán
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0912386898
Email:
 
2.13. Đ/c Dương Trung Thành
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0974254272
Email: duongtrungthanh2010@gmail.com
 
2.14. Đ/c Vũ Thị Ánh Tuyết
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0982687368
Email:
 
2.15. Đ/c Phạm Thế Nhân
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0912191757
Email:
 
2.16. Đ/c Dương Công Tuệ
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 01674699559
Email: tuedcn01@gmail.com
 
2.17. Đ/c Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 01689752730
Email: nguyenthihangcl@gmail.com
 
2.18. Đ/c Nhữ Thị Thu Hằng
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0986545935
Email:
 
2.19. Đ/c Trương Kim Tú
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0986995256
Email:
 
2.20. Đ/c Nguyễn Như Tuân
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0983919488
Email: nguyennhutuan56@gmail.com
 
2.21. Đ/c Trương Quỳnh Liễu
Chức vụ: Giảng viên
Số điện thoại: 0983465888
Email:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-01-2025_5b138ab03abf4514f17e861b02b8b348.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)