Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức thành công Hội thảo Khoa học Quốc gia “Giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên các trường cao đẳng miền núi phía Bắc Việt Nam”

Thứ tư - 28/10/2015 04:58
Được sự đồng ý, phối hợp của Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020; Sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại Vụ, ngày 23/10/2015, trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức thành công Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề Giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên các trường cao đẳng miền núi phía Bắc Việt Nam”.
Tham dự Hội thảo Khoa học có gần 200 đại biểu là các học giả, các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, nhà giáo giảng dạy ngoại ngữ của ba miền Bắc - Trung - Nam, đại diện cho 10 trường Đại học và 18 Cao đẳng trong và ngoài nước cùng các em sinh viên.
Về phía Bộ Giáo dục & Đào tạo: TS. Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phó trưởng Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 và  các chuyên gia chiến lược Ban Quản lý Đề án. Về phía tỉnh Lạng Sơn: ThS. Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo cùng Lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở; Lãnh đạo các Phòng Giáo dục & Đào tạo của 5 huyện và thành phố; Lãnh đạo của các trường Cao đẳng; Đại diện của 8 trường THCS trên địa bàn thành phố; Đại diện sở Ngoại vụ; Đại diện sở Khoa học và công nghệ.
Về phía nước ngoài: Lãnh đạo trường Ngoại ngữ Đông Nam Á, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc.
Về phía trường CĐSP Lạng Sơn: ThS. Ninh Văn Hưng - Hiệu trường Nhà trường, Ban Giám hiệu; Lãnh đạo các phòng, ban, khoa, tổ trực thuộc; Giám đốc trung tâm Tin học - Ngoại ngữ; Cán bộ, giảng viên và sinh viên chuyên ngữ.
Hội thảo là kết quả của một quá trình chuẩn bị và hợp tác giữa trường CĐSP Lạng Sơn, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với các trường đại học, cao đẳng, học viện đặc biệt là Học viện Sư phạm Quảng Tây; trường Ngoại ngữ Đông Nam Á Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc và một số nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực dạy học ngoại ngữ. Hội thảo xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các trường cao đẳng miền núi, những vùng có điều kiện khó khăn trong dạy học ngoại ngữ. Mục tiêu của Hội thảo là: - Chia sẻ kinh nghiệm của các trường cao đẳng, đại học trong việc thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục tiêu Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020; mô hình nổi bật về tổ chức dạy và học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh và tiếng Trung Quốc; - Trao đổi, bàn luận và xây dựng các giải pháp trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên các trường cao đẳng miền núi phía Bắc Việt Nam trước yêu cầu đổi mới hiện nay. Vì vậy, việc nâng cao NLNN cho SV miền núi có tác dụng kép, vừa nâng cao NLNN cho SV trong thời điểm hiện tại, vừa đầu tư cho tương lai ở khu vực còn nhiều khó khăn này.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 43 bài viết của các  trường đại học, cao đẳng, học viện trong và ngoài nước. Tác giả có bài viết tham luận là các học giả, nhà khoa học, nhà quản lí, nhà giáo giảng dạy tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung. Điều này cho thấy, vấn đề mà Hội thảo đặt ra là thiết thực, có tính thời sự, nhận được nhiều sự quan tâm từ những người làm công tác giảng dạy bộ môn ngoại ngữ nói chung và ưu tiên cho hoạt động dạy học ngoại ngữ ở những vùng khó khăn như các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng. Đây là điểm quan trọng làm nên sự thành công của Hội thảo. Các bài viết đã được đăng toàn văn trong Kỷ yếu và được lựa chọn trình bày tại Hội thảo.
Hội thảo tập trung vào một số nội dung chính sau: - Đổi mới phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật, hình thức tổ chức dạy học; rèn phương pháp tự học; ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng học liệu; đổi mới thi, kiểm tra - đánh giá…- Xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngữ theo chuẩn đầu ra. Triển khai chương trình ngoại ngữ tăng cường cho sinh viên khối chuyên để đạt chuẩn đầu ra theo quy định; - Bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên theo khung năng lực ngoại ngữ do Bộ GD&ĐT ban hành; - Đổi mới công tác quản lý dạy học ngoại ngữ; - Hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ.
Phát biểu chúc mừng Hội thảo, ThS. Ninh Văn Hưng - Hiệu trưởng trường CĐSP Lạng Sơn, trưởng Ban Tổ chức nhấn mạnh: Trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế, chúng tôi nhận thức rằng, các trường cao đẳng để thực sự trở thành trung tâm hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các địa phương thì không ngừng phải học tập và nghiên cứu tiếp thu nguồn tri thức hiện đại. Muốn đạt được điều đó cần nỗ lực nâng cao trình độ ngoại ngữ. Do đó, việc thực hiện tốt Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 là mục tiêu, là sứ mạng, là nhiệm vụ mà tất cả các trường ưu tiên thực hiện.
 

ThS. Ninh Văn Hưng - Hiệu trưởng CĐSP Lạng Sơn
Trưởng Ban Tổ chức phát biểu chúc mừng Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phó trưởng Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 đã chỉ rõ: Các trường Cao đẳng Sư phạm miền núi có những đặc thù riêng về đặc điểm của người học, người dạy và của môi trường văn hóa - xã hội địa phương…. Với những thực tế đó, tôi mong muốn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo tham gia Hội thảo tập trung đề xuất những giải pháp đồng bộ về cả lý luận lẫn kinh nghiệm thực tế để góp phần tạo ra sự thay đổi sâu sắc về phương pháp dạy và học ngoại ngữ trong các trường Cao đẳng Sư phạm miền núi phía Bắc. Tôi cũng đề nghị các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo ngoại ngữ đang công tác tại các trường Cao đẳng Sư phạm miền núi phía Bắc tập trung nghiên cứu một cách nghiêm túc những đề xuất, những gợi ý, những kinh nghiệm hay được nêu trong các tham luận của Hội thảo và vận dụng vào thực tế của trường mình nhằm tạo ra sự thay đổi có  ý nghĩa đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
 

TS. Vũ Thị Tú Anh - Phó trưởng Ban Quản lý Đề án NNQG  2020
phát biểu Khai mạc Hội thảo
 
Tại phiên toàn thể, các đại biểu đã được nghe tham luận Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngữ các trường cao đẳng miền núi phía Bắc do ThS. Trần Anh Quyền - Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ, trường CĐSP Lạng Sơn thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày và tham luận Đi tìm giải pháp khả thi cho việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong điều kiện khó khăn do PGS.TS. Lê Văn Canh - trường ĐHNN, ĐHQG Hà Nội - Chuyên gia Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ 2020 trình bày. Các tham luận đều tập trung phân tích thực trạng dạy học ngoại ngữ nói chung và các trường Cao đẳng miền núi nói riêng, chỉ ra những khó khăn và nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng này đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên các trường Cao đẳng miền núi phía Bắc Việt Nam.
 

Đại biểu tham dự Hội thảo
 
Sau phiên toàn thể, Hội thảo chia làm hai Tiểu ban tiếp tục nghe các tham luận và thảo luận về hai chủ đề: “Chương trình, phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học và kiểm tra - đánh giá” và “Cơ chế chính sách, các điều kiện phục vụ cho công tác đào tạo và xây dựng cộng đồng học ngoại ngữ”. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu trong nghiên cứu cũng như trải nghiệm giảng dạy của các học giả, nhà khoa học, nhà quản lí giáo dục, nhà giáo trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ nói chung và các trường cao đẳng miền núi nói riêng. Đặc biệt phân tích những khó khăn trong giảng dạy ngoại ngữ của các tỉnh miền núi phía Bắc là do một phần người học ít có cơ hội thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ cũng như chưa có động cơ học tập bên trong. Nguyên nhân cơ bản là từ cách dạy - học và kiểm tra đánh giá ngoại ngữ hiện nay vẫn nặng về mô tả lý thuyết ngôn ngữ, ít chú trọng tới tập quán tiếp thu ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp, hạn chế điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đầu vào của sinh viên thấp, năng lực và trình độ của giảng viên còn khiêm tốn.
 

Tiểu ban 1- PGS.TS. Lê Văn Canh, TS. Bùi Thị Kim Tuyến,
TS. Phùng Quý Sơn chủ trì
 

Tiểu ban 2 - TS. Hà Văn Sinh, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy,
ThS. Nguyễn Thế Dương chủ trì
 
Hội thảo kết thúc bằng phiên tổng kết, đánh giá các vấn đề đặt ra ở hai Tiểu ban. Trên cơ sở các báo cáo khoa học được trình bày, các ý kiến tranh luận và thảo luận, Hội thảo đưa ra một số giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ nói chung và nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng như sau:
         1. Chương trình đào tạo cần được thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực, đặc biệt là năng lực sử dụng giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh cụ thể. Yếu tố văn hóa trong ngôn ngữ cần được quan tâm đúng mức, phải gắn liền ngoại ngữ với văn hóa, giúp người học có thể so sánh văn hóa của mình với văn hóa của đất nước mà họ đang học tiếng.  
         2. Trong dạy học ngoại ngữ không nên phân biệt lý thuyết và thực hành, quan trọng là tạo cơ hội cho người học sản sinh ra ngôn ngữ.
         3. Người dạy cần xây dựng động cơ, đổi mới phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học và kiểm tra - đánh giá phù hợp với người học đặc biệt là sinh viên miền núi. Sử dụng đa dạng hóa các hình thức đánh giá, kết hợp đánh giá cho điểm và đánh giá nhận xét. Quan tâm đến đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của người học.
         4. Cần phát huy tối ưu các điều kiện cơ sở vật chất, học liệu để học tập và giảng dạy ngoại ngữ, tăng cường học ngoại ngữ cộng đồng.
        5. Có cơ chế chính sách phù hợp  thúc đẩy dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên miền núi  cũng như  đào tạo và bồi dưỡng giảng viên.
 

PGS.TS. Lê Văn Canh – Ban Quản lý Đề án NNQG tổng kết Hội thảo

Hội thảo Khoa học Quốc gia Giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên các trường cao đẳng miền núi phía Bắc Việt Nam” đã thành công tốt đẹp. Hội thảo đã tạo ra diễn đàn cho các học giả, các nhà khoa học, nhà giáo giảng dạy ngoại ngữ trong và ngoài nước có chung trách nhiệm gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm có được trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Hội thảo lần này sẽ tiếp tục lộ trình lâu dài để chúng ta có nhiều cơ hội, nhiều diễn đàn với quy mô lớn hơn nữa để “vùng trũng” về dạy học ngoại ngữ như các tỉnh miền núi phía Bắc được nâng cao bằng với các trường miền xuôi. Tuy nhiên, việc dạy học ngoại ngữ ở các trường Cao đẳng miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn, phải trải qua một chặng đường dài, cần có sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020; sự chung tay góp sức của các nhà trường, của các tổ chức và cá nhân đặc biệt là các chuyên gia về giảng dạy ngoại ngữ.

Một số hình ảnh khác của Hội thảo

Lãnh đạo BQL Đề án NNQG 2020 và các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm cùng
Giám đốc Sở GD&ĐT và  Ban Tổ chức Hội thảo
 

 PGS.TS. Lê Văn Canh – Ban Quản lý Đề án NNQG 2020
chụp ảnh lưu niệm cùng  Ban Tổ chức Hội thảo


Lãnh đạo Trường Ngoại ngữ Đông Nam Á, Bằng Tường, Trung Quốc
tặng quà lưu niệm trường CĐSP Lạng Sơn
 
 

    PGS.TS. Đinh Hồng Vân – ĐHNN - Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày tham luận
 

ThS. Nguyễn Thị Vân Anh – Đại học Tây Bắc trình bày tham luận
 

CN. Lê Thanh Huyền – CĐSP Điện Biên trình bày tham luận
 

PGS.TS. Trần Xuân Thảo – Chuyên gia chiến lược của Đề án NNQG 2020 thảo luận
 

TS. Hà Văn Sinh-  BQL Đề án NNQG 2020 trình bày kết quả của Tiểu ban 2
 

ThS. Nguyễn Thị Hoàn thực hiện công tác tổ chức Hội Thảo
 

Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thảo

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Phương Loan

Nguồn tin: Phòng QLKH - CTĐN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/13-11-2024_49f7d05acf6b2f4bac5f3b8369eb95bc.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)