Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Thứ năm - 24/12/2015 04:48
         Chi bộ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là nơi trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng đến với quần chúng, nhằm tuyên truyền, vận động, tập hợp, giáo dục, thuyết phục quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại, nếu chi bộ kém thì công việc không trôi chảy”. Bởi vậy, “đối với Đảng ta, việc xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là một công việc vô cùng quan trọng”.
         Một trong các giải pháp cơ bản để xây dựng chi bộ tốt, chi bộ vững mạnh là giữ vững chế độ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Sinh hoạt chi bộ là một chế độ đã được quy định trong Điều lệ Đảng. Sinh hoạt chi bộ được duy trì đều đặn, thường xuyên, có chất lượng sẽ làm cho đường lối, chính sách của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên được quán triệt, thực hiện nghiêm túc, trí tuệ và trách nhiệm của đảng viên được nâng cao, kỷ luật của Đảng được tăng cường, quan hệ giữa Đảng với quần chúng được củng cố, phát triển; nội bộ chi bộ đoàn kết, thống nhất cao. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn hiện tượng sinh hoạt chi bộ mang tính hình thức, nội dung sinh hoạt chậm được đổi mới, nặng về triển khai nhiệm vụ chuyên môn, chưa phát huy được tính dân chủ, chưa thực sự thu hút được đảng viên tích cực tham gia vào các nội dung sinh hoạt,…
Đứng trước thực tế đó đòi hỏi mỗi chi bộ, đặc biệt là ban chi ủy chi bộ cần có các giải pháp cụ thể, thiết thực để góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
         Trước hết, tập thể ban chi ủy, bí thư chi bộ phải không ngừng rèn luyện, nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ nào, phong trào ấy”. Ban chi ủy có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt sẽ là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cũng như trong lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở.
Với nhận thức, năng lực, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm, ban chi ủy phải chú trọng, đầu tư xây dựng, chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ một cách chu đáo, nghiêm túc. Trong hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về Hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ và hướng dẫn số 44-HD/ĐUK ngày 27/10/2014 của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Lạng Sơn về Hướng dẫn nội dung, phương pháp tổ chức sinh hoạt chi bộ đã chỉ rõ nội dung sinh hoạt theo từng loại hình, công việc, các bước tiến hành sinh hoạt chi bộ. Việc chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt chi bộ là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chi ủy phải bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế của chi bộ để xây dựng nội dung sinh hoạt. Bên cạnh sinh hoạt định kỳ, cần nghiên cứu tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề. Để sinh hoạt chuyên đề được phong phú, sát thực tế, phát huy sự sáng tạo của đảng viên, chi bộ định hướng để đảng viên nghiên cứu, đề xuất chủ đề, nội dung, hình thức sinh hoạt. Trên cơ sở duyệt chủ đề, phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban chi ủy, đảng viên của chi bộ xây dựng nội dung và các điều kiện cần thiết để tổ chức sinh hoạt. Qua đó vừa góp phần giúp cho nội dung sinh hoạt được phong phú, vừa lựa chọn được chủ đề thiết thực, vừa phát huy được năng lực sở trường, sự sáng tạo, gắn bó của đảng viên đối với hoạt động của chi bộ nói chung và sinh hoạt chi bộ nói riêng.
        Để tổ chức sinh hoạt hiệu quả, ngoài việc xây dựng nội dung chu đáo, phân công chuẩn bị cụ thể, cần lưu ý một số điểm sau: thứ nhất, đảm bảo số lượng đảng viên tham gia sinh hoạt, đặc biệt là ở các chi bộ ghép, chi bộ có đông đảng viên, chi bộ nên thống nhất cụ thể lịch sinh hoạt định kỳ hàng tháng để đảng viên chủ động bố trí, sắp xếp công việc phù hợp; Thứ hai, phải phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, điều này đòi hỏi bí thư chi bộ phải rất linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành. Nội dung sinh hoạt, định hướng trao đổi cần sát với thực tế, sát với nhiệm vụ của chi bộ, đảng viên và được thông tin trước để đảng viên có thời gian nghiên cứu, chuyển bị. Khuyến khích đảng viên tự giác và trách nhiệm tham gia thảo luận, gắn tiêu chí tham gia phát biểu, thảo luận với đánh giá tinh thần tự phê bình và phê bình trong đảng viên,…; Thứ ba, về hình thức tổ chức sinh hoạt chi bộ cần đa dạng, đổi mới, kết hợp các hình thức tổ chức thực hiện. Ví dụ như sinh hoạt chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngoài bài viết về chuyên đề có thể lựa chọn những thước phim tư liệu, những câu chuyện về tấm gương đạo đức, những vần thơ, câu hát ca ngợi về của để trình chiếu, minh họa; sinh hoạt chuyên đề về thực hiện văn hóa công sở trong trường học cần gắn với thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, có thể lựa chọn những tình huống, những tiểu phẩm để dễ tiếp thu, khắc sâu nội dung cần phổ biến, giáo dục; sinh hoạt chuyên đề về giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc có thể lựa chọn hình thức về nguồn, đi thực tế cơ sở,…Trong sinh hoạt chi bộ, nhất là sinh hoạt chuyên đề có thể lựa chọn và kết hợp các hình thức một cách phù hợp như: tuyên truyền miệng, sân khấu hóa, ứng dụng công nghệ thông tin,…Đa dạng hóa và đổi mới hình thức sinh hoạt sẽ góp phần giúp cho buổi sinh hoạt trở nên sinh động, cuốn hút hơn.
         Có thể khẳng định rằng, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ luôn là vấn đề cấp bách, đòi hỏi mỗi cấp ủy đảng phải không ngừng nâng cao nhận thức, tích cực rèn luyện, tăng cường đầu tư, nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo. Các cấp ủy Đảng cũng cần quan tâm chỉ đạo, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong sinh hoạt chi bộ, để nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, góp phần xây dựng chi bộ tốt, chi bộ vững mạnh, để chi bộ thực sự “là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng” như niềm tin tưởng, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hoàn

Nguồn tin: Phòng TC-CTHSSV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/03-05-2024_6abc183c0c53871961d4361eb2d4b27f.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)