Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường là một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học, được giảng dạy chính khóa hoặc lồng ghép trong các môn học có liên quan đến chính trị, đạo đức, lịch sử và xã hội. Một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đó là hoạt động của Tủ sách pháp luật.
Trong những năm qua, lãnh đạo trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn luôn quan tâm chỉ đạo Ban phổ biến, giáo dục pháp luật nghiên cứu, bổ sung vào Tủ sách pháp luật các đầu sách, các văn bản pháp luật mới có liên quan đến các lĩnh vực trong nhà trường, để phục vụ việc học tập và tìm hiểu pháp luật của cán bộ giảng viên (CBGV) và học sinh, sinh viên (HSSV).
Một trong những đầu sách mới được bổ sung vào Tủ sách pháp luật nhà trường
Năm học 2016 - 2017
Tủ sách pháp luật của nhà trường được đặt tại Thư viện, với trên 900 cuốn, trong đó có nhiều loại văn bản, tài liệu như: các Luật hiện hành, giải thích pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, tài liệu pháp lý, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, sách pháp luật phổ thông... Sau nhiều năm xây dựng, thực hiện, quản lý và khai thác, Tủ sách pháp luật đã phát huy tác dụng tốt trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho CBGV, NV và HSSV nhà trường.
Tủ sách pháp luật đặt tại Thư viện trường CĐSP Lạng Sơn
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng, khai thác và quản lý Tủ sách pháp luật vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn như: công tác tuyên truyền về tủ sách pháp luật trong nhà trường còn chưa kịp thời, chưa thường xuyên; một số CBGV, HSSV chưa chủ động tìm hiểu các văn bản pháp luật, chưa tận dụng hết lợi ích của tủ sách pháp luật trong nhà trường; mặt khác, trong thời đại mạng thông tin điện tử toàn cầu (Internet) ngày càng phát triển thì CBGV, HSSV nhà trường đã tự kết nối internet để phục vụ nhu cầu tìm hiểu cũng như giải trí. Do đó để tìm kiếm một thông tin pháp luật nào đó trên mạng internet, đối với CBGV, HSSV hiện nay khá dễ dàng và thuận tiện. Bởi khi tìm hiểu các thông về pháp luật trên mạng internet, người dùng không những được cung cấp thông tin về nội dung văn bản quy phạm pháp luật mà còn có thể tham khảo những thông tin mang tính chất bình luận, tư vấn, hướng dẫn...
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Tủ sách pháp luật, theo chúng tôi cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp trong việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Tủ sách pháp luật dưới nhiều hình thức như: giới thiệu trong các Hội nghị, giao ban các đơn vị, sinh hoạt chuyên môn, tập trung HSSV các đơn vị, phát thanh trong KTX,…
Ba là, tiếp tục hỗ trợ kinh phí để tăng số lượng đầu sách cho tủ sách, trang bị đầy đủ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, gồm Hiến pháp, Bộ luật, các Luật, Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành; các sách bình luận, nghiên cứu, phân tích Luật; sách hỏi – đáp, xử lý tình huống; mẫu văn bản, giấy tờ… có liên quan đến các lĩnh vực trong nhà trường; đầu tư các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động Tủ sách pháp luật là một kênh thông tin quan trọng, một hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, góp phần từng bước xây dựng ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của CBGV, HSSV. Tủ sách pháp luật được khai thác, sử dụng hiệu quả sẽ trở thành công cụ hữu hiệu nâng cao chất lượng quản lí, điều hành các nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Tác giả bài viết: Đỗ Thị Lê
Nguồn tin: Phòng TC-CTHSSV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp...