Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Thể lệ hội thi Khoa học, kỹ thuật và sáng tạo đồ dùng, thiết bị dạy học dành cho học sinh sinh viên năm học 2019 - 2020

Thứ sáu - 29/11/2019 03:12
            Thực hiện Kế hoạch số 500/KH-CĐSP ngày 24  tháng 10 năm 2019 về việc tổ chức Hội thi Khoa học, kỹ thuật và sáng tạo đồ dùng, thiết bị dạy học dành cho học sinh sinh viên (HSSV) năm học 2019 - 2020, Hội đồng Khoa học và Đào tạo thông báo Thể lệ hội thi như sau:
I. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI DỰ ÁN DỰ THI
1.1. Nội dung thi
            - Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của công trình nghiên cứu khoa học, kĩ thuật hoặc sáng tạo đồ dùng thiết bị, dạy học (ĐDTBDH) ở trường sư phạm cũng như ở trường phổ thông gọi chung là dự án. Các dự án thuộc các lĩnh vực của Hội thi (Phụ lục 01).
            - Các dự án phải được đăng ký và gửi thuyết minh đề cương (Phụ lục 02) về Phòng QLKH&CTĐN theo thời gian quy định.
            - Đối với dự án khoa học, kỹ thuật: Phải đảm bảo tính mới, sáng tạo và có khả năng vận dụng trong thực tiễn. Tính mới có thể ở khía cạnh của vấn đề nghiên cứu nhưng có thể là vấn đề đã được nghiên cứu với phương thức tiếp cận mới. Sản phẩm của dự án khoa học, kỹ thuật là bản báo cáo (không quá 20 trang, chưa kể phần Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo) (Phụ lục 03) và các sản phẩm khác (vật thật, hình ảnh, bài báo, poster, sổ tay.....).
            - Đối với dự án ĐDTBDH: Các sản phẩm dự thi phải đảm bảo tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng. Khuyến khích những sản phẩm ứng dụng trong dạy học liên môn theo hướng đổi mới PPDH hiện nay ở trường phổ thông, mầm non và được làm từ nguyên liệu sẵn có, phế liệu hoặc giá thành thấp nhưng có hiệu quả cao. Dự án sáng tạo ĐDTBDH phải có bản báo cáo (không quá 6 trang A4) (Phụ lục 04) và những sản phẩm cụ thể hoặc các mô hình, bảng vẽ, phần mềm tin học, phim, hình ảnh....
1.2. Hình thức thi
Sản phẩm dự thi là bản báo cáo dự án và những sản phẩm khác được trưng bày tại khu vực trưng bày của Hội thi (dưới hình thức tranh ảnh, hình vẽ, sản phẩm thật), tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày sản phẩm và trả lời phỏng vấn của Ban giám khảo.
1.3. Yêu cầu đối với dự án dự thi
- Đảm bảo tính trung thực; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình.
- Các dự án do tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện kế hoạch.
- Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của Ban tổ chức Hội thi.  
II. HỒ SƠ DỰ THI
2.1. Bản thuyết minh dự án.
2.2. Báo cáo dự án.
2.3. Sản phẩm khác: Vật thật, vật mẫu, thiết bị, hình ảnh, video... (nếu có).
III. BAN GIÁM KHẢO
3.1.  Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên của Ban giám khảo
           
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao; có năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được phân công.
            - Không phải là giảng viên hướng dẫn thí sinh tham gia hội thi.
            - Những người có vợ, chồng, con, anh, chị em ruột tham dự hội thi.
3.2. Nhiệm vụ của Ban giám khảo
            - Tổ chức thảo luận để xây dựng bản hướng dẫn chấm thi gồm: quy trình, cách thức tiến hành, tiêu chí đánh giá và biểu điểm.
            - Chấm  dự án theo hướng dẫn đã được trưởng Ban giám khảo Hội thi phê duyệt.
            - Chịu trách nhiệm về tính chính xác, công bằng của việc chấm điểm các sản phẩm dự thi.
- Đề xuất phương án xử lý đối với các khiếu nại về kết quả hội thi  để Trưởng Ban tổ chức hội thi quyết định.
IV. QUY TRÌNH, THANG ĐIỂM, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI THƯỞNG
4.1. Quy trình chấm thi
            - Ban giám khảo nghiên cứu trước báo cáo kết quả sản phẩm dự thi; kiểm tra tính mới, tính sáng tạo trong sản phẩm; chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến sản phẩm; xem xét các sản phẩm dự thi tại khu vực trưng bày; phỏng vấn tác giả có sản phẩm dự thi và cho điểm theo hướng dẫn.
            - Tác giả của sản phẩm trình bày, trả lời câu hỏi phỏng vấn trước Ban giám khảo. Từng thành viên Ban giám khảo cho điểm các sản phẩm; Điểm của sản phẩm là trung bình cộng các điểm của các thành viên Ban giám khảo (được làm tròn đến  một chữ số thập phân);
            - Lập biên bản chấm thi, xếp thứ tự  điểm từ cao xuống thấp kèm theo dự kiến kết quả xếp giải.
4.2. Thang điểm và giải thưởng, tiêu chí đánh giá
4.2.1. Thang điểm và giải thưởng
Dự án được chấm theo thang điểm 100 cho từng lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và ĐDTBDH. Cụ thể:
- Giải Nhất: Từ 90 đến 100 điểm
- Giải Nhì: Từ 80 đến dưới 90 điểm
- Giải Ba: Từ 70 đến dưới 80 điểm
- Giải Tư : Từ 60 đến dưới 70 điểm
4.2.2. Thang điểm và tiêu chí đánh giá dự án khoa học, kỹ thuật (100 điểm)
 
Dự án khoa học Dự án k thuật
1. Câu hỏi nghiên cứu (10 điểm) 1. Vấn đề nghiên cứu (10 điểm)
- Mục tiêu tập trung và rõ ràng.
- Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu.
- Có thể đánh giá được bằng các phương pháp khoa học.
- Mô tả sự đòi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần giải quyết.
- Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất.
- Lý giải về sự cấp thiết.
2. Thiết kế và phương pháp (20  điểm)
- Kế hoạch được thiết kế và các phương pháp thu thập dữ liệu tốt.
- Các tham số, thông số và biến số phù hợp và hoàn chỉnh.
- Sự tìm tòi các phương án khác nhau để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề.
- Xác định giải pháp.
- Phát triển nguyên mẫu/mô hình.
3. Thực hiện: Thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (25 điểm) 3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra (25 điểm)
- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống.
- Tính có thể lặp lại của kết quả.
- Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp.
- Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và các kết luận.
- Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế dự kiến.
- Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều kiện/thử nghiệm.
- Nguyên mẫu chứng minh được kỹ năng công nghệ và sự hoàn chỉnh.
4. Tính sáng tạo (20 điểm)
Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên.
5. Trình bày (25 điểm)
a) Áp phích (Poster) (10 điểm)
- Sự bố trí logic của vật/tài liệu;
- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích;
- Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày.
b) Phỏng vấn (15 điểm)
- Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi;
- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án, về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận.
- Mức độ độc lập trong thực hiện dự án;
- Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội và/hoặc kinh tế;
- Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo;
- Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên.
4.2.3. Thang điểm và tiêu chí đánh giá dự án ĐDTBDH (100 điểm)
(1) Thuyết minh (15 điểm): Một sản phẩm dự thi sẽ thực hiện thuyết trình trước Ban giám khảo (tối đa 07 phút). Nội dung gồm: tên sản phẩm, tác giả, nguyên vật liệu, cách thiết kế, cách sử dụng, hiệu quả sau khi sử dụng (có so sánh). Thí sinh dự thi trả lời câu hỏi do Ban giám khảo đặt ra.
(2) Sư phạm, thẩm mỹ (15 điểm): Đảm bảo phù hợp nội dung của môn học, bài dạy và điều kiện cụ thể của địa phương; giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, mở rộng và khắc sâu kiến thức, kích thích hứng thú học tập; hình thức đẹp, hài hòa, tác động mạnh đến nhận thức của học sinh.
(3) Kinh tế (10 điểm): Hiệu quả về kinh tế, có thể phổ biến nhân rộng.
(4) Tính mới và sáng tạo (30 điểm): Sản phẩm dự thi không trùng lặp với giải pháp đã được công bố; thể hiện tính sáng tạo về nội dung, loại hình, cấu tạo và phương pháp sử dụng.
(5) Phạm vi sử dụng (15 điểm): Mức độ ứng dụng của sản phẩm trong dạy học hoặc trong thực tiễn. 
(6) Khoa học kỹ thuật (15 điểm): Đảm bảo nguyên lý cấu tạo, đơn giản khi lắp ráp, vận hành; bền chắc và an toàn khi sử dụng.
Trên đây Thông báo về thể lệ Hội thi Khoa học, kỹ thuật và sáng tạo đồ dùng, thiết bị dạy học dành cho học sinh sinh viên năm học 2019 - 2020. Rất mong các đơn vị triển khai đến GVHS và HSSV tham gia đảm bảo đúng quy trình, đúng tiến độ và thể lệ hội thi. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, liên hệ với Phòng QLKH&CTĐ để kịp thời giải quyết./.
 
Nơi nhận:
- HT, PHT (b/c);
- Các đơn vị (t/h);
- Đoàn TN (t/h)
- Lưu: VT, QLKH.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 
 
(Đã ký)
 
TS. Phùng Quý Sơn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/05-01-2025_94c23125c2a9fa4b8c6104c8af8bd7cc.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)