Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức thành công Hội thảo Khoa học "Phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”

Thứ năm - 06/08/2020 04:36
Thực hiện Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc giao nhiệm vụ tổ chức chỉnh sửa, bổ sung chương trình tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày và Kế hoạch số 211/KH-CĐSP  ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn về việc thực hiện công tác này, sáng ngày 04 tháng 8 năm 2020, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn tổ chức Hội thảo “Phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày dành cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.
 Tham dự Hội thảo Khoa học có đồng chí Vi Minh Tú - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, đồng chí Hoàng Thị Luân - Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo; các nhà nghiên cứu; cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc Tày tại các Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Ban Giám hiệu, đại diện cán bộ quản lý và giảng viên có liên quan đến công tác bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số của Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
Mục tiêu của Hội thảo là đánh giá thực trạng chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; chia sẻ, bàn thảo một số giải pháp phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng để nâng cao năng lực ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu công tác của cán bộ, công chức; đề xuất dự thảo khung chương trình dạy học và cấu trúc bài học để xin ý kiến các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh. Đồng thời bàn thảo về một số vấn đề khác có liên quan nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số nói chung và tiếng dân tộc Tày nói riêng trên địa bàn tỉnh.
 
 
Hội thảo đã nhận được 10 bài viết tập trung vào 03 nhóm chủ đề: Một là, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng; Hai là, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng; Ba là, đề xuất dự thảo chương trình bồi dưỡng và cấu trúc một đơn vị bài học theo quan điểm tích hợp và giao tiếp. Hầu hết các góc nhìn và quan điểm của các tác giả đều hội tụ ở việc đánh giá sự cần thiết và đề xuất các giải pháp phát triển chương trình, tài liệu dạy học sao cho phù hợp với cán bộ, công chức công tác ở các địa bàn của tỉnh Lạng Sơn.
 
  Tại Hội thảo đã trình bày báo cáo đánh giá thực trạng chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày cho cán bộ, công chức công tác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và đề xuất dự thảo về chương trình bồi dưỡng và cấu trúc của bài học theo quan điểm tích hợp và giao tiếp. Hội thảo còn nhận được 07 ý kiến của các cử tọa là Lãnh đạo Ban dân tộc tỉnh, Sở Nội vụ; Lãnh đạo các phòng chuyên môn của các Sở; các nhà nghiên cứu và giáo viên đã và đang tham gia giảng dạy tiếng Tày trên địa bàn tỉnh. Các ý kiến tập trung vào đánh giá những điểm mạnh và hạn chế, bất cập của công tác bồi dưỡng nói chung, chương trình, tài liệu dạy học nói riêng. Đồng thời đề xuất những giải pháp biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy tiếng dân tộc Tày với tư cách là ngôn ngữ thứ hai. Trong đó nhấn mạnh về thời lượng thực hiện chương trình, các chủ đề, các bài học trong từng chủ đề, các thuật ngữ/ từ ngữ phù hợp với truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán và ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn và phù hợp với đối tượng học tập là người lớn. Cách thức tổ chức dạy học cũng được các cử tọa đề cập nhằm giúp cho người học sau khi kết thúc khóa học có thể sử dụng ngôn ngữ Tày trong giao tiếp và thực thi nhiệm vụ tại cơ sở.
         Phát biểu tổng kết Hội thảo, TS. Phùng Quý Sơn - Hiệu trưởng, Trưởng Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, đặc biệt là các ý kiến tham góp tại hội thảo; tình cảm và sự tin tưởng của các Sở, Ban, Ngành vào năng lực biên soạn chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày cho tỉnh của Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn trong thời gian qua. Việc tổ chức chỉnh sửa, bổ sung chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh là cần thiết vì hoạt động này đã được thực hiện hơn 10 năm qua, một số ngữ liệu và nội dung trong tài liệu không còn hoàn toàn phù hợp với địa phương và thời điểm hiện tại. Kết quả khảo sát, điều tra thực tiễn và lấy ý kiến chuyên gia trong hội thảo sẽ là một kênh thông tin hữu ích giúp cho công tác tổ chức biên soạn đạt hiệu quả. Sau Hội thảo, Nhà trường sẽ tiếp tục xin ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc Tày cũng như tổ chức điền dã để công việc biên soạn chương trình, tài liệu dạy học được hoàn thiện hơn./.
 
Một số hình ảnh trong hội thảo
1
TS. Phùng Quý Sơn - Hiệu trưởng, Trưởng Ban Tổ chức khai mạc Hội thảo và báo cáo đề dẫn
 

Đồng chí Vi Minh Tú - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn phát biểu ý kiến
 

Đồng chí Hoàng Thị Luân - Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn phát biểu ý kiến
 

Nhà nghiên cứu Lộc Bích Kiệm phát biểu ý kiến
 

Tiết mục “Việt Bắc nhớ Bác Hồ” do giảng viên Hoàng Ngọc Anh Thơ biểu diễn
 

Tiết mục “Lạng Sơn quê noọng” do giảng viên Triệu Lan Hương biểu diễn

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Phương Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/13-11-2024_d5478e3f338bfb00836496abf9ad0467.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)