Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Con rối Joesf K trong Vụ Án “bị rối” và sự phát triển của những “mối rối”

Thứ sáu - 11/03/2016 01:37
Franz Kafka là một nhà văn hiện đại chủ nghĩa, có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. “Ông trở thành một trong những cây cột trụ vững chãi làm cơ sở cho nền văn học phương Tây hiện đại phát triển, và hơn thế nữa, nhiều nhà văn trên thế giới cho đến nay vẫn còn lấy Kafka làm hình mẫu sáng tác, trong đó có cả nhà văn Việt Nam” (Nguyễn Văn Dân).


 
Vụ án là một phần nhỏ nằm trong những tác phẩm của Franz Kafka thoát khỏi ngọn lửa vùi năm xưa. Tiểu thuyết này được viết năm 1914 nhưng sau đó một năm (1925) mới được in thành sách bởi một người bạn của ông là Max Brôt. Nội dung của nó tập trung làm nổi bật một xã hội phi lý và bất an cực độ mà trong đó nhân vật chính là Josef K đã đấu tranh tuyệt vọng chống lại xã hội phi lí ấy.
          Tóm tắt: Josef K. là người đại diện trong một ngân hàng tại một thành phố. Vào buổi sáng ngày sinh nhật thứ ba mươi của mình, K. vừa thức dậy thì xuất hiện hai người lạ, họ cho biết K. bị bắt và họ là người của tòa án đến giám sát anh. K. tưởng họ nói đùa hoặc có nhầm lẫn gì chăng. Anh đưa giấy tờ tùy thân để chứng minh mình vô tội nhưng vô ích. Vì cả bọn chúng đều không biết K. mắc tội gì, chúng chỉ biết một việc duy nhất là giám sát K. mà thôi. K. bị tuyên bắt bởi tòa án mà anh không thể biết nó nằm ở đâu, anh đã mắc tội gì, nhưng anh vẫn được đi làm. Nhưng chủ nhật hàng tuần anh phải đến hầu tòa.
          Sáng chủ nhật đầu tiên, K. đến dự phiên tòa ở một chung cư tồi tệ ngoài thành phố. Phòng xử án nằm ở tầng áp mái của khu chung cư, K. phải khó khăn lắm mới tìm thấy. Anh nhận được câu trả lời là trát gọi ghi nhầm tên người. Trong phiên tòa đầy kì quái, nhố nhăng và ngột ngạt đó K. chủ động bào chữa cho mình bằng cách nói rõ mình vô tội rồi bỏ ra về. Chủ nhật sau, K. tìm đến tòa để xem tình hình vụ án đi đến đâu. Tòa không họp nhưng anh khám phá ra vô số điều ghê tởm của cơ quan tòa án. Không khí trong đó ngày càng ngột ngạt làm K. không thể đi nổi, hai nhân viên của tòa dìu anh ra cửa. Trong khi anh khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành thì hai nhân viên kia suýt ngất, vội vã đi vào vì họ đã quen sống trong môi trường tù túng. Anh biết rõ mình không mắc tội gì, tòa án cũng không có giấy bắt và buộc anh phạm tội gì, anh nghĩ mình sẽ nhanh chóng kết thúc vụ án, anh dấu không cho ai biết và làm mọi cách để kết thúc vụ án. Nhưng đa số những người anh gặp điều biết anh mắc vào một vụ án mà theo họ là nghiêm trọng. Ai cũng liên quan đến tòa án tư pháp và họ đều nhận giúp đỡ anh. Trong quá trình tìm hiểu anh biết được có rất nhiều người phạm tội tiêu biểu như thương gia Bloc, ông đã tìm đến 6 “luật sư vườn” để giúp mình nhưng vụ án của ông đã 5 năm không tiến triển gì. Josef K. trong quá trình tìm sự giúp đỡ đã biết một sự thực phi lý về tòa án là tòa đã bắt thì không có tha bổng bao giờ mà chỉ có tạm tha hoặc tạm hoãn, không có trường hợp vô tội vì nhất định tòa án với vô vàn những thứ tinh vi sẽ tìm cho ra bằng được những tội mà trước giờ chưa bao giờ có.
          Hết hy vọng ngày được tự do nhưng Josef K. vẫn làm mọi cách để cứu vãn tình thế. Anh từ chối luật sư Huld bào chữa cho anh vì anh nhận ra luận sư không làm cho mình gì cả mà chỉ muốn kéo dài vụ án. Anh tự viết đơn trình lên tòa án mặc dù biết không giải quyết được gì, và lúc này anh đã bị ám ảnh thật sự. Lúc nào anh cũng tưởng người ta đang nói về vụ án của mình.
           Vào buổi tối trước của ngày sinh nhật thứ ba mốt của mình, K. ở trong tư thế đã chuẩn bị sẵn, đến chín giờ có hai tên lạ mặt tới dẫn K. đi xử án. K. vui vẻ lên đường, có nhiều lúc cả ba trông rất thân thiện. Đến một công trường đá bỏ hoang, bọn chúng lột đồ của K. và loay hoay mãi vẫn không đặt K. nằm được theo đúng tư thế chúng muốn. Trong khi K. sẵn sàng chấp nhận cái chết thì chúng cứ đứa nọ nhường đứa kia mà chuyền tay nhau con dao trên đầu K., làm cho anh có cảm nghĩ là muốn cầm lấy con dao mà tự chết. K. quan sát xung quanh đến khi trong đầu bắt đầu có tinh thần phản kháng thì một tên nắm cổ họng anh, tên kia thọc sâu lưỡi dao vào tim anh và ngoáy hai lần. Trước khi chết K. nói lời cuối nhằm nhắn nhủ nỗi nhục nhã ở đời rằng “như một con chó” (Dẫn theo Lâm Duy - Tìm hiểu tác phẩm Vụ án dưới góc nhìn thể loại, http://yume.vn).
Bởi sự phức tạp, lẫn lộn nhiều yếu tố tích cực với tiêu cực, giá trị hiện thực với tư tưởng bi quan sâu sắc dẫn đến tuyệt vọng, nội dung tác phẩm được xem như một huyền thoại có thể giải mã theo nhiều cách khác nhau. Với tinh thần đó, bài viết này mong muốn góp thêm một cách “giải mã huyền thoại” về nội dung tác phẩm.
Trước hết, chúng tôi xin đưa ra kiến giải về thuật ngữ “bị rối” và “mối rối” trong bài viết. Ở đây, bản chất của con rối là bị giật dây (hình 1), chứ không phải là rối biểu diễn trên sân khấu. Do đó, khi bị giật sẽ có lúc các dây vướng, mắc vào nhau tạo nên “mối rối” - tức “bị rối”. Trường hợp “mối rối” không được gỡ bỏ thì sẽ có thêm nhiều “mối rối” khác. Cứ tiếp tục như thế các “mối rối” sẽ chồng chất không thể gỡ được. Đặt vào tác phẩm, chúng tôi muốn trả lời cho câu hỏi Joesf K “bị rối” hay không “bị rối”. Nhân vật K “bị rối” - tức là đã phạm tội, K có nhiều “mối rối” - tức là nhân vật có nhiều tội, nhiều bi kịch. Để dễ dàng hình dung về số lần “bị rối” và mức độ phát triển của các “mối rối” chúng tôi tóm lược dưới dạng sơ đồ như hình 2. Trước khi phân tích các chi tiết cụ thể, bài viết xác định không phân tách giữa chi tiết là dây rối với chi tiết là dây giật rối. Bởi đó là yếu tố chủ quan và khách quan tạo nên một con rối Joesf K hoàn chỉnh trong Vụ án.

 
Vào một buổi sáng, thức giấc Joesf K bị hai người lạ mặt gõ cửa tự xưng là người của toà án, tuyên bố anh là người phạm tội và họ có nhiệm vụ đến giám sát anh. Lúc này, K suy nghĩ toà kết án nhầm hoặc vu vơ nên chưa có hành động. Vì thế, chi tiết này chỉ là bước đầu cho sự phạm tội của nhân vật. Điểm tròn “mối rối” nghiêng về trục suy nghĩ và bi kịch được hé lộ trên suy nghĩ mà chưa có sự kết với hành động. Đó là bi kịch về ý thức.
 
Kế tiếp Joesf K cố chứng minh mình vô tội bằng cách tìm chứng minh thư và các giấy tờ khác để đưa cho họ xem nhưng tất cả đều không được kiểm tra. K đã có hành động phản kháng lại lời tuyên án, nghĩa là nhân vật chống lại lời buộc tội, chống lại cấp trên. Mối rối R­­1 xuất hiện. Cộng thêm việc Joesf K đồng ý và làm theo lời hai tên giám sát dùng tiền hối lộ cấp trên để chúng khỏi bị đánh. Mối rối R2 tiếp tục xảy ra và Joesf K trở thành phạm tội vì hối lộ cấp trên, chống lại cấp trên, chống lại toà, chống lại nhà nước. Bi kịch của R­­1 và R2 có sự kết hợp giữa hành động và suy nghĩ nhưng nghiêng về hành động nhiều hơn. Có thể nói, đây là bi kịch hành động.

Mối rối R3 hiện ra sau khi Joesf K tìm thấy phòng xử án nhưng được giải thích là trát gọi bị gửi nhầm. Thay vì ra về, K lại hùng hồn diễn thuyết về sự bất công, phi lí đối với bản thân và mọi người. Kết quả là chẳng ai nghe, không biểu lộ thái độ đồng tình hay phản đối, phiên toà trở thành “cái chợ” - theo đúng nghĩa của nó. Nhân vật K đã phạm tội gây rối, phá hỏng phiên toà. Tất cả mọi suy nghĩ của K được bộc lộ trực tiếp qua hành động “nói - diễn thuyết”. Màn diễn thuyết của K chấm dứt cũng là lúc bức màn bi kịch của nhân vật được vén lên hết. Joesf K bị rơi vào bi kịch ở mức độ cao hơn so với mối rối R1 và R2. Đó là bi kịch xa lạ.
Sau đó, K vào một căn phòng tìm người do anh bịa tên. Hỏi một người đàn bà đang giặt thì được trả lời là có. Quả thật, K đã tìm được người và tìm được cả phòng xử án. Người đọc sẽ tự hỏi: Có điều gì phi lí ở đây? Nhưng chưa hết, chi tiết sau lại cho biết: hôm sau căn phòng lại biến thành chỗ ở của một đôi vợ chồng mõ toà, người đàn bà đang giặt vừa là vợ của viên mõ toà, vừa là tình nhân của gã sinh viên tập sự; vừa là người quan hệ xác thịt với toà, vừa là người tán tỉnh Joesf K và cũng được K tán tỉnh lại. Bao quanh K là sự xáo trộn, K bị “quay cuồng” trước những người tưởng bình thường nhưng K không thể tìm nổi đáp số. Cuộc sống làm cho K trở nên bị động, lo sợ. Đó là lúc K lâm phải bi kịch hoang mang lạc lối.

Tiếp tục hành trình của mình Joesf K gặp ông chú và được ông đưa đến gặp luật sư Huld. Nhưng mọi việc lo lót đều do cồ hầu Leni lo liệu. Rồi gặp hoạ sĩ Titorelli, ông cho biết cái án của anh từ xưa đến nay chưa hề có tha bổng chỉ tạm tha hoặc hoãn xử mà thôi. K còn được nghe câu chuyện Trước cửa pháp luật do vị linh mục kể (nhân vật trong đó có số phận giống mình). Đọc Vụ Án, người ta chỉ thấy Joesf K mòn mỏi trên hành trình tìm tội lỗi, tìm người kết tội mình. Đến cuối đời anh vẫn bị dằn vặt bởi câu hỏi vô vọng về pháp luật: “Viên quan tòa anh chưa bao giờ được gặp ở đâu? Toà án tối cao anh chưa từng đến bao giờ ở đâu? Chưa bao giờ K tiếp cận được nhưng kì lạ đi đâu, ở đâu anh cũng thấy hình bóng của toà. Lũ trẻ ranh bẩn thỉu là người của toà, hoạ sĩ cũng làm việc cho toà, linh mục đồng thời cũng là cha tuyên uý của toà. Từ kỹ nghệ gia đến thương gia và các luật sư đều biết Joesf K bị kết án. Chỉ riêng K không biết gì về toà án bao quanh mình. Đó là thứ quyền năng vô hình chưa bao giờ và không bao giờ K chạm vào được. Nó thống trị K, đẩy K vào bị kịch. Đó là bi kịch không lối thoát.  
Để đến khi kết thúc: “Như một con chó... gửi lại nỗi nhục cho đời!” Joesf K phải chấp nhận cái chết - Con rối Joesf K đã bị đứt dây rối.
Tóm lại, cái chết là lối thoát duy nhất khi thế giới, khi con người bị thống trị bởi “cái phi lí” siêu hình, vô nhân.

Từ cơ sở lí luận và nội dung tác phẩm, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một cách tiếp cận tác phẩm Vụ án của Franz Kafka với hi vọng góp thêm một tài liệu tham khảo nhỏ khơi dậy óc tò mò, ham biểu biết ở sinh viên; phát triển hứng thú học tập, nghiên cứu khoa học, phát huy lòng yêu nghề. Đặc biệt là sự say mê và thích thú được tự khám phá các bí ẩn của tác phẩm văn học.

Tác giả bài viết: Đặng Thế Anh

Nguồn tin: Khoa Xã Hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/07-01-2025_a74fc5c6840f19d27fb0507e06dd6901.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)