Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Hội thảo nâng cao chất lượng dạy học - học phần Tiếng Việt thực hành

Thứ ba - 05/05/2015 05:01
         Thực hiện theo kế hoạch chung của Trường CĐSP Lạng Sơn và hưởng ứng cuộc vận động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn đợt 2 năm học 2014 -2015, ngày 23 tháng 4 năm 2015; được sự nhất trí và phân công của Đảng ủy - BGH, Khoa Xã hội đã tổ chức buổi Hội thảo khoa học cấp trường về vấn đề “Nâng cao chất lượng dạy học - học phần Tiếng Việt thực hành (TVTH), nhằm:
         - Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong học phần TVTH và thực hiện được chỉ tiêu đưa ra trong năm học.
         - Tạo cơ hội cho giảng viên chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp dạy học phù hợp trong công tác giảng dạy bộ môn của mình; sinh viên chia sẻ phương pháp học phù hợp đối với nội dung thực hành, lý thuyết nhằm nâng cao chất lượng học tập và đào tạo học phần TVTH.
         - Đưa ra các vướng mắc, hạn chế để thảo luận và khắc phục trong hoạt động chuyên môn nói chung, giảng dạy và nghiên cứu khoa học nói riêng.
 

Đoàn Chủ tọa của Hội thảo
        Đến dự Hội thảo, ngoài giảng viên - sinh viên khoa Xã hội, sinh viên khoa Mầm Non, còn có sự hiện diện của các vị đại biểu: ThS. Hoàng Thu Thủy - Trưởng phòng QLKH&CTĐN; ThS. Vi Hồng Thắm - Phó Trưởng phòng QLĐT; ThS. Hứa Thị Hạnh - Phó Trưởng khoa Giáo dục Mầm Non; Th.S Nguyễn Thị Thắng - Tổ trưởng Tổ Văn, Khoa Giáo dục Tiểu học.       
 

Giảng viên và  sinh viên khoa Xã hội, khoa Giáo dục Mầm non tham dự hội thảo
 
         Trong quá trình chuẩn bị hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 09 tham luận của các cán bộ quản lí, các giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại khoa. Hầu hết các tham luận đều thống nhất về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và đặc biệt là về phương pháp tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Có thể thấy một dấu hiệu là động từ “tự học” đã ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong mỗi sự bàn bạc, ngày càng lộ ra là một then chốt, từ đây có thể mở nhiều cánh cửa, khai thông nhiều con đường đi đến bản chất của sự đổi mới, nâng cao chất lượng. Nhìn bao quát nội dung các tham luận, có thể thấy 3 nhóm vấn đề được quan tâm chủ yếu:
        - Nhóm thứ nhất quan tâm đến các kinh nghiệm, phương pháp nâng cao hiệu quả tự học, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tham luận của ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết tập trung bàn về những kinh nghiệm dạy kĩ năng dùng từ trong văn bản cho sinh viên. Tham luận của SV Nịnh Thị Hà trực tiếp bàn đến giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên đối với học phần này.
        - Nhóm thứ hai quan tâm đến sự cần thiết và thực trạng đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt thực hành những vấn đề trọng tâm trong đào tạo. Thông qua việc phân tích yêu cầu và quan niệm về đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc học đại học trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, CN. Triệu Minh Thùy đã đưa ra bộ ba giải pháp rất đáng chú ý là Cách - Chủ - Công (cách dạy, tính chủ động, công nghệ thông tin). Và, ThS Đặng Thế Anh đưa ra đề xuất sử dụng Bản đồ tư duy vào dạy học TVTH nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy và học. Trong khi đó, ThS. Trương Minh Hằng và ThS. Nguyễn Thị Thắng tập trung bàn bạc về vai trò GV và SV, thực trạng cụ thể của hoạt động dạy và hoc TVTH hiện nay. Gắn với thực tế của bộ môn, ThS Trần Thanh Mai phân tích các điều kiện của quá trình thực hiện đào tạo theo học đối với đối tượng sinh viên chuyên ngành và sinh viên không chuyên, từ đó đi vào những vấn đề thiết thực của một giảng viên khi thực hiện nhiệm vụ với yêu cầu mới, đặc biệt tác giả đã chú ý đến các vấn đề liên quan đến chương trình - một trong những vấn đề quan trọng mà hội thảo này chưa được nhiều người quan tâm.
        - Nhóm thứ ba quan tâm đến các phương pháp hiện đại đang được các giảng viên sử dụng có hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy CN. Nguyễn Ngọc Thanh giới thiệu sự hiệu quả của phương pháp rèn kí năng nói - hướng nghiên cứu và vận dụng còn khá mới mẻ, thông qua học phần TVTH cho SV.
 

ThS. Trương Minh Hằng trình bày tham luận  
 

ThS. Nguyễn Thị Thắng trình bày tham luận
 

CN. Nguyễn Ngọc Thanh trình bày tham luận
 
         Tất cả các bài tham luận đã được Ban tổ chức tập hợp lại trong tập kỉ yếu. Tập kỉ yếu này chưa phản ánh hết được không khí cũng như tinh thần hội thảo, nhưng chúng tôi hi vọng các bài viết sẽ đáp ứng được phần nào ước muốn tiếp cận và khám phá cái đẹp của tiếng mẹ đẻ trong sách cũng như trên giảng đường.


Tranh biện, trao đổi trong hội thảo
 

Kỉ yếu hội thảo khoa học
 
         Hội thảo đã diễn ra nghiêm túc với sự thảo luận, góp ý sôi nổi của các giảng viên, sinh viên. Với những vấn đề bàn bạc trong Hội thảo sẽ là cơ sở để nhà trường, giảng viên, sinh viên tiếp tục thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy học phần TVTH.
         Tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy học học phần Tiếng Việt thực hành”, Ban tổ chức mong muốn tạo ra một diễn đàn để các cán bộ quản lý, các giảng viên cùng rà soát, đánh giá, tổng kết, chiêm nghiệm, thể nghiệm lại những vấn đề, những tình huống trong thực tế công việc trước hết là của chính mình, sau nữa là của học phần Tiếng Việt thực hành, của Khoa Xã hội, từ đó có thể cùng đưa ra thảo luận những vấn đề chung phản ánh thực trạng, nghĩa là đánh giá hiệu quả của những cách thức đang vận dụng, bắt đầu từ tư tưởng, nhận thức cho đến những mô hình, kĩ năng, kĩ thuật. Chắc chắn đây sẽ là một lộ trình lâu dài để chúng ta có nhiều cơ hội, nhiều diễn đàn với quy mô lớn hơn nữa mà góp sức của hội thảo cấp trường này là một khởi động tiên quyết.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Nguồn tin: Khoa Xã Hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-01-2025_9a66b3d6200cc8ef6087842c2e848fcb.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)