Với quan điểm, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của trường học, do vậy công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ then chốt luôn được quan tâm đặc biệt. Một trong những nội dung được chú trọng trong công tác này là bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao. Trong nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) là một hình thức hoạt động chuyên môn được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên, đồng thời cũng chính là nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.
Thực hiện kế hoạch chỉ đạo BDTX
cho giáo viên mầm non của Sở GD&ĐT Lạng Sơn và Trường CĐSP Lạng Sơn đối với các cơ sở giáo dục mầm non. Hè 2018, khoa Giáo dục mầm non được giao nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho 1345 cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo dục mầm non trên toàn tỉnh với các chuyên đề:
- CĐ1: Dạy học trải nghiệm theo hướng tiếp cận sự kiện trong trường mầm non
- CĐ2: Ứng dụng PP dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức.
- CĐ3: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 - 36 tháng.
- CĐ4: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 12- 36 tháng tuổi ở trường mầm non.
- CĐ5: Phương pháp chuyển thể và biên đạo tác phẩm văn học thành kịch bản cho trẻ mẫu giáo.
Khi thực hiện nhiệm vụ, khoa đã tập trung phân nhóm theo chuyên môn sâu đối với từng nội dung chuyên đề để xây dựng đề cương chi tiết, kế hoạch bài giảng. Đề cương chi tiết, bài giảng được xét duyệt tại cấp khoa và được hội đồng nghiên cứu khoa học cấp trường gồm các thành phần là giảng viên của trường và chuyên môn phòng mầm non của SGD&ĐT, cán bộ quản lí các trường mầm non cùng tham gia nghiệm thu theo quy trình chặt chẽ, nghiêm túc. Hình thức tổ chức BDTX là bố trí giáo viên tham gia lớp tập huấn theo từng địa bàn huyện. Đối tượng chính tham gia lớp tập huấn là cán bộ quản lý và giáo viên (GV) cốt cán của các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Do đó, trong quá trình lên lớp, chúng tôi chủ yếu áp dụng phương pháp bồi dưỡng thường xuyên theo hướng tích cực, tương tác; coi trọng tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận; phát huy vai trò chủ thể và tính cá thể hóa của học viên.
Kết thúc mỗi chuyên đề, học viên làm bài thu hoạch và đề xuất với cán bộ phòng chuyên môn, cán bộ quản lý tổ chức triển khai đến toàn thể giáo viên tại các cơ sở GDMN có thể tự học, tự bồi dưỡng.
Quá trình BDTX, chúng tôi có một số nhận định sau: 1. Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường về công tác BDTX cho cán bộ, giáo viên. Kế hoạch hoạch chỉ đạo của ban chỉ đạo hoạt động BDTX cụ thể, rõ ràng, bố trí thời gian hợp lý, khoa học, phù hợp với từng nội dung bồi dưỡng. Nhà trường tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ tài liệu về nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Mặt khác, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị tham gia công tác bồi dưỡng và phòng ban chuyên môn liên quan của phòng GD&ĐT các huyện giúp cho việc học tập, trao đổi được thuận lợi.
2. Công tác chỉ đạo BDTX được thực hiện kết hợp cả hai hướng là từ GV đề xuất các nội dung bồi dưỡng, phối kết hợp với Sở và phòng GD&ĐT cho GV được đề xuất và lựa chọn nội dung BDTX theo nhu cầu phát triển chuyên môn liên tục của cá nhân mỗi giáo viên, hỗ trợ họ nâng cao mức độ đáp ứng so với chuẩn nghề nghiệp GVMN. So với hè 2017, số lượng chuyên đề bồi dưỡng năm 2018 nhiều hơn. Chất lượng các chuyên đề được đánh giá có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tiễn tại các trường mầm non.
3. Đội ngũ báo cáo viên có năng lực, ý thức, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ BDTX, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp, lựa chọn phương thức
BDTX phù hợp, tạo bầu không khí học tập thân thiện, thoải mái, vui vẻ nhưng đảm bảo chất lượng, nghiêm túc trong quá trình tổ chức thực hiện học tập bồi dưỡng để truyền đạt đến học viên một cách dễ hiểu nhất. Học viên sôi nổi, tích cực vận dụng kiến thức vào hoạt động trao đổi, thảo luận, thực hành.
4. Phần lớn HV đã ý thức được ý nghĩa, tác dụng của công tác học tập BDTX, tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. HV đã chủ động trao đổi với GV về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện chương trình GDMN hiện hành. Quan sát các lớp học tập, bồi dưỡng cho thấy học viên khá tích cực, chủ động trong việc tương tác, trao đổi với GV về những nội dung, những vấn đề cập nhật đổi mới trong thực hiện chương trình GDMN, tạo cho quá trình học tập, BDTX sôi nổi, hiệu quả.
5. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải nói đến một số GVMN còn ảnh hưởng nặng của chương trình mầm non trước đây, máy móc, chưa mạnh dạn đổi mới, linh hoạt sáng tạo trong quá trình thực hiện chương trình GDMN theo (Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN của thông tư 17/2009). Một số học viên chưa biết cách lồng ghép, tích hợp nội dung được bồi dưỡng với hoạt động chuyên môn của trường một cách hợp lý, chưa nhận thức rõ vai trò của công tác bồi dưỡng, chưa có sự đầu tư nghiên cứu trong quá trình học tập và chưa xem đó là cơ hội để nâng cao năng lực chuyên môn.
Qua một số kết quả ban đầu chúng tôi
nhận thấy rằng: Giảng viên là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục. Học viên (GVMN) là lực lượng quan trọng thực hiện và thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Với mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục BDTX không chỉ củng cố kiến thức đã học mà quan trọng hơn là để cập nhật với chủ trương đổi mới của chương trình GDMN, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Do vậy, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên và từng bước kết hợp với việc triển khai thực hiện bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non trong những năm tiếp theo, chúng tôi đề ra một số giải pháp như sau:
1. Quán triệt đến GV nhận thức đúng tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên, xác định rõ bồi dưỡng thường xuyên là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
2. Công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai đánh giá CBGV theo chuẩn nghề nghiệp của ngành để từng bước nâng cao năng lực đội ngũ GVMN qua từng năm.
3. Các cơ sở GDMN cần tạo điều kiện để GV chủ động, nâng cao hiệu quả học tập, giúp giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo kết quả BDTX vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường. Bên cạnh đó rất cần sự đổi mới từ suy nghĩ đến hành động của mỗi giáo viên trong phát triển chuyên môn liên tục để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
4. Mỗi giảng viên cần nỗ lực hơn nữa trong công tác BDTX, đối với mỗi chuyên đề cần tìm hiểu sâu về chuyên môn, cập nhật thực tế hơn nữa để có những bài giảng sinh động, thiết thực và có ý nghĩa đối với học viên.
Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động BDTX của GVMN, hè 2018 Học viên lớp BDTX tại huyện Chi Lăng trao đổi về chuyên đề "Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non" Học viên lớp BDTX huyện Hữu Lũng thực hành trong chuyên đề
"Phương pháp chuyển thể và biên đạo tác phẩm văn học thành kịch bản cho trẻ mẫu giáo". Học viên lớp BDTX huyện Bắc sơn thực hành trong chuyên đề
Phương pháp chuyển thể và biên đạo tác phẩm văn học thành kịch bản cho trẻ mẫu giáo". Học viên lớp BDTX huyện Hữu Lũng xem băng hình về ứng dụng "Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non"