Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Một số kinh nghiệm dạy học trải nghiệm ở tổ Tâm lý – Giáo dục – CT Đội đối với sinh viên mầm non trường cđsp lạng sơn

Thứ năm - 17/05/2018 00:02
Đặt vấn đề:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã chính thức được coi là một hoạt động bắt buộc đối với chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, từ mấy năm nay, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường từ tiểu học đến các trường chuyên nghiệp đưa hoạt động này vào giảng dạy. Nhưng hiện nay số lượng các trường thực hiện còn chưa cao.
Có thể khẳng định :“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐ TNST) bản chất là những hoạt động giáo dục (HĐGD) nhằm hình thành và phát triển cho người học những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại. Việc vận dụng nội dung môn học, các kiến thức để thực hành, vận dụng, giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống sẽ giúp người học được chủ động tham gia, trải nghiệm, sáng tạo những vấn đề lí thuyết để tạo ra các sản phẩm. Có thể nói trải nghiệm là cầu nối hữu hiệu giữa lí thuyết được giảng dạy và thực tiễn cuộc sống.
Nội dung của HĐ TNST thường được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và PP tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng,… để người học có nhiều cơ hội tự trải nghiệm”.
Trải nghiệm sáng tạo gồm nhiều hình thức khác nhau như: Hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện, tổ chức trò chơi, tham quan dã ngoại, sân khấu hóa, hoạt động nhân đạo….
            Thông thường HĐTNST được chia thành 4 nhóm tổ chức hoạt động:
+ Thứ nhất là những hình thức nhóm mang tính cống hiến (gồm các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, vì cộng đồng,…).
+ Thứ hai là hoạt động có tính khám phá như những chuyến đi thực địa, tham quan, dã ngoại, thực tế cơ sở…
+ Thứ ba là hoạt động mang tính thể nghiệm, người học được trải nghiệm và thể nghiệm mình luôn qua các hoạt động giao lưu, đóng kịch, sân khấu hóa,…
+ Thứ tư là những hoạt động có tính nghiên cứu và phân hóa, như những dự án, hoạt động nghiên cứu khoa học rồi các hoạt động câu lạc bộ có tính định hướng có tính phân hóa,…
Như vậy, mỗi một hình thức hoạt động sẽ đạt được mục tiêu riêng.
Với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường CĐSP Lạng Sơn cũng như đặc điểm tâm lý nhận thức của SV, tổ TL-GD-CTĐ thường lồng ghép cả 4 nhóm tổ chức hoạt động trên vào nội dung bài dạy nhằm đạt được những kết quả khả quan nhất.
1.Những yêu cầu thực tiễn trong việc rèn kỹ năng nghề cho SV mầm non thông quan các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Có thế đánh gia chung, phần đa các sinh viên khoa MN có ý thức khá tốt trong việc lĩnh hội các kiến thức chuyên ngành và yêu trẻ. Tuy nhiên, cũng còn khá  nhiều SV sau khi ra trường lại không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Qua một số khảo sát cho thấy nguyên nhân lớn là do khả năng vận dụng thực tế và kỹ năng nghề của các SV còn yếu. Nhiều sinh viên chưa nhận biết đầy đủ thế nào là dạy tích hợp, dạy theo chủ đề, phát triển kỹ năng cho trẻ, làm quen chữ… lúng túng trong giao tiếp với trẻ, kỹ năng dạy dỗ để các bé nghe lời…Trong khi quá trình thực tế, thực tập ở trường MN chỉ coi như “ cưỡi ngựa xem hoa”. Do vậy khi thực tế thâm nhập vào nghề, nhiều SV thực sự bị “sốc” với cả núi công việc và áp lực về thời gian.
Với mục tiêu giúp SV mầm non có những trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, những điều các em sẽ không có được khi học trên giảng đường. Đồng thời tạo cho các em cơ hội rèn luyện những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đoàn kết, kỹ năng lãnh đạo, tâm lý bản lĩnh trong áp lực nghề nghiệp. .v.v…trong một vài năm gần đây, tổ TL-GD-CTĐ thường xuyên lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên với nhiều hình thức đa dạng phong phú thông qua các môn học chuyên ngành khác nhau.
2. Một vài kinh nghiệm dạy học trải nghiệm sáng tạo cho SV Mầm non ở tổ TL-GD-CTĐ
Chúng tôi xin điểm một vài kinh nghiệm mà chúng tôi đã áp dụng trong giảng dạy cho SV khối MN thời gian qua
+ Thứ nhất : Dạy học thông qua trải nghiệm các tình huống thực tiễn gắn với hoạt động chuyên môn
Để SV có cái nhìn thực tế về công việc của mình, chúng tôi thường sưu tầm các câu chuyện có thực, các trích đoạn video clip có thực ở bậc học MN… sau đó tổ chức chia nhóm cho SV thảo luận, đánh giá về những vấn đề các bạn đang được nghe, được quan sát thấy. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định cá nhân của mình theo hướng tích cực.
*Mục tiêu đặt ra đối với SV
- SV phải sâu sắc, lập luận các vấn đề thật logic và khoa học, có những kiến thức và kỹ năng cơ bản như:
  • Có kiến thức sâu về môn học để có cơ sở lý luận giải quyết các tình huống
  • Kỹ năng tự tin trước đông người, trước tập thể.
  • Có óc quan sát tinh tường, nhạy bén
*Vai trò của GV
Lựa chọn các video clip thật ngắn gọn xúc tích, các tình huống gần gũi thường gặp ở bậc MN….nội dung video và tình huống vừa có tính phản diện vừa có tính giáo dục cao.
Nội dung câu hỏi thảo luận phải phù hợp và thể hiện được rõ ý đồ khai thác, không máy móc định hướng SV theo kiểu tư duy xó bếp, cho SV thoải mái thời gian và phản biện các nhóm theo nhiều chiều hướng khác nhau.
+ Thứ hai ; DH Trải nghiệm thông qua quá trình xử lý các tình huống SP đa dạng
          Chúng tôi thiết kế, lựa chọn và đưa ra nhiều tình huống đa dạng khác nhau như: Tình huống trong quan hệ ứng xử của giáo sinh với các đồng nghiệp đi trước; Quan hệ ứng xử của Giáo sinh với các bạn giáo sinh; Quan hệ ứng xử của giáo sinh với phụ huynh trẻ; Quan hệ ứng xử của giáo sinh với trẻ, tình huống xảy ra giữa trẻ với trẻ…
Các tình huống được đưa ra dưới các hình thức phong phú như thảo luận, sắm vai, xem trích đoạn video clip, tình huống do GV đặt ra hoặc do các SV tự xây dựng kịch bản để các nhóm bạn đưa ra cách giải quyết sao cho hợp lý.
*Mục tiêu đặt ra với SV
- Mỗi SV thể hiện được nhiều vai diễn, cảm xúc, tình huống khác nhau
- SV phải có các kỹ năng diễn xuất, thể hiện đa dạng…đặc biệt chúng tôi đánh cao về mặt cảm xúc
- SV có khả năng thương thuyết, phản bác, lập luận logic khoa học, nhạy bén tinh tế trong cách xử lý đúng - sai
*Vai trò của GV
Để trang bị cho SV có kỹ năng phán đoán, xử lý nhanh trước mọi tình huống chúng tôi yêu cầu SV các nhóm đưa ra ý kiến độc lập qua kỹ thuật dạy học mảnh ghép, hay kỹ thuật khăn trải bản sau đó mới tập hợp ý kiến chung hay nhất, đại diện nhóm sẽ trình bày lại ý tưởng, cách giải quyết trước tập thể lớp để GV và các nhóm khác cùng nhận xét, góp ý.
+ Thứ ba : Dạy học trải nghiệm thông qua thực tế tại các cơ sở MN
Khi giảng dạy khoảng 2/3 hoặc sắp kết thúc các học phần, chúng tôi thường xây dựng kế hoạch thực tế phổ thông để các bạn SV có cơ hội xuống trường MN trải nghiệm cả ngày. Trong quá trình kết thúc đợt thực tế ở trường MN, các SV viết báo cáo, ghi lại những điều mình thấy, bài học kinh nghiệm qua đợt thực tế, những mong muốn và nguyện vọng khi đi thực tế và trở về trường SP
*Mục tiêu đặt ra đối với SV
- Có các kỹ năng cơ bản thiết kế kế hoạch khi xuống thực tế
- Có kỹ năng giao tiếp với trẻ, với đồng nghiệp đi trước
- Có kỹ năng tóm lược và viết báo cáo một cách khoa học….
*Vai trò của GV
Để rèn các kỹ năng trên, chúng tôi thường cho SV tập thiết kế các kế hoạch, tập viết báo cáo thu hoạch trước khi đưa SV xuống cơ sở. Ngoài ra các nhóm tự thiết kế, xây dựng các tình huống xảy ra thường gặp trong quan hệ với trẻ. Chúng tôi khuyến khích SV tìm các tình huống và đưa ra những giải định nảy sinh trong chính quá trình các em đang sắm vai để tạo bất ngờ và đánh giá khả năng phản ứng nhanh trong kỹ năng giải quyết của SV
          Ngoài các biện pháp trên chúng tôi còn cố gắng khai thác tối đa khả năng tư duy cũng như kinh nghiệm vốn có của SV; nhất là với SV khối MN, các hoạt động trải nghiệm gắn liền với chuyên môn như : hát, làm thơ, kể chuyện,
Kết luận
Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục; Trong các trường chuyên nghiệp, HĐTNST có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, cuộc thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan học tập, sân khấu hóa (kịch, tiểu phẩm, thơ, hát,...) thể dục thể thao, câu lạc bộ, nghiên cứu khoa học kĩ thuật,...Các hoạt động này sẽ tạo cơ hội cho SV phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Do vậy, việc thiết kế các hoạt động giảng dạy lồng ghép vào các nội dung dạy học giúp giảng viên huy động được sự tham gia của SV vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động. SV được trình bày và lựa chọn ý tưởng, tham gia chuẩn bị, thiết kế hoạt động, trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, tự đánh giá, tự khẳng định bản thân.
Tuy nhiên, việc tổ chức, hướng dẫn các HĐTNST sao cho phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học cũng cần được coi trọng. Việc đưa HĐTNST vào trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành sẽ làm cho nội dung DH- GD không bị bó hẹp ở sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn ở SV, hình thành những năng lực cần có của người GV MN trong xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân cách của SV, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay ở Việt Nam.

Tác giả bài viết: Đinh Thanh Tình

Nguồn tin: Khoa Các bộ môn chung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_3682475083397e57deb55afc17abe6ce.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)