Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Suy nghĩ về tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh qua tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”

Thứ sáu - 19/05/2017 06:35
(Nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
19/05/1890 – 19/05/2017)  
        Tác phẩm: “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết xong tháng 10 năm 1947 ký tên XYZ- Nxb sư thật xuất bản lần đầu tiên năm 1948, xuất bản lần thứ 7 năm 1959. Từ khi ra đời đến nay, tác phẩm: “Sửa đổi lối làm việc” luôn là văn kiện quan trọng về xây dựng Đảng.
        Trong tác phẩm, Bác khẳng định “Sửa đổi lối làm việc” của Đảng là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng; là nhiệm vụ thường xuyên, vừa lâu dài, vừa cấp bách của một Đảng chân chính. Theo Bác: Sửa ở đây là sửa chữa, khắc phục. Đổi là đổi mới; Lối là phương pháp cách thức; Làm việc là hoạt động của Đảng, lãnh đạo của Đảng. Sửa đổi lối làm việc là để nâng cao sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, giúp cho mọi tổ chức và cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Nội dung tác phẩm đề cập đến các lĩnh vực về tư tưởng, tổ chức, phương thức, phương pháp lãnh đạo, công tác quần chúng của Đảng trong điều kiện đặc thù của đất nước vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
        Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về “Sửa đổi lối làm việc”. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa XII) đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhằm kiên trì xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện cho cán bộ đảng viên của Đảng thật sự có đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là rèn luyện cho cán bộ đảng viên thấm nhuần và thực hiện tốt phong cách làm việc, phong cách sinh hoạt, phong cách sống theo tấm gương của Bác.
 

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc ở số nhà 54 (1957)
 
        Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”(2). Gồm 6 phần chính: Phê bình và sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa. Trong tác phẩm, Bác khẳng định “Sửa đổi lối làm việc” của Đảng là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng; là nhiệm vụ thường xuyên, vừa lâu dài, vừa cấp bách của một Đảng chân chính.
        Theo Bác: Sửa ở đây là sửa chữa, khắc phục. Đổi là đổi mới; Lối là phương pháp cách thức; Làm việc là hoạt động của Đảng, lãnh đạo của Đảng. Sửa đổi lối làm việc là để nâng cao sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, giúp cho mọi tổ chức và cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Nội dung tác phẩm đề cập đến các lĩnh vực về tư tưởng, tổ chức, phương thức, phương pháp lãnh đạo, công tác quần chúng của Đảng trong điều kiện đặc thù của đất nước vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
        Trong đó Bác Hồ chỉ ra có 3 loại khuyết điểm mà cán bộ thường gặp, đó là bệnh chủ quan; bệnh hẹp hòi; bệnh ba hoa. Biểu hiện của các loại khuyến điểm đó là: Không đem lý luận thực hành trong cuộc sống; nói, viết dài dòng; tự cao tự đại, coi thường mọi người, dẫn đến chia rẽ, bè phái, đố kỵ; công thần, suy bì, tị nạnh với đồng chí, đồng đội; kể công với Đảng. Nguyên nhân chính dẫn đến các khuyết điểm đó theo Bác là do yếu kém lý luận, khinh lý luận hoặc lý luận suông. Bác cho rằng lý luận chân chính phải xuất phát từ thực tiễn, tổng kết thực tiễn, gắn với cuộc sống, chỉ đạo cuộc sống. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế hàng ngày.
Vì vậy, nội dung chủ yếu của tác phẩm“ Sửa đổi lối làm việc” dạy chúng ta cách suy nghĩ và làm việc đúng đắn để hoàn thành tốt công tác cách mạng, gồm những tư tưởng cơ bản sau:
        1.Khả năng nhìn thấu suốt những khía cạnh của đời sống.
          Là một nhà lãnh đạo suốt đời vì dân, nỗi lo canh cánh trong lòng Người chính là nhân dân. Có lẽ vì vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự cảm những điều sẽ xảy ra khi Đảng trở thành đảng cầm quyền trên cả nước; khi đó, nếu đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng không được trau dồi về đạo đức, không kịp thời sửa chữa những thói hư tật xấu thì sẽ gây ra tác hại khôn lường. Những người hứng chịu tác hại khôn lường do đội ngũ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất ấy chính là nhân dân. Người đã chỉ ra 3 loại khuyết điểm chính nhưng cho rằng từ 3 loại chính sẽ sinh hàng chục biểu hiện khác như: bệnh quan liêu, bệnh kiêu ngạo, óc địa phương, bệnh xa quần chúng, bệnh ích kỷ…Để khắc phục những khuyết điểm trên, phương hướng chung cơ bản là phải “sửa đổi lối làm việc của Đảng”; mỗi cán bộ, đảng viên phải tự sửa đổi, tự sửa chữa khuyết điểm của mình, giữ gìn bản chất cách mạng và mục tiêu, lý tưởng của Đảng là phục vụ nhân dân, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức giác ngộ chính trị, tinh thần kỷ luật, tác phong quần chúng gần gũi, sâu sát nhân dân. Đồng thời, Đảng và Chính phủ phải tăng cường công tác cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất và năng lực mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. 2
        2. Bác chỉ ra nhiệm vụ của toàn Đảng
        Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập một vấn đề rất hệ trọng, rộng lớn, nhưng cũng hết sức cụ thể rõ ràng. Đó là việc chỉnh đốn, xây dựng Đảng khi Đảng thực hiện vai trò cầm quyền, lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy, Đảng phải khắc phục nhiều khuyết điểm, chứng bệnh, thói tật tiêu cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, mà có thể khi Đảng chưa trở thành đảng cầm quyền nó chưa có điều kiện để bộc lộ rõ. Tất cả những khuyết tật này sẽ gây khó khăn cho sự nghiệp kháng chiến đang ở giai đoạn quyết liệt, gây tác hại lâu dài đối với đất nước và cách mạng. Cùng với việc chỉ ra và phân tích rõ khuyết điểm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu lên những biện pháp toàn diện, đúng đắn và có tính hệ thống, đồng bộ để khắc phục khuyết điểm. Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vạch ra những sai lầm, khuyết điểm, lệch lạc trong nhận thức, tư tưởng, trong phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực công tác của cán bộ, đảng viên, mà còn tập trung nêu rõ những biện pháp cần thiết để chữa trị những căn bệnh này. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế hàng ngày. Bác chỉ ra nhiệm vụ của toàn Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên là phải thường xuyên xem xét, sửa đổi lối làm việc; xác định đâu là ưu điểm, đâu là khuyến điểm. Đừng sợ khuyết điểm, không che dấu khuyến điểm, phải tự phê bình, phê bình rộng rãi. Bác cho rằng: Một Đảng mà giấu khuyết điểm là một Đảng hỏng, có gan thừa nhận khuyết điểm, tìm nguyên nhân, quyết tâm sửa chữa khuyết điểm thì Đảng đó là một Đảng tiến bộ
        3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
        Bác rất chú trọng đến vấn đề đạo đức cách mạng. Bác cho rằng, đạo đức cách mạng là cái căn bản, là cái gốc đối với toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, không có đạo đức thì dù giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Theo Bác, đạo đức cách mạng bao gồm 5 tính tốt: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm: Nhân là hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không có việc gì giấu Đảng. Trí là đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dũng là gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa. Cực khổ có gan chịu đựng. Liêm có nghĩa là trong sạch, không tham lam. Bác chỉ rõ “đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
        Xuyên suốt tác phẩm là những chỉ dẫn của Người về giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực làm việc và tư cách đạo đức, thực sự là “công bộc” của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một đảng vì dân vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu”. Người cho rằng, tính xấu của một người chỉ có hại cho người đó, nhưng nếu người đó là đảng viên, cán bộ thì tính xấu đó sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân.
        Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, cán bộ, đảng viên nếu thiếu chí công vô tư; không giữ được kỷ luật nghiêm từ cấp trên xuống cấp dưới; không gần dân, lắng nghe và gắn bó mật thiết với nhân dân, và nhất là không làm việc đến nơi đến chốn. Nguyên nhân của những khuyết điểm đó là do nhận thức, tư tưởng chưa đúng, mắc bệnh chủ quan, hẹp hòi, ưa dùng cánh hẩu, kéo bè kéo cánh, phá vỡ khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng, giữa Đảng và nhân dân; ưa ba hoa, nói dông dài, cẩu thả... sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân. Người cho rằng, tất cả những khuyết điểm đó sẽ được khắc phục bằng “phê bình và sửa chữa”. Nhưng vì “phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”, cho nên khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải theo nguyên tắc “phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người”, để người bị phê bình “vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”.
        Có lẽ vì vậy mà trong tác phẩm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu bàn đến việc sửa đổi, mà cụ thể là những đòi hỏi rất khắt khe về phẩm chất, đạo đức đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây chính là cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo để bắt buộc và đòi hỏi các cán bộ, đảng viên phải có các cách thức để gần dân, để giao tiếp với nhân dân và mục tiêu cuối cùng chính là để giải phóng nhân dân.
        Có thể nói rằng, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị là sự hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về “Sửa đổi lối làm việc”- những lời di huấn thiêng liêng của Người đối với cán bộ đảng viên trong toàn Đảng ta trước đây, ngày nay và mãi mãi sau này - Nó có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của Đảng, sự tồn vong của chế độ ta. Chỉ thị đã thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Bác về đạo đức và phong cách làm việc đối với người cán bộ đảng viên, vì vậy để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là công bộc, là đầy tớ thật trung thành của nhân dân thì hơn lúc nào hết mỗi cán bộ đảng viên cần phải nghiêm túc tự mình sửa đổi ngay lối làm việc theo đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại để củng cố niềm tin đối với nhân dân, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó. Qua việc nghiên cứu tác phẩm: “Sửa đổi lối làm việc”, chúng ta nhận thấy nội dung, tư tưởng của tác phẩm không những được vận dụng rất tốt cho các môn học lý luận chính trị mà còn được vận dụng hiệu quả trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo. Do tính chất đặc thù của ngành, ngoài việc dậy chữ, dạy người, hơn ai hết người giáo viên phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thường xuyên thực hành sửa đổi lối làm việc đúng với tư cách và đạo đức cách mạng thì mục tiêu của cải cách nền giáo dục sớm đạt được và hiệu quả.
---------------------------
  1. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, H, tr. 58
  2. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, H, tr. 240, 267,249, 254, 232
  3. Hồ Chí Minh toàn tập“Sửa đổi lối làm việc”, Nxb CTQG, H, 1995, tr23,
  4. XYZ: Sửa đổi lối làm việc, NXB Chính trị quốc gia sự thật, H, 2017, tr. 139
  5.  Sđd, tr269. 23
  6. Sđd, tr273
  7.  Sđd, tr231-232
  8.  Sđd, tr261

Tác giả bài viết: Hoàng Phương Lan

Nguồn tin: Tổ Lí luận - Chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-01-2025_b7de6a1b0efb5d9328051489fd60be2f.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)