Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm - Cơ hội trải nghiệm cho sinh viên sư phạm tiểu học

Thứ ba - 15/11/2016 04:26
          Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề, chủ điểm là nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) ở các cấp học trong nhà trường phổ thông. Bởi HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục trong các nhà trường. HĐGDNGLL là chiếc cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục (GD) học sinh (HS) ngoài giờ lên lớp, hoặc nói cách khác, HĐGDNGLL bao gồm tất cả những hoạt động nối tiếp các hoạt động GD trong giờ học và ngoài giờ học.
          HĐGDNGLL là điều kiện tốt nhất để rèn luyện các kỹ năng cơ bản, phát huy vai trò chủ thể, phát triển tính tích cực, chủ động, đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra từ bậc học tiểu học (TH) cho đến các bậc  học cao hơn.
           Một trong những điều kiện để thực hiện hiệu quả các HĐGDNGLL theo chủ đề, chủ điểm ở trường TH chính là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, họ chính là người quyết định chất lượng GD lớp HS của mình. Để đáp ứng những yêu cầu ngày một cao của xã hội đối với công tác GD  HS, cùng với việc trang bị hệ thống tri thức, rèn luyện những kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm TH là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của các trường sư phạm. Trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) nằm trong hệ thống trường dạy nghề đào tạo giáo viên TH và trung học cơ sở (THCS). Một trong những mục tiêu của nhà trường là đào tạo các giáo viên có khả năng giảng dạy và làm tốt công tác GD HS. Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức cho HS TH tham gia các HĐGDNGLL là cơ hội sinh viên được trải nghiệm rèn kỹ năng tổ chức, điều hành HĐGDNGLL góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
          Thực tế trong quá trình giảng dạy học phần "Thực hành tổ chức các HĐGDNGLL ở trường TH" đối với sinh viên CĐSP TH những năm vừa qua, cho thấy sinh viên còn nhiều hạn chế hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, về kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động. Để khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải bồi dưỡng, bổ sung rèn luyện hệ thống kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL nói chung, kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL theo chủ đề, chủ điểm thông qua các giờ thực hành môn học.
          Đối với HĐGDNGLL theo chủ điểm được thực hiện từng tháng trong năm học như:
Nội dung chủ điểm Tháng
Mái trường thân yêu của em 9
Vòng tay bạn bè - Chăm ngoan học giỏi 10
Biết ơn thầy cô giáo 11
Uống nước nhớ nguồn 12
Ngày Tết quê em 1
Em yêu Tổ quốc Việt Nam 2
Yêu quý mẹ và cô giáo 3
Hòa bình và hữu nghị 4
Bác Hồ kính yêu 5
 
          Mỗi chủ điểm được giáo viên thiết kế từng góc hoạt động nhỏ tương ứng với các tuần trong tháng. Ví dụ với chủ điểm "Mái trường thân yêu của em" được thực hiện trong tháng 9, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm cùng HS tự xây dựng kế hoạch - thiết kế 4 hoạt động thực hiện trong bốn tuần. Tương ứng với 9 chủ điểm sẽ là 36 hoạt động trong một năm học. Không giống như các môn học khác có sách giáo khoa và sách giáo viên, HĐGDNGLL ở trường TH chỉ có sách tham khảo định hướng nội dung và hình thức thực hiện. Vậy để thực hiện được công việc này, người giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về tri thức của nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trang bị một số kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm như: quy trình thiết kế, quy trình tổ chức và các kỹ năng khác phục vụ cho HĐGDNGLL. Trực tiếp thiết kế hoạt động, tiến hành điều hành và rèn luyện các kỹ năng khác tức là mỗi cá nhân có cơ hội được trải nghiệm trong việc tổ chức HĐGDNGLL.
          Với lý do trên, nhân kỷ niệm 185 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn (4/11/1831 - 4/11/2016), 107 năm ngày sinh anh Hoàng Văn Thụ (1909 - 2016) chúng tôi định hướng sinh viên tiến hành tổ chức thực hành hoạt động theo chủ điểm giáo dục Uống nước nhớ nguồn với tên hoạt động: "Hoàng Văn Thụ - Người anh hùng xứ Lạng"
Những vấn đề cần hướng tới cho giờ hoạt động thực hành là Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức hoạt động đồng thời rèn kỹ năng triển khai và chuẩn bị cho hoạt động:
 
Nội dung hoạt động Hình thức hoạt động
- Tiểu sử anh Hoàng Văn Thụ
- Anh Hoàng Văn Thụ đi ra pháp trường
- Những câu nói bất hủ của anh Hoàng Văn Thụ
- Bài thơ "Nhắn bạn"
- Trả lời câu hỏi
- Nghe nói chuyện
- Sưu tầm
- Đọc diễn cảm
          Để hoạt động thu hút HS TH tham gia và đạt mục tiêu GD, giảng viên giao nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu, thu thập tư liệu về các nội dung liên quan đến hoạt động:
          - Tiểu sử anh Hoàng Văn Thụ:
           Hoàng Văn Thụ sinh ngày 04/11/1909 (cũng có tài liệu nói ông sinh năm 1906) là người dân tộc Tày, quê ở thôn Phạc Lạn, Tổng Nhân Lý, Châu Văn Uyên, nay là thôn Phục Lạn, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Năm 1929 được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Năm 1934 được bổ sung vào Xứ uỷ Bắc Kỳ. Năm 1939 được bầu làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ. Năm 1940 được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Năm 1941 được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương, phụ trách công tác công - binh vận, sáng lập báo Cờ giải phóng. Tháng 8/1943, anh Hoàng Văn Thụ bị thực dân Pháp bắt và bị xử bắn ngày 24/5/1944, tại Bạch Mai (Hà Nội)
          - Anh Hoàng Văn Thụ đi ra pháp trường:
          Sáng ngày 24 tháng 5 năm 1944, thực dân Pháp mang ông ra xử bắn. Ông ung dung ra pháp trường Tương Mai. Khi giám thị hỏi ông có cần bịt mắt hay không, ông trả lời không cần. Quan toà hỏi ông có cần nói lời cuối cùng, ông nói: "Trong cuộc đấu tranh sinh tử, giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là một sự dĩ nhiên. Chỉ biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng". Cha cố hỏi ông có cần rửa tội hay không, ông đáp: "Cảm ơn ông, tôi không có tội gì. Nếu yêu nước, cứu nước là có tội thì những người Pháp hiện giờ đang đấu tranh chống phát xít Đức bên nước ông đều là có tội cả. Ông hãy về hỏi xem họ có tội không?"
          - Bài thơ "Nhắn bạn"
          Ông sáng tác nhiều bài thơ cách mạng bằng cả tiếng Tày lẫn tiếng Việt. Trước khi bị địch bắn, Ông đã viết một bài thơ tuyệt mệnh gửi ra ngoài nhà tù cho các đồng chí của mình. Đó là bài thơ "Nhắn bạn" bất hủ:
Việc nước xưa nay có bại thành,
Miễn sao giữ được trọn thanh danh,
Phục thù, chí lớn không hề nản,
Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành.
Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm,
Chí còn theo dõi biển tung hoành.
Hỡi bạn gần xa đang chiến đấu,
Trước sau xin giữ tấm lòng thành!
          Bài này vốn không có đầu đề, do đồng chí Hoàng Văn Thụ (khi đó là Uỷ viên thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ, Đảng Cộng sản Việt Nam, bị Pháp bắt và kết án tử hình) làm tại nhà tù Hoả Lò, Hà Nội. Đây là bài thơ đồng chí làm trước ngày hy sinh (24-5-1944). Bài thơ được viết trên một chiếc quạt giấy, gửi cho chị Vân, tức Hoàng Ngân. Lúc ấy chị Vân cũng đang bị giam bên trại tù nữ. Ở một số sách, bài này có tên là "Nhắn bạn".
 Nguồn: Thơ viết trong nhà tù Hoả Lò (1899-1954), NXB Văn hoá dân tộc, 2006
          - Khí phách anh hùng của anh Hoàng Văn Thụ qua bài thơ: Đoạn tuyệt
          Theo một số nguồn tài liệu, khi Hoàng Văn Thụ đi hoạt động cách mạng, cha vợ là ông đội Hiển đã viết thư dụ ông về hợp tác với Pháp, nhưng ông đã viết bài thơ Đoạn tuyệt nổi tiếng để trả lời năm 1940:

Đọc mấy lời trong bức thư cha dụ 
Dòng lệ con hoen ố mảnh nhung y 
Nhớ ngày nào ôm chí lớn ra đi 
Trong ký ức ghi nhiều điều kiêu hãnh

 
Kìa mũi kiếm máu kẻ thù con dính 
Mà anh hùng tim lạnh bởi mơ vinh 
Chốn phong ba vùng vẫy bóng ngư kình 
Tham mồi béo nộp mình cho ngư phủ 
Nơi rừng thiêng tung hoành con mãnh thú 
Tham mồi ngon ủ rũ chốn chuồng con 
Bả vinh hoa làm mất cả tâm hồn 
Nhưng nào chuyển được lòng son dạ sắt 
Núi Hồng Lĩnh còn mịt mù u uất 
Sông Nhị Hà con chất chứa căm hờn 
Thì đời con là của cả giang sơn 
Mà bão táp mưa đơn đâu sá kể 
Nào những lúc cha vui vầy vị kỷ 
Là khi con rầu rĩ khóc non sông 

 
Đêm canh trường cha nệm ấm chăn êm 
Nơi hố thẳm con nằm gai nếm mật 
Cha hít thở hương trầm bay bát ngát 
Pha lẫn mùi máu mắt của lương dân 


 
Thì mũi con nghẹt thở cổ khô khan 
Tai vẳng tiếng kêu than trong thảm cảnh 

 
Cha trước ngực mề đay kim khánh 
Con bên mình lấp lánh kiếm tiên cừu 
Cha say sưa bên thiếu nữ yêu kiều 
Con tận tụy với tình yêu tổ quốc 
Nghĩa là cha đem tài năng và trí óc 
Mơ vinh thân là mục đích sau cùng 

Thì con đem xương trắng với máu hồng 
Ra cứu giúp non sông là chí nguyện 


Cha và con thế là hai trận tuyến 
Cha một đường và con ở một đường 

Thôi từ nay hai chữ can thường 
Con... để thờ dân giúp nước

Buổi đoàn viên xin cha đừng mong ước 
Cuộc hội đàm xin để lúc thành công 
Bức thư đây là bức sau cùng 
Mà cha chỉ là cha trong dĩ vãng 
Thôi hạ bút cho thâm tình gián đoạn 
Để cho người kết án thế gian phê 
Lưỡi gươm thù con tuốt để sẵn chờ... 
          Phải khẳng định rằng, yếu tố dẫn đến thành công trong công tác giáo dục chính là sự trải nghiệm thông qua HĐGDNGLL, là sự kết hợp hài hòa giữa lí luận và thực tiễn, giữa ý thức và trách nhiệm, giữa nhiệt huyết và phẩm chất của người giáo viên tiểu học. Tất cả những điều ấy nên được giảng viên sư phạm thổi hồn, truyền lửa nhiệt tình cho các em sinh viên, cùng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thiếu nhi Việt Nam ngày một phát triển toàn diện./.
 
Một số hình ảnh tượng đài anh Hoàng Văn Thụ


Tượng đài Hoàng Văn Thụ


 Bài thơ "Nhắn bạn" do Hoàng Văn Thụ viết tặng Phạm Thị Vân
được lưu giữ trong nhà tù Hỏa Lò Hà Nội


Nhà tưởng niệm Hoàng Văn Thụ (huyện Văn Lãng)


Lễ dâng hương tượng đài Hoàng Văn Thụ

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Kèm

Nguồn tin: Tổ GDTC-CTĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/13-11-2024_b68562802094f3208789268db52661d0.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)