Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Hội thi "Sinh viên sáng tạo khoa học, kĩ thuật và đồ dùng thiết bị dạy học" năm học 2015-2016

Thứ năm - 28/04/2016 00:00
          Nghiên cứu khoa học là dạng hoạt động trí tuệ đặc biệt mang tính chuyên sâu giúp sinh viên tự tìm kiếm, khám phá và ứng dụng tri thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Đây là phương pháp học tập phù hợp với bậc giáo dục đại học, nhằm tối ưu hóa vai trò của cá nhân, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học tập độc lập, tư duy sáng tạo, thích ứng với thời đại bùng nổ thông tin và yêu cầu ngày càng cao của hoạt động nghề nghiệp. Nhận thức được điều này, trong những năm qua trường CĐSP Lạng Sơn đã quan tâm chỉ đạo, có chế tài cụ thể cho công tác nghiên cứu khoa học  của sinh viên. Hoạt động này đã đi vào quỹ đạo, từng bước có những chuyển biến tích cực về mặt số lượng và chất lượng, mang tính chuyên nghiệp hơn.
         Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn năm học 2015 - 2016 là tổ chức Hội thi “Sinh viên sáng tạo khoa học kĩ thuật và đồ dùng thiết bị dạy học”. Từ tháng 10/2015, nhà trường đã ban hành Kế hoạch số 42/KH - CĐSP ngày 21 tháng 10 năm 2015 về việc tổ chức Hội thi.
         Mục đích của Hội thi: - Phát huy tính tích cực và sáng tạo của sinh viên trong nghiên cứu khoa học và thiết kế đồ dùng dạy học để phục vụ thiết thực cho công tác đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay; - Trao đổi, học hỏi giữa các sinh viên trong sáng chế, xây dựng mô hình, dụng cụ và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm; - Gắn việc đào tạo ở trường sư phạm với thực tế phổ thông, mầm non và nhu cầu  sử dụng nguồn nhân lực của xã hội; - Xây dựng phong trào rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, giúp sinh viên thích ứng việc nghiên cứu, sáng tạo, tự làm đồ dùng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
         Nội dung thi: Là kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, đồ dùng thiết bị dạy học thuộc các lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học Giáo dục.
         Hình thức thi: Sản phẩm dự thi được trưng bày tại Hội thi (dưới hình thức tranh ảnh, hình vẽ, sản phẩm thật). Tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày sản phẩm và trả lời phỏng vấn của Ban giám khảo.
Yêu cầu đối với sản phẩm dự thi: - Đảm bảo tính trung thực; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình; - Các sản phẩm do tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện kế hoạch: - Sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của Ban tổ chức Hội thi.  
Sản phẩm dự thi được đánh giá theo các tiêu chí sau:
(1) Thuyết minh: Sản phẩm dự thi sẽ thực hiện thuyết trình trước Ban giám khảo (tối đa 07 phút). Nội dung gồm: tên sản phẩm, tác giả, nguyên vật liệu, cách thiết kế, cách sử dụng, hiệu quả sau khi sử dụng (có so sánh). Thí sinh dự thi trả lời câu hỏi do Ban giám khảo đặt ra.
(2) Sư phạm, thẩm mỹ: Đảm bảo phù hợp nội dung của môn học, bài dạy và điều kiện cụ thể của địa phương; giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, mở rộng và khắc sâu kiến thức, kích thích hứng thú học tập; hình thức đẹp, hài hòa, tác động mạnh đến nhận thức của học sinh.
(3) Kinh tế: Hiệu quả về kinh tế, có thể phổ biến nhân rộng.
(4)Tính mới và sáng tạo: Sản phẩm dự thi không trùng lặp với giải pháp đã được công bố; thể hiện tính sáng tạo về nội dung, loại hình, cấu tạo và phương pháp sử dụng.
(5) Phạm vi sử dụng: Mức độ ứng dụng của sản phẩm trong dạy học hoặc trong thực tiễn. 
(6) Khoa học kỹ thuật: Đảm bảo nguyên lý cấu tạo, đơn giản khi lắp ráp, vận hành; bền chắc và an toàn khi sử dụng.
          Lãnh đạo các đơn vị đã triển khai kế hoạch Hội thi tới toàn thể cán bộ giảng viên và sinh viên; cử giảng viên hướng dẫn, thành lập các nhóm nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật và đồ dùng thiết bị dạy học. Dưới sự hướng dẫn của các giảng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; đặc biệt có am hiểu về lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đồ dùng thiết bị dạy học. Trải qua 6 tháng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo với tinh thần trách nhiệm cao, các tác giả đã hoàn thành sản phẩm dự thi theo đúng tiến độ và thỏa mãn các tiêu chí của Hội thi.
          Nhân ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4/2016), trường CĐSP long trọng tổ chức Hội thi nhằm đánh giá kết quả của các sản phẩm dự thi đặc biệt tôn vinh, ghi nhận năng lực sáng tạo và tinh thần cầu thị của sinh viên trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đồ dùng thiết bị dạy học. Tham dự Hội thi là 17 sản phẩm được đến từ các đơn vị trong nhà trường: Khoa Tự nhiên (7), Khoa Xã hội (3), Khoa Ngoại ngữ (3), Khoa Giáo dục tiểu học (2); Khoa Giáo dục mầm non (2). Trong đó, một số giảng viên hướng dẫn và sinh viên tham gia 02 sản phẩm dự thi. Các sản phẩm dự thi thể hiện sự phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc đặc trưng cho các chuyên ngành đào tạo trong nhà trường;  nhưng tựu chung đạt được các tiêu chí mà Ban tổ chức đã đưa ra. Cùng với việc trưng bày và thuyết minh các sản phẩm dự thi cũng như trả lời được những câu hỏi của Ban Giám khảo là những bằng chứng sinh động chứng minh những hiểu biết của sinh viên về lĩnh vực mà các em nghiên cứu, sáng tạo cũng như các chuyên ngành các em được đào tạo. Ban Giám khảo đã làm việc nghiêm túc, công tâm và với tinh thần trách nhiệm cao; đánh giá khách quan, công bằng các sản phẩm dự thi. Kết quả như sau:
 
Giải Tên sản phẩm Khoa Nhóm tác giả Giảng viên
hướng dẫn
Giải
Nhất
Máy vẽ tự động Tự nhiên 1. Nguyễn Hữu Hoàng
2. Hoàng Văn Ánh
3. Bùi Văn Nghĩa
ThS. Ninh Quốc Huy
 
 
Giải
Nhì
1. Cột bóng rổ, quả bóng xinh xắn, ném vòng cổ chai Giáo dục
Mầm non
1. Nguyễn Thị Thu Hà
2. Linh Thị Thoa
3. Hoàng Thị Linh
4. Hoàng Thị Điệp
CN. Nguyễn Thị Hòa
ThS. Hứa Thị Hạnh
2. Thiết kế và chế tạo bộ thí nghiệm đối lưu Tự nhiên  1. Hoàng Tuấn Hưng
2. Bùi Văn Nghĩa
ThS. Nguyễn Thanh Huyền
 
 
 
 
Giải
Ba
1. Bộ công cụ hỗ trợ dạy -  học loại bài khởi nghĩa, chiến tranh cách mạng trong dạy học Lịch sử ở trường THCS  
Xã hội
1. Hoàng Thị Đẹp
2. Lộc Thị Bích Ly
3. Lý Hữu Đức
4. Phùng Minh Khánh
CN. Nguyễn Tuấn
ThS. Hoàng Thị Nhu
2. Thiết kế và chế tạo bộ thí nghiệm minh họa sóng cơ học Tự nhiên 1. Lâm Thị Nguyên
2. Lèo Mạnh Tiến
3. Ma Khánh Duy
ThS. Đàm Xuân Toán
3. Bộ đồ dùng dạy học Magic pizza
                                       
Ngoại ngữ 1. Lương Thành Đạt
2. Lê Quỳnh Hương
3. Lý Thị Thúy Kiều
4. Vi Ngọc Ánh
5. Hoàng Thị Trinh
CN. Nguyễn Lan Hương
 CN.  Trần Phương  Hà
4. Động cơ điện kiểu Piston Tự nhiên 1. Dương Hữu Điệp
2. Vi Xuân Hòa
ThS. Ninh Quốc Huy
 
 
 
 
 
 
 
Giải
Khuyến khích
1.Thí nghiệm quan sát màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu Tự nhiên 1. Dương Hữu Điệp
2. Vi Xuân Hòa
3. Hoàng Tuấn Hưng
 
ThS. Hoàng Văn Vĩnh
2. Thiên nhiên với trẻ mầm non Giáo dục mầm non 1.Đỗ Thị Thanh Loan
2. Chu Thị Thương
3. Trần Thị Diệu
4. Trần Thị Ngọc
CN. Vũ Thu Hồng
3. Xây dựng phần mềm tra cứu tác phẩm chữ Hán, chữ Nôm Xã hội 1. Nịnh Thị Hà
2. Lành Thị Quỳnh
3. Hà Thị Hương
4. Hoàng Thị Hiếu
ThS. Đặng Thế Anh
 
 
4. Tranh động sử dụng  trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 chủ đề “Muông thú Giáo dục tiểu học 1. Tô Thanh Tú
2. Hoàng Trần Dưỡng
3. Hứa Thu Trang
4. Triệu Thị Hoa
 ThS. Nguyễn Thị Thắng
 
5. Bảng “Vui học chữ Hán” Ngoại ngữ 1.Nông Văn Nam
2. Nguyễn Diệu Thúy
3. Chu Văn Phóng
4. Sầm Thùy Linh
CN. Hứa Ngọc Bích
6. Thiết kế và chế tạo bộ thí nghiệm dòng điện Foucault Tự nhiên 1. Hứa Thị Nhài
2. Đặng Ngọc Sơn
3. Hoàng Hiệp
ThS. Nông Ngọc Hồi
           
 
            Ban Giám khảo đã lựa chọn được 13/17 sản phẩm đạt giải, trong đó đơn vị Khoa Tự nhiên có số lượng sản phẩm dự thi nhiều nhất và cũng là đơn vị dẫn đầu về số lượng giải thưởng 6/13. Điểm ưu việt của các sản phẩm dự thi lần này là đáp ứng tốt các tiêu chí về tính mới và sáng tạo; tính sư phạm và thẩm mỹ; kinh tế và khoa học kỹ thuật, có thể nhân rộng. Bên cạnh đó còn thể hiện được sự cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và NCKH. Một sản phẩm có thể được ứng dụng trong các khâu của quá trình dạy học, với nhiều nội dung khác nhau, áp dụng trong các tiết học trên lớp cũng như các hoạt động ngoại khóa; đảm bảo tốt trong dạy học tích hợp, liên môn, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và mầm non hiện nay.
Nhìn chung các sản phẩm đều đáp ứng được quan điểm dạy học hiện đại như: học qua hứng thú, học đa giác quan, học qua làm. Phần lớn các sản phẩm được ứng dụng trong dạy học ở trường mầm non, phổ thông. Sản phẩm Cột bóng rổ, quả bóng xinh xắn, ném vòng cổ chai của sinh viên Khoa GDMN được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ nhưng cũng có thể ứng dụng trong dạy học tích hợp, giáo dục trí tuệ hoặc trang trí phòng học của trẻ. Một số sản phẩm tiêu biểu thể hiện sự sáng tạo trong cải tiến các thí nghiệm được ban hành trong chương trình sách giáo khoa phổ thông như Bộ thí nghiệm đối lưu (Khoa Tự  nhiên); khắc phục được việc sử dụng thí nghiệm ảo như Bộ thí nghiệm minh họa sóng cơ học (Khoa Tự nhiên); là cơ sở để chế tạo robot như Động cơ điện kiểu Piston (Khoa Tự nhiên); phát triển khả năng tưởng tượng của học sinh như Bộ công cụ dạy - học loại bài khởi nghĩa, chiến tranh cách mạng trong dạy học Lịch sử ở trường THCS (Khoa Xã hội); tăng cường hứng thú, phát triển khả năng ngôn ngữ như Bộ đồ dùng dạy học Magic pizza . Điển hình là sản phẩm Máy vẽ tự động (Khoa Tự nhiên), thể hiện sự sáng tạo trong thiết kế và chế tạo sản phẩm khoa học kỹ thuật dựa trên sự hiểu biết về vật lý cơ học, điện tử học và tin học lập trình.
Hội thi khép lại nhưng hiệu ứng đã lan tỏa, truyền cảm hứng cho sinh viên trong hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật và đồ dùng thiết bị dạy học. Hội thi lần đầu tiên được tổ chức, là dấu mốc quan trọng thể hiện những thành quả đạt được trong học tập và rèn luyện của sinh viên tại nhà trường. Kết quả của Hội thi là những bằng chứng đẹp minh chứng cho năng lực và phẩm chất của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn như: hiểu biết về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, sáng tạo, làm việc hợp tác, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần cầu tiến. Đó là những năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng và thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống và nghề nghiệp. Hy vọng rằng, Hội thi sẽ được tổ chức thường niên để sinh viên có được những sân chơi bổ ích, thiết thực nâng cao hiệu quả học tập ở trường sư phạm cũng như sau khi ra trường tác nghiệp. Sáng tạo khoa học kỹ thuật và đồ dùng thiết bị dạy học vừa là mục tiêu, vừa là nội dung trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Thiết nghĩ, trường CĐSP Lạng Sơn là vườn ươm để gieo mầm những ý tưởng sáng tạo và trường phổ thông, mầm non sẽ là những mảnh đất màu mỡ để những ý tưởng sáng tạo đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái, góp phần làm nên sự thành công của ngành Giáo dục tỉnh nhà.
 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỘI THI

 
 
Một số tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thi
 

Thầy giáo Phùng Quý Sơn - Phó trưởng Ban tổ chức khai mạc Hội thi
 
Sinh viên Khoa ngoại ngữ thuyết trình Bộ đồ dùng dạy học Magic pizza
 
 

 Sinh viên Khoa GDMN thuyết trình sản phẩm
 Cột bóng rổ, quả bóng xinh xắn, ném vòng cổ chai
 

Sinh viên Khoa Xã hội thuyết trình Bộ công cụ hỗ trợ dạy -  học
loại bài khởi nghĩa, chiến tranh cách mạng trong dạy học Lịch sử ở trường  THCS
 

Sinh viên Khoa Tự nhiên thuyết trình Bộ thí nghiệm minh họa sóng cơ học
 

Đại biểu, Lãnh đạo, GV và SV tham dự Hội thi
 

Thầy giáo Nguyễn Thế Dương - Phó Hiệu trưởng trao giải cho
các nhóm tác giả đạt giải Khuyến khích và giải tập thể
 

Thầy giáo Phùng Quý Sơn - Phó Hiệu trưởng trao giải cho
          các nhóm tác giả đạt giải Ba
 

          Thầy giáo Ninh Văn Hưng - Hiệu trưởng trao giải cho
các nhóm tác giả đạt giải Nhất và Nhì
 

Giảng viên hướng dẫn và nhóm SV đạt giải Nhất
 

Ban Tổ chức
 

Tập thể có nhiều sản phẩm dự thi và đạt giải

Tác giả bài viết: TS. Phùng Quý Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-01-2025_546d833932be6cacfb146d339f3357b7.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)