SỞ GD&ĐT LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM Số: 23/KH-CĐSP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lạng Sơn, ngày 26 tháng 4 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
Xây dựng chương trình đào tạo các chuyên ngành theo hệ thống tín chỉ
từ năm học 2016 – 2017
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đ
ổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;2. Điều lệ trường Cao đẳng ban hành theo Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
3. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 138/QĐ-CĐSP ngày 05/6/2009 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn;
4. Thông báo số 493/TB-BGDĐT ngày 29/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết luận của thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội thảo ”Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông trong các cơ sở đào tạo giáo viên”;
5. Văn bản số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xác thực văn bản hợp nhất Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;
6. Kế hoạch, thông báo tuyển sinh các chuyên ngành đào tạo năm 2016 của trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1. Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Xây dựng chương trình đào tạo nhằm phát triển năng lực, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên các ngành đào tạo chính quy, trình độ cao đẳng.
3. Nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với nhu cầu xã hội, thu hẹp dần khoảng cách giữa các cơ sở đào tạo và yêu cầu của cơ sở sử dụng nguồn nhân lực; nâng cấp chương trình đào tạo, tiếp cận với chương trình đào tạo khu vực, liên thông đào tạo tín chỉ với các trường đại học.
4. Giúp sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực thực tiễn.
5. Đổi mới và áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại; đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp.
6. Góp phần thay đổi tư duy tổ chức quản lý đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, dịch vụ giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.
7. Xây dựng chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hiện hành; phù hợp với thực tiễn của nhà trường và bắt đầu áp dụng từ khóa đào tạo tuyển sinh năm 2016.
III. NỘI DUNG1. Nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo các chuyên ngành1.1. Đảm bảo khối lượng kiến thức, số tín chỉ, cụ thể:
- Khối lượng kiến thức: Được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp
- Số tín chỉ: từ 90 đến 115 tín chỉ.
1.2. Đảm bảo một số yêu cầu:
- Những học phần về giáo dục đại cương chung được bố trí giảng dạy thống nhất trong toàn trường để thuận lợi cho công tác tổ chức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả.
- Ưu tiên sắp xếp các học phần theo logic của hệ thống kiến thức, đặc biệt đối với những học phần có yêu cầu về điều kiện tiên quyết.
- Các học phần có nội dung kiến thức nghiệp vụ cho khối ngành và phương pháp dạy học bộ môn được bố trí nối tiếp nhau.
1.3. Đảm bảo mục tiêu, nội dung, kế hoạch đào tạo, khối lượng kiến thức và các kỹ năng đối với mỗi khối kiến thức và mỗi học phần.
1.4. Cấu trúc và nội dung các học phần được biên soạn theo hướng giảm thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, thực tập, thảo luận, học nhóm, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; tích hợp được các nội kiến thức liên ngành, khối, nhóm ngành.
2. Quy trình triển khai xây dựng và phát triển chương trình đào tạo các chuyên ngành2.1. Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo; vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các đơn vị, đoàn thể và cán bộ giảng viên nhà trường; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong tổ chức xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.
2.2. Nguyên tắc thực hiện: Triển khai xây dựng đồng bộ chương trình đào tạo các chuyên ngành theo hệ thống tín chỉ.
2.3. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo
Bước 1: Xây dựng khung năng lực, khảo sát thị trường lao động;
Bước 2: Xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra;
Bước 3: Xác định cấu trúc, khối lượng modul kiến thức và xây dựng khung chương trình đào tạo;
Bước 4: Đối chiếu, so sánh với chương trình khác;
Bước 5: Thiết kế chi tiết đề cương môn học;
Bước 6: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến (nếu có);
Bước 7: Hoàn thiện chương trình;
Bước 8: Đánh giá và nghiệm thu chương trình;
Bước 9: Phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Kế hoạch tổ chức triển khai TT | Nội dung công việc, trình tự thực hiện | Thời gian tổ chức thực hiện | Trách nhiệm |
1. | - Xây dựng kế hoạch, thành lập Ban và các tiểu ban xây dựng chương trình đào tạo theo khối ngành, nhóm ngành. - Mời các chuyên gia tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên về kinh nghiệm và quy trình, kỹ năng xây dựng, phát triển chương trình đào tạo. - Nghiên cứu chương trình, quy chế đào tạo; tài liệu, văn bản hướng dẫn thực hiện… | Tháng 4/2016 | - Ban Giám hiệu - Phòng QLĐT - Các đơn vị |
2. | Triển khai kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo trong toàn trường. | Từ ngày 22/4/2016 | - Ban Giám hiệu - Ban XD CTĐT |
3. | Tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên đề/chuyên môn theo cấp đơn vị tổ, bộ môn về các kỹ năng, quy trình xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng đề cương môn học. | từ 25/4/2016 đến 06/5/2016 | - Ban XD CTĐT - Các tiểu ban |
4. | Xây dựng khung năng lực, phiếu khảo sát năng lực các chuyên ngành. | Các tiểu ban |
5. | Xây dựng mục tiêu chung, chuẩn đầu ra các chuyên ngành | Hoàn thành trước ngày 12/5/2016 | Các tiểu ban |
6. | Xác định cấu trúc, khối lượng modul kiến thức và dự thảo khung chương trình đào tạo các chuyên ngành. |
7. | Tổ chức tập huấn thiết kế đề cương môn học | Từ 16/5/2016 đến 30/5/2016 | Các tiểu ban |
8. | Rà soát mục tiêu, chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo các ngành | Hoàn thành trước 10/6/2016 | Các tiểu ban |
9. | Hoàn thiện, ban hành khung chương trình đào tạo các chuyên ngành. | Hoàn thành trước ngày 22/6/2016 | Ban XD CTĐT |
10. | Phân công đơn vị/cá nhân xây dựng đề cương môn học. | 23-25/6/2016 | - Ban XD CTĐT - Phòng QLĐT |
11. | Các đơn vị/cá nhân xây dựng đề cương môn học các học phần khối năm thứ nhất học kỳ 1 năm học 2016 – 2017. | Tháng 7, 8/2016 | - Ban XD CTĐT - GV các đơn vị |
12. | Tổ chức hội thảo lấy ý kiến (nếu cần). | Tháng 9/2016 | - Ban Giám hiệu - Ban XD CTĐT |
13. | Tổ chức thẩm định đề cương môn học cấp tổ bộ môn, đơn vị. | Từ 15/9/2016 đến 30/9/2016 | - Ban XD CTĐT - Các đơn vị |
14. | Tổ chức đánh giá, thẩm định đề cương môn học cấp trường. | Từ 01/10/2016 đến 15/10/2016 | - Ban XD CTĐT - Phòng QLĐT |
15. | Phê duyệt, ban hành đề cương môn học và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo khối năm thứ nhất năm học 2016 – 2017. | Từ tháng 10/2016 | Các đơn vị |
16. | Các nội dung tiếp theo sẽ có thông báo triển khai cụ thể | Từ tháng 11/2016 | Ban XD CTĐT |
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Đối với các cấp ủy Đảng trong trường: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, kế hoạch xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo sự đồng thuận ở các đơn vị thuộc trường trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Đối với Ban xây dựng chương trình đào tạo- Căn cứ phân công nhiệm vụ của Ban xây dựng chương trình đào tạo kèm theo Quyết định số 99/QĐ-CĐSP ngày 19/4/2016, xây dựng kế hoạch cụ thể đối với các tiểu ban. Tổ chức triển khai kế hoạch, nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo hoàn thành các nội dung và tiến độ đặt ra. Các tiểu ban cần chủ động, phối hợp trong tổ chức thực hiện; tham mưu, báo cáo Phó trưởng ban trực tiếp phụ trách về các nội dung triển khai và kết quả thực hiện.
- Tham mưu tổ chức các hội thảo chuyên đề để đánh giá quá trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đảm bảo khoa học, khách quan, phù hợp với thực tiễn, điều kiện của nhà trường.
- Tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm sau khi kết thúc năm học.
3. Đối với các đơn vị trong trường- Quán triệt chủ trương, mục đích, yêu cầu về xây dựng, phát triển chương trình đào tạo và trách nhiệm tham gia của đơn vị khoa/tổ, tổ chức đoàn thể trong trường đến toàn thể cán bộ, giảng viên do đơn vị quản lý. Chủ động lựa chọn các nội dung phù hợp để sinh hoạt chuyên môn; tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu của cán bộ giảng viên về chuyển đổi đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Huy động toàn thể cán bộ giảng viên tham gia và chủ động phối hợp với các đơn vị khoa/tổ liên quan để xây dựng chương trình đào tạo và thiết kế đề cương môn học.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo các chuyên ngành theo hệ thống tín chỉ từ năm học 2016 – 2017 của trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai và tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: - Sở GD&ĐT ) b/c); - HT, các PHT (c/đ); - Các đơn vị thuộc trường (p/h); - Ban XD CTĐT (t/h); - Lưu: VT, QLĐT. | KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) Nguyễn Thế Dương |