Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài NCKH cấp tỉnh năm 2015 "Xây dựng bộ thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn"

Thứ năm - 03/12/2015 02:28
Trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp tỉnh năm 2015
Xây dựng bộ thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý
ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”

          Thực hiện Kế hoạch số 04-KH/CĐSP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của trường CĐSP Lạng Sơn về việc thực hiện đề tài cấp Tỉnh năm 2015; sáng thứ 7, ngày 28 tháng 11 năm 2015, trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp Tỉnh do CN. Nguyễn Sỹ Trọng cùng nhóm giảng viên môn Vật lý, khoa Tự nhiên nghiên cứu. Đề tài được thực hiện trong 2 năm, từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2015 theo QĐ số 927/QĐ/UBND ngày 09/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
 

   ThS. Hoàng Thu Thủy - Trưởng phòng QLKH&CTĐN thông qua Quyết định HĐNT cấp cơ sở
         
      Tham dự Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp Tỉnh năm 2015:
          Sở Khoa học - Công nghệ: ThS. Đỗ Thu Hạnh - Trưởng phòng Quản lý Khoa học
          Sở GD&ĐT: Lãnh đạo các phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Giáo dục Trung học.
          Các chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy môn Vật lý ở các trường THPT và THCS trên địa bàn Tỉnh.
          Đơn vị chủ quản: ThS. Ninh Văn Hưng - Hiệu trưởng- chủ tịch Hội đồng KH&ĐT Nhà trường, Ban Giám hiệu, Lãnh đạo phòng QLKH&CTĐN và phòng TC-CTHSSV; Lãnh đạo và giảng viên khoa Tự nhiên.
 

CN. Nguyễn Sỹ Trọng - Chủ nhiệm báo cáo kết quả đề tài
 
      TS. Phùng Quý Sơn - Chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp theo đúng quy trình và nội dung nghiệm thu quy định. Sau thời gian làm việc nghiêm túc, trên tinh thần khoa học, nhóm tác giả đã nhận được những nhận xét, đánh giá khách quan, mang tính xây dựng của các thành viên  trong Hội đồng, quý vị đại biểu, các chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy môn Vật lý ở các trường trung học trên địa bàn Tỉnh về các nội dung:
      1. Mức độ thực hiện các mục tiêu
Cơ bản đạt được mục tiêu của đề tài. Các sản phẩm chính của đề tài so với yêu cầu của hợp đồng đã ký kết. Các báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài (báo cáo toàn văn và 5 chuyên đề nghiên cứu), các sản phẩm khoa học công bố như bài báo, đĩa video có hướng dẫn sử dụng, bộ thí nghiệm có hướng dẫn xây dựng và sử dụng.
      2. Mức độ thực hiện nội dung, quy mô đã đề ra của đề tài
          - Thực hiện được nội dung và quy mô đã đề ra trong đề tài: xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng của bộ thí nghiệm Vật lý THCS hiện hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, xây dựng bộ thí nghiệm và thực nghiệm đánh giá hiệu quả của bộ thí nghiệm mới.
          -  Nhóm tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu khoa học thực nghiệm và khoa học ứng dụng. Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thu thập được thông tin, dữ liệu, số liệu tin cậy, xác thực, cập nhật.
      3. Đánh giá về giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã nghiên cứu một cách quy mô, có hệ thống về vấn đề  xây dựng và sử dụng bộ thí nghiệm vật lý ở trường THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn về mặt lí luận và thực tiễn. Đề tài đã xây dựng cơ sở lí luận và điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng thí nghiệm vật lý ở trường THCS phù hợp với sách giáo khoa hiện hành, từ đó xây dựng được bộ thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý ở các trường THCS trên đại bàn tỉnh Lạng  Sơn.
          - Đề tài đã cơ bản phân tích được số lượng và chất lượng của bộ thí nghiệm Vật lý ở trường THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, những khó khăn và hạn chế của việc dạy học môn Vật lý. Đó là cơ sở để các nhà quản lý chuyên môn có những định hướng đề xuất, chỉ đạo cung cấp đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm trong dạy học.  Đề tài xây dựng quy trình, thiết kế bộ thí nghiệm từ những vật liệu đơn giản, dễ kiếm, giá thành hạ, đặc biệt có thể sử dụng thí nghiệm ảo qua video trong dạy học. Đề tài chỉ ra việc sử dụng các thí nghiệm trong các giờ học chính khóa cũng như ngoại khóa, sử dụng ở các khâu khác nhau của quá trình dạy học. Đồng thời, các tác giả còn chỉ  ra, cùng các dụng cụ thí nghiệm có thể được khai thác và sử dụng ở các bài học khác nhau. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao chất lượng  dạy học môn Vật lý ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong hiện tại và những năm tiếp theo. Đồng thời hướng dẫn học sinh THCS tham gia nghiên cứu khoa học.
      4. Đánh giá kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đã mang lại những giá trị khoa học và giá trị thực tiễn, thể hiện sự nghiên cứu nghiêm túc, công phu của nhóm tác giả. Các kết quả nghiên đảm bảo tính trung thực, khách quan trên cơ sở sử dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu có liên quan. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng ở trong dạy học ở trường CĐSP và các trường THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
          Bên cạnh đó, các thành viên Hội đồng, quý vị đại biểu, các chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy môn Vật lý đã đưa ra những ý kiến quý báu, mang tính xây dựng đối với sản phẩm đề tài, đề nghị nhóm tác giả nghiên cứu, xem xét, bổ sung, chỉnh sửa về hình thức cũng như nội dung đề tài được hoàn thiện hơn, bảo vệ thành công trong thời gian tới tại Hội đồng Khoa học cấp tỉnh.
          Buổi nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp tỉnh năm 2015 đã tạo ra diễn đàn thảo luận, tranh luận sôi nổi không chỉ về lĩnh vực nghiên cứu khoa học thực nghiệm và khoa học ứng dụng mà còn là một buổi sinh hoạt chuyên môn có giá trị nhằm hoàn thiện bộ thí nghiệm Vật lý trong dạy học ở các trường THCS trên cơ sở sử dụng những vật liệu dễ kiếm, giá thành hạ. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị cao về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý ở các trường THCS trên địa bàn Tỉnh, thực hiện tốt “học qua làm”, “học đa giác quan”, “học qua hứng thú”, đón đầu quan điểm dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Đặc biệt phù hợp với phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột và mô hình trường học mới VNEN và ISCHOOL hiện nay Bộ GD&ĐT đang triển khai.    
Một số thí nghiệm vật lý (sản phẩm của đề tài)

 
Sơ đồ mạch điện hình cây - Thí nghiệm Băng kép- Vật lý lớp 6

 
Sơ đồ mạch điện hình cây – Vật lý lớp 7
 
Thí nghiệm tương tác giữa hai nam châm - Vật lý lớp 9


 Mô hình thủy điện – Vật lý lớp 9

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Phương Loan

Nguồn tin: Phòng QLKH - CTĐN

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_2fc4218472f24808f69e664b417a47cd.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)