Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng và là nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên trong các nhà trường Cao đẳng, Đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Thực tiễn và lý luận đã chứng minh, NCKH và giảng dạy của giảng viên có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. NCKH tạo tiền đề và là điều kiện nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp, ngược lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH của giảng viên. Cho nên có thể khẳng định, cùng với giảng dạy, NCKH là thước đo năng lực chuyên môn, giúp giảng viên có điều kiện đào sâu, củng cố, mở rộng kiến thức từ các chuyên ngành khác nhau. Tham gia NCKH góp phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của giảng viên. Đồng thời NCKH giúp hình thành và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho giảng viên, đây cũng là cơ sở để đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
Nhận thức đầy đủ ý nghĩa của hoạt động NCKH, ngay từ đầu năm học 2015 – 2016, giảng viên khoa giáo dục mầm non đã thực hiện nghiêm túc kế hoạch nghiên cứu khoa học của nhà trường đề ra. Trải một thời gian với sự vận dụng phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, các sản phẩm khoa học của giảng viên đã được Hội đồng khoa học và đào tạo nhà trường tổ chức nghiệm thu nghiêm túc, đúng quy định. Kết quả, 100% sản phẩm nghiên cứu được đánh giá, xếp loại Tốt. Để có được thành quả đó, ngay từ khâu duyệt đề cương nghiên cứu, cho đến tổ chức nghiệm thu sản phẩm, đơn vị luôn nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện của các thành viên trong Hội đồng, cũng như sự giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong đơn vị. Kết quả đó cũng là minh chứng cho sự cố gắng, nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của mỗi giảng viên trong quá trình nghiên cứu.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi nghiệm thu sản phẩm nghiên cứu khoa học tại đơn vị: