Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Nội dung phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong giáo dục học sinh phổ thông

Thứ hai - 02/11/2015 02:20

Gia đình là nơi chúng ta tựa vào, dìu nhau đi qua mọi khó khăn
            Phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước ta rất coi trọng và đánh giá cao vai trò giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu giáo dục và đào tạo học sinh thì cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả ba môi trường giáo dục: NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH – XÃ HỘI, trong đó nhà trường là nhân tố giữ vai trò chủ đạo. Đã có nhiều cuộc họp giữa nhà trường, hội cha mẹ học sinh với phụ huynh học sinh hoặc nhà trường với chính quyền đại phương nhưng xem ra mới chỉ chú trọng nhiều về vấn đề xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, khuyến học – khuyến dạy …, mà chưa chú trọng nhiều đến nội dung phối hợp cụ thể công việc gì và xây dựng cơ chế phối hợp như thế nào. Nên chăng, các nhà trường cần tổ chức những cuộc họp “tay ba” giữa Nhà trường với Chính quyền địa phương và Hội cha mẹ học sinh bàn bạc sâu về vấn đề này.
            Theo tôi, nếu xây dựng được một cơ chế phối hợp tốt sẽ là “liều thuốc” hữu hiệu từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trong khuôn khổ bài viết này tôi đề xuất một số nội dung cơ bản trong công tác phối hợp giữa ba môi trường giáo dục:
            1. Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục hàng năm (giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thể chất, nếp sống văn hóa, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…).
2. Phối hợp quản lý học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện; giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh; động viên khen thưởng học sinh có thành tích; giáo dục học sinh chậm tiến bộ.
3. Phối hợp xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy và học. Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.
4. Phối hợp công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường.
Đại diện nhà trường là Hiệu trưởng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên; đại diện gia đình học sinh là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc người được cha mẹ hợp pháp ủy quyền; đại diện địa phương là người đứng đầu hợp pháp của chính quyền địa phương.
Gia đình học sinh có trách nhiệm chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục con em; phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của con em mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Cha mẹ học sinh có các quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục học sinh của nhà trường. Yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em…
Chính quyền địa phương có quyền yêu cầu nhà trường trên địa bàn thông báo định kỳ, hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị; yêu cầu nhà trường trên địa bàn phối hợp để triển khai, thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ có nội dung liên quan tới giáo dục cho học sinh…
            Công tác phối hợp giữa ba môi trường giáo dục hiện nay ở Việt Nam chúng ta tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn không ít những bất cập về nội dung và cách thức, bởi chúng ta chưa tìm được tiếng nói chung, cách thức phối hợp chưa thật sự thống nhất và đồng bộ dẫn đến những hậu quả gây mất uy tín cho nhà trường, mỗi khi sự việc xảy ra thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Dưới đây tôi xin đưa ra một vài dẫn chứng làm ví dụ:
- Về sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương:
Đây là công việc rất quan trọng thể hiện sự quan tâm của địa phương tới sự phát triển văn hóa, giáo dục. Có một câu chuyện vui là khi bạn tới một địa phương nào đó hãy đến tham quan cơ sở vật chất của các trường học thì bạn sẽ biết được giáo dục ở địa phương này đang được quan tâm ở mức độ nào.
Nhiều địa phương có thể còn gặp khó khăn về kinh tế nhưng đã tạo điều kiện tốt nhất có thể để phát triển mạng lưới nhà trường, chất lượng giáo dục. Chủ trương phát triển văn hóa xã hội của địa phương phải luôn gắn liền với thực tiễn các nhà trường trên địa bàn. Nhiều địa phương đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục: định hướng phát triển nhà trường, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, tuyên truyền vận động các gia đình chăm lo con em, đóng góp sức người, sức của xây dựng nhà trường. Như vậy, vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương là rất quan trọng đối với các nhà trường trong việc định hướng phát triển.
Song, do vấn đề nhận thức của nhiều địa phương nên công tác này chưa thật sự được chú trọng. Các địa phương đưa ra muôn vàn lý do như khó khăn nguồn  kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động của địa phương rất eo hẹp, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp …
Ở một tỉnh miền núi như Lạng Sơn còn rất nhiều trường học từ bậc mầm non đến trung học cơ sở chưa có cơ sở vật chất riêng, trường lớp là những phòng tạm, học nhờ, không có công trình vệ sinh công cộng, thậm chí hiện nay vẫn còn những trường học chung 2-3 cấp, nhiều điểm trường lẻ không điện lưới, không sóng điện thoại ... Trong khi đó địa phương, ngành lại đánh giá tất cả các trường với một hệ thống tiêu chí như nhau, liệu có gì mâu thuẫn không?.
Khi chia sẻ vấn đề này với Ban Giám hiệu của một số trường khó khăn, họ chỉ biết phản ánh lên cấp trên mà không phải biết xoay sở ra sao, thôi thì việc của mình thì mình cứ làm. Vẫn biết Giáo dục là trách nhiệm của toàn dân, Giáo dục Việt Nam đang từng ngày đổi mới để hội nhập khu vực và quốc tế, mục tiêu rất lớn, nhưng mọi người hãy nhìn lại nền tảng giáo dục của chúng ta xem đã đủ để bứt phá chưa ?
Chủ trương phát triển giáo dục đào tạo của Đảng, nhà nước ta là đúng đắn, có lộ trình nhưng địa phương đứng ngoài cuộc, chỉ trông chờ vào nhà nước và coi giáo dục là nhiệm vụ của riêng nhà trường thì làm sao chúng ta có được chất lượng, hiệu quả giáo dục tốt được.
- Về sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình:
Trong mỗi năm học nhà trường thường tổ chức khoảng 3-4 buổi họp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh (đầu năm, kết thúc học kỳ I và cuối năm) để thông báo về tình hình chung của lớp, nhà trường; kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Trong các buổi họp, giáo viên chủ nhiệm đều có sự chuẩn bị nội dung họp khá tốt: kế hoạch chung của nhà trường, lớp chủ nhiệm; thông báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh trong lớp, nhưng tập trung chủ yếu vào các đối tượng có thành tích hoặc chậm tiến bộ; một số nội dung khác có liên quan tới vấn đề xã hội hóa giáo dục.
            Tuy nhiên, đến phần đóng góp ý kiến cho công tác giáo dục và dạy học thì các phụ huynh gần như không có ý kiến gì, có lẽ phụ huynh học sinh ngại phát biểu, sợ đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm của nhà trường hoặc cách tạo ra không khí trao đổi của giáo viên chủ nhiệm chưa thật tốt. Họ chỉ tiếp nhận ý kiến của giáo viên chủ nhiệm một chiều, không phản biện gì mặc dù ra ngoài cuộc họp họ còn nhiều thắc mắc, phân vân … Hơn nữa, nhiều giáo viên chủ nhiệm còn né tránh những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý lớp, không dám nói thẳng, nói thật và chủ yếu đổ lỗi cho học sinh, xã hội …
            Tóm lại, trong các cuộc họp chủ yếu là phụ huynh ngồi nghe, còn việc bàn bạc làm  thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy, công tác phối hợp quản lý học sinh thì vẫn phó mặc cho nhà trường. Hiện tượng này là phổ biến ở các nhà trường, càng ở bậc học cao hơn thì việc phối hợp này càng xem ra ít được chú trọng hơn.
            - Về việc phối hợp giữa gia đình và địa phương:
            Nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác văn hóa giáo dục, yêu cầu các hộ  gia đình cam kết thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương, giáo dục con cái …; thành lập quỹ khuyến học động viên học sinh có thành tích học tập, rèn luyện tốt ở các bậc học; phối hợp với gia đình quản lý sinh hoạt, hoạt động học sinh trong dịp nghỉ hè (nhiệm vụ được giao cho tổ chức cơ sở đoàn xã, phường) …
            Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng làm tốt công tác này, do nhiều lý do: sự quan tâm của chính phường địa phương, sự ủng hộ của gia đình học sinh, việc tổ chức các hoạt động cho các em chưa đa dạng, hấp dẫn … Có một thực tế là suốt cả một kỳ nghỉ hè kéo dài hơn hai tháng nhưng địa phương (ngay cả ở thành phố, thị trấn) không tổ chức buổi sinh hoạt tập trung nào cho các em nhưng vẫn ký giấy xác nhận là đã sinh hoạt hè đầy đủ và gửi lại cho nhà trường. Mặt khác, nhiều nhà trường cũng không xử lý kết quả này vào việc đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của các em trong quá trình học tập, nên nội dung này chỉ mang tính hình thức báo cáo cấp trên.
            Chúng ta đều biết có rất nhiều vụ tai nạn giao thông, đuối nước, đánh nhau gây thương tích … xảy ra ngoài giờ lên lớp ở lứa tuối vị thành niên rất thương tâm đã xảy ra (không chỉ riêng trong các kỳ nghỉ) trên khắp cả nước. Hậu quả đó xuất phát từ đâu? Câu trả lời chính là sự phối hợp giữa gia đình và xã hội còn lỏng lẻo, sự quan tâm của địa phương, gia đình còn nhiều hạn chế … Ngoài ra, vai trò trách nhiệm của nhà trường trong những vụ việc như vậy là rất lớn bởi công tác phối hợp tuyên truyền vận động chưa thật sự quyết liệt và chặt chẽ.
            Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn là cái nôi đào tạo giáo viên cho tỉnh nhà, ngoài việc cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, chúng ta cần trang bị cho sinh viên sư phạm những kỹ năng sống thực tế để trở thành một giáo viên thực thụ chứ không phải mang tính sách vở. Các tình huống giáo dục đưa vào  giảng dạy cần phải bám sát thực tế hơn trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản.
            Bài học đầu tiên - Bài học lớn nhất của học sinh khi tới trường là bài học “Làm người” chứ không phải là những con số khô khan.
Nhân dịp 20-11 chúng tôi mong các thầy cô hãy truyền lửa nhiều hơn nữa cho các thế hệ học trò – Những thầy cô giáo tương lai để họ tiếp bước chúng ta thực hiện tốt sự nghiệp “Trồng người”.

Tác giả bài viết: Mai Hồng Quảng

Nguồn tin: Phòng Quản lí - Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 3.2 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-12-2024_ecb2978a10dfe87db496c655e9aa2347.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)