Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Tìm hiểu về phong cách làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ nhật - 08/05/2016 22:04
(Nhân kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
19/05/1890 – 19/05/2016) 
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh - một vị lãnh tụ thiên tài, một chiến sĩ cộng sản, một danh nhân văn hóa thế giới. Người đã ra đi nhưng đã để lại cho chúng ta một tấm gương sáng ngời về tình yêu đất nước, tình thần quốc tế trong sáng, về đạo đức cách mạng, về lối sống, tác phong làm việc, sinh hoạt.
Trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, lãnh tụ tối cao của dân tộc, Người đã có một phong cách làm việc khoa học, mẫu mực để tiến hành công tác và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn và thoả đáng các mối quan hệ với quần chúng. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh không phải chỉ tác động đến nhận thức mà còn cảm hoá cả trái tim con người. Được thể hiện cụ thể như sau:
 
Một là, tác phong quần chúng
Bác Hồ có lối sống không xa xỉ, hoang phí, ăn uống rất đạm bạc, thích ứng với mọi hoàn cảnh. Bác sống hòa đồng với mọi người xung quanh, không khách sáo, sống chung với anh em trong cơ quan, Người làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt như anh em. Để giữ gìn sức khỏe, Người luôn chủ trương tránh ăn no, chú trọng những hoạt động thân thể, buổi sáng thể dục, buổi chiều làm vườn và để tiết kiệm thời gian, Người duy trì thói quen không ngủ trưa. Đồng chí Phạm Văn Đồng kể, Bác chúng ta thường dạy từ 5 giờ sáng ngồi vào bàn làm việc, đọc sách hoặc điểm lại công việc đã qua, sau đó ghi nhanh chương trình làm việc trong ngày vào quyển sổ tay và tất nhiên không bỏ sót từng chi tiết công việc đã ghi. Điều đặc biệt, mặc dù bận trăm công nghìn việc Người vẫn dành 30 phút tập thể dục vào mỗi buổi sáng, một thói quen sinh hoạt đã hình thành hàng chục năm.
Hai là, phong cách làm việc khoa học
 Bác đều thể hiện rõ phương pháp làm việc khoa học, từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc nhất thời đến việc lâu dài…, Bác luôn làm việc có chương trình, có kế hoạch, có tổ chức, tính toán cẩn thận đến mọi tình huống có thể xảy ra. Bác dạy thanh niên: khi lên kế hoạch làm việc gì cũng phải sát thực tế, phải vừa sức mình, “việc gì cũng cần phải thiết thực; nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần đến chỗ to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là trăm chương trình to tát mà không làm được”
Chúng ta cần học phương pháp do Bác chủ trương: vừa học vừa làm, làm để học, học để làm, học sách vở đi đôi với học thực tế, học kinh nghiệm, nhất là học quần chúng – Người thày của tất cả chúng ta. Người nhiều lần nhắc nhở: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau, học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn”(1)
Ba là, phong cách lãnh đạo
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm từng việc, từ đó Người bổ sung kịp thời những chủ trương chưa đúng, chưa đủ và quan trọng hơn là rút ra những kết luận để bổ sung cho lý luận. Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực. Bác phê phán bệnh "hữu danh vô thực" ở không ít cán bộ, đảng viên, "làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm nên. Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch... Thế là dối trá với Đảng, có tội với Đảng. Làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà cũng là một bệnh rất nguy hiểm"(2)
Như vậy, ở Hồ Chí Minh dù trong sinh hoạt hàng ngày, trong công việc hay trong công tác lãnh đạo, tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ và tác phong khoa học gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một phong cách làm việc rất hiện đại mà gần gũi.
Từ phong cách làm việc của Hồ Chí Minh, bản thân mỗi chúng ta cần học tập, bồi dưỡng rèn luyện bản thân hơn nữa và đặc biệt phong cách này rất cần thiết đối với tất cả cán bộ, đảng viên và nhất là với những người làm công tác giáo dục.
 

[1] Sđd
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, Tập 5, Trang 256-257. 
 
 
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.3,
2.  Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, Tập 5
3. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995,. Tập 7
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.8,
5.  Phạm Văn Đồng : Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb. Sự thật, H.1990

Tác giả bài viết: Hoàng Phương Lan

Nguồn tin: Tổ Lí luận Chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/23-11-2024_ed04b2925b0b7c1e70f759a9aced5c04.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)