TT | Năng lực mang tính học thuật | Năng lực mang tính nghệ thuật |
1 | Năng lực lãnh đạo: | Nghệ thuật sử dụng quyền lực |
Đó là loại năng lực làm cho các thành viên trong trường biết tâm phục mình; năng lực biết ủy quyền, tản quyền, phân quyền; năng lực tự đánh giá được mình; năng lực tạo ra cho nhà trường thấy được viễn cảnh phát triển và có quyết tâm đưa nhà trường đi tới viễn cảnh đó. | - Quyền lực chuyên môn - Quyền lực chức vụ - Quyền lực đạo đức | |
2 | Năng lực “điều khiển” | Nghệ thuật sử dụng người, điều khiển các môi quan hệ giữa người – người |
Đó là loại năng lực làm cho các thành viên trong trường biết khẩu phục; năng lực vạch ra được mục tiêu phát triển, ban hành được các mệnh lệnh làm cho công việc diễn ra trôi chảy. | - Quan hệ thầy – trò - Quan hệ thầy – thầy - Quan hệ trò – trò - Quan hệ giữa nhà trường - cộng đồng | |
3 | Năng lực kế hoạch hóa | Nghệ thuật sử dụng lợi ích |
Là loại năng lực đưa ra mọi công việc của nhà trường gắn với trục thời gian, móc chắc vào trục thời gian; vừa biết thanh lý, chắt lọc cái đã qua, biết thích ứng với cái hiện tại và biết tiên liệu được tương lai. Vạch ra được kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. | Kích thích lợi ích vật chất và động viên lợi ích tinh thần. | |
4 | Năng lực tổ chức | Nghệ thuật sử dụng mưu lược |
Là loại năng lực gắn kết mọi người thành một khối đoàn kết và vận động bằng cơ chế thích hợp nhằm đi đến mục tiêu. Năng lực tổ chức đòi hỏi người quản lý có sự hiểu biết và giải quyết đúng vấn đề “nhân sự”, “bộ máy”, “nguồn nhân lực” và vấn đề “cơ chế”. | Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường cũng phải có mưu lược và kỹ năng: - Đưa đối thủ của nhà trường thành đối tác; đưa đối tác thành đồng minh … | |
5 | Năng lực ra quyết định và triển khai hiệu lực quyết định | Nghệ thuật sử dụng lý lẽ |
Thực hiện hành động “ổn định, phòng thủ”, “ổn định, thích ứng”, “ổn định, tăng trưởng”, “tăng tốc, phát triển”, tham vấn người dưới quyền, bản lĩnh triển khai quyết định ở các thời điểm phù hợp. | - Lý lẽ trong các buổi làm việc chính thống - Lý lẽ trong các buổi làm việc phi chính thống | |
6 | Năng lực giám sát | Nghệ thuật sử dụng tình thế |
Đề ra các phương thức giám sát vừa chặt chẽ, vừa mềm mỏng. Sử dụng quyền lực chức vụ và quyền lực mềm, phối hợp hài hòa cả đạo lý, pháp lý và công lý khiến mọi người hành động theo giá trị mà hội đồng sư phạm đã đồng thuận đề ra. | - Sử dụng tình thế trong cương vị thủ trưởng. - Sử dụng tình thế trong cương vị thủ lĩnh | |
7 | Năng lực kiểm tra | Nghệ thuật sử dụng tình cảm |
Kiểm tra diễn ra theo định kì, đột xuất. Dù theo hình thức nào thì mục đích cũng để phòng ngừa việc xấu và kịp thời biểu dương việc tốt. Năng lực “kiểm tra” giúp cho nhà quản lí giáo dục phát triển được cái “tài” con năng lực “giám sát” giúp họ phát triển được cái “tầm” trong điều hành nhà trường | - Cái “ân”, cái “uy” của người CBQLGD với giáo viên và học sinh - Phối hợp quyền uy và sự bao dung đối với tập thể sư phạm | |
8 | Năng lực đánh giá | Nghệ thuật sử dụng gới hạn |
Giám sát và kiểm tra đều gắn liền với việc đánh giá, lượng giá nhằm cho mỗi nhà trường phát triển. | Người CBQLGD cần nhớ “Thái quá là dở mà bất cập cũng chẳng hay ho gì” | |
9 | Năng lực phản hồi | Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ |
Đây là quá trình xử lý thông tin, nguyên tắc chung là đảm bảo tính khách quan, tính trung thực song phải biết chọn lọc theo mục đích đẻ phản hồi có kết quả tối đa. | - Giao tiếp với cấp trên - Giáo tiếp với cộng đồng - Giao tiếp với người dưới quyền - Giao tiếp với học sinh |
Tác giả bài viết: Phạm Thúy Hà
Nguồn tin: Khoa Bồi dưỡng cán bộ quản lí
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp...