Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

Chủ nhật - 29/11/2020 21:41
Ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng.
    Ngân hàng thương mại là gì? 
    Hiện nay có nhiều khái niệm về NHTM:
    Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
    Đạo luật ngân hàng Pháp (1941) định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".
    Ở Việt Nam, ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán
    Từ những định nghĩa trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội nhằm mục tiêu lợi nhuận.
    Trên thế giới các ngân hàng thương mại hoạt động với chức năng, nghiệp vụ khá giống nhau, đó là việc: nhận tiền gửi ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng. 
    Hiện nay, Việt Nam có các loại hình ngân hàng sau:
    - Ngân hàng thương mại nhà nước: Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Đây là các ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng ở nước ta. Các ngân hàng này được nhà nước cấp vốn và hoạt động chịu sự quản lý của nhà nước. Ngoài việc tiến hành kinh doanh bình thường: huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác, ngân hàng còn phải thực hiện các nhiệm vụ khi nhà nước giao cho, như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
    - Ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo luật công ty cổ phần. Sở hữu ngân hàng là các cổ đông, họ cùng nhau góp vốn để hình thành và hoạt động theo quy định của pháp luật.
    - Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Vốn điều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài, có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
    - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng nguyên xứ) hoạt động tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
    - Ngân hàng đầu tư: Ngân hàng đầu tư hoạt động với mục tiêu đầu tư trung và dài hạn, cũng vì sự phát triển nhưng thông qua hình thức đầu tư gián tiếp thông qua các giấy tờ có giá.
    - Ngân hàng phát triển: Ngân hàng phát triển có nét đặc trưng nổi bật là những ngân hàng này tập trung vốn huy động trung, dài hạn và đầu tư trung, dài hạn vì sự phát triển. Hoạt động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu đầu tư trực tiếp qua các dự án.
    - Ngân hàng chính sách: Là những ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (gồm sở hữu Nhà nước và sở hữu của các tổ chức kinh tế quốc doanh) được lập ra để phục vụ những chính sách của Nhà nước. Loại ngân hàng này không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
    - Ngân hàng hợp tác: Ngân hàng hợp tác hay gọi rộng ra là những tổ chức tín dụng hợp tác, là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được các thành viên tự nguyện lập lên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu tương trợ lẫn nhau về vốn và dịch vụ ngân hàng.
    Chức năng của ngân hàng thương mại
    - Chức năng làm trung gian tín dụng: Là “cầu nối” giữa người thừa và người thiếu vốn, NHTM huy động các nguồn tiền tạm thời nhàn rồi từ các chủ thể kinh tế để hình thành nên nguồn vốn cho vay và sử dụng nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể thiếu vốn (cần bổ sung vốn, gửi vào tài khoản dự trữ bắt buộc hoặc tài khoản thanh toán tại ngân hàng trung ương, NHTM...) mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Với chức năng này NHTM vừa đi vay, vừa cho vay. Chức năng trung gian tín dụng xuất phát từ yêu cầu cần khắc phục khiếm khuyết của thị trường tài chính (cung và cầu về vốn không khớp nhau về thời gian và số lượng đã ảnh hưởng lớn tới tính tuần hoàn liên tục của quá trình tái sản xuất). Chức năng trung gian tín dụng phản ánh rõ nét nhất bản chất của NHTM trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
    - Chức năng trung gian thanh toán: NHTM đứng ra làm trung gian thanh toán giữa các khách hàng, giúp họ không phải trực tiếp thanh toán với nhau. Chức năng trung gian thanh toán là kết quả của chức năng trung gian tín dụng. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, rất nhiều khách hàng đến mở tài khoản tại hệ thống, NHTM sẽ có thể thực hiện chức năng trung gian thanh toán khi tiến hành trích tiền từ tài khoản người mua (theo lệnh của bên mua) để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản của người bán hay thực hiện các khoản thu khác theo lệnh của khách hàng.
NHTM ra đời và phát triển đã làm thay đổi căn bản hoạt động thanh toán, tạo ra hệ thống TTKDTM khá hoàn hảo trên phạm vi toàn thế giới. NHTM cung cấp các hình thức thanh toán tiện ích: séc, uỷ nhiệm thu/chi, thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ... cho phép khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán hiệu quả và an toàn nhất.
    - Chức năng tạo tiền. Quá trình tạo tiền của NHTM thực chất là quá trình kết hợp chặt chẽ hoạt động tín dụng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (giữa chức năng trung gian thanh toán và trung gian thanh toán), làm cho hệ thống NHTM có khả năng tạo ra tiền ghi sổ (bút tệ) trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM. Khi NHTM sử dụng khoản tiền gửi để cho vay, khách hàng sử dụng tiền vay (số dư trên tài khoản trung gian thanh toán) để thanh toán hàng hóa dịch vụ... tức là ngân hàng đã tạo tiền. Chức năng tạo tiền của NHTM chỉ xảy ra khi các hoạt động này được thực hiện bằng chuyển khoản, ghi Nợ cho tài khoản này, ghi Có cho tài khoản liên quan.
    Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường
    - Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

 NHTM ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá phát triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hội xuất hiện người thì có vốn nhàn rỗi, người thì cần vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này giải quyết bằng cách NHTM đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, dân cư sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng, không một tổ chức nào có thể đáp ứng được. Chỉ có ngân hàng - tổ chức trung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho các thành phần kinh tế cùng phát triển.
    - Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường
NHTM đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường dưới hai góc độ. Thứ nhất, vốn là yếu tố đầu vào cơ bản, quan trọng của sản xuất kinh doanh. Khi vốn tự có không đủ hoạt động, các doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn khác. NHTM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bằng nguồn vốn tín dụng. Như vậy, NHTM chính là cầu nối đưa doanh nghiệp đến với thị trường bằng các phương thức tín dụng. Thứ hai, NHTM làm trung gian thanh toán giữa doanh nghiệp và các đối tác, khách hàng. Như vậy, NHTM giúp doanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn về không gian và thời gian.
    - Ngân hàng thương mại là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước
Khi nhà nước muốn khuyến khích phát triển một ngành, vùng hoặc lĩnh vực kinh tế nào đó thì cùng với việc sử dụng các cơ chế chính sách thì các Ngân hàng thương mại luôn được sử dụng bằng cách Ngân hàng thương mại yêu cầu các Ngân hàng thương mại thực hiện chính sách ưu đãi trong đầu tư, sử dụng vốn như: lãi suất ưu đãi, kéo dài thời hạn vay, giảm điều kiện vay vốn hoặc qua hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước cấp vốn ưu đãi cho các lĩnh vực nhất định. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức nhà nước thông qua Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm khả năng tạo tiền từ đó giảm khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế.
    - Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
 Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng, trong đó đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận. Đồng thời các nước cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu hàng hóa. Các ngân hàng thương mại với những nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới./.

 

Tác giả bài viết: Dương Chí Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-12-2024_92ce373a5452c6e12d509b81505df891.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)