Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Phương pháp dạy và học tiếng Anh ở cấp tiểu học hiệu quả

Thứ hai - 11/11/2019 04:29
Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tiếng Anh là môn Ngoại ngữ 1. Ở một số trường tiểu học học sinh được làm quen với môn tiếng Anh từ lớp 1 và 2. Từ lớp 3 đến lớp 12, đây là môn học bắt buộc. Ngoài ra theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng trong dạy học ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, thì học sinh tiểu học cần hướng tới đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ là bậc 1, tương đương A1 của khung tham chiếu Châu Âu về về năng lực ngoại ngữ. Học sinh khi kết thúc chương trình tiểu học phải đạt trình độ A1 để khi chuyển lên cấp Trung học cơ sở, các em mới có thể học tiếp chương trình tiếng Anh theo sách Giáo Khoa mới vốn được thiết kế là dành cho người học có năng lực ngoại ngữ là A1 để hướng tới đạt chuẩn A2 khi các em kết thúc bậc học này. Có thể nhận thấy đây sẽ là một thách thức lớn đối với các thầy cô giáo và các em học sinh tiểu học do tiếng anh lại là môn học đòi hỏi kết hợp song song giữa lý thuyết và thực hành.  Trong khi đó thời gian dành cho môn tiếng Anh ít (35 phút/ 1 tiết học với cấp tiểu học, 45 phút/ 1 tiết học/ cấp học THCS và THPT) không có nhiều cơ hội để thực hành và  phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó ở lứa tuổi nhi đồng, các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học tiếng Anh, điều này ảnh hưởng tới thái độ và động cơ học tập của các em (Nunan, 2009). Bài viết này sẽ tập trung trình bầy một số thủ thuật dạy học tiếng Anh ở cấp tiểu học hiệu quả dựa trên các nguyên tắc về thụ đắc ngôn ngữ.
Trước hết chúng ta cần hiểu bản chất của việc học ngoại ngữ ở lứa tuổi này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra khi học ngoại ngữ trẻ sớm nhận ra rằng trẻ có thể áp dụng một số chiến thuật trong học tiếng mẹ đẻ để học ngoại ngữ. Theo Krashen (1985), trẻ thụ đắc ngôn ngữ một cách tự nhiên hơn là học một cách có ý thức. Nói cách khác ở lứa tuổi thiếu nhi, trẻ học ngoại ngữ phần lớn nhờ việc bắt chước lại cách phát âm, cách sử dụng từ vựng, cách biểu đạt của giáo viên và những người xung quanh. Các nhà nghiên cứu cũng đồng nhất ở quan điểm trẻ học nhanh nhất thông quá các hoạt động tạo cơ hội cho trẻ được vận động. Ở lứa tuổi này, trẻ có xu hướng học phát âm tốt và có nhiều cơ hội để đạt tới trình độ phát âm như người bản xứ hơn hơn là các lứa tuổi khác. Đồng thời gian đoạn này cũng là giai đoạn giúp trẻ hình thành thái độ tích cực với nền văn hoá của ngôn ngữ mà trẻ đang học. Điều này có thể nhận thấy trong các giờ học ngoại ngữ ở tiểu học đều có một bầu không khí sôi động, trẻ vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động kích thích sự tò mò của trẻ về ngôn ngữ và nền văn hoá hay con người có liên quan đến hiện tượng ngôn ngữ trẻ đang học. Tuy nhiên, do còn nhỏ tuổi, độ tập trung thấp, khi gặp các bài tập khó hay các hoạt động yêu cầu cầu cao trẻ dễ nản lòng và bỏ cuộc. Vì lẽ đó các hoạt động dạy học tiếng Anh trong lớp thường chỉ nên kéo dài từ 5 tới 10 phút, và phải có sự đan xen giữa các hoạt động dễ tập trung ở mức độ nhận biết và hiểu và các hoạt động khó tập trung ở khả năng ứng dụng và sử dụng ngôn ngữ. Bên canh đó, nhiều bằng chứng trong các nghiên cứ để chỉ ra rằng trẻ không có thế mạnh về học ngữ pháp hay nói cách khác là trẻ không có khả năng và nhớ được những quy tắc về ngữ pháp do trẻ tập trung chú ý vào nghĩa của tình huống chứ không phải từ ngữ hay ngữ pháp (Ellis et all, 2014). Chính vì vậy trong quá trình dạy học, các thầy cô giáo cần chủ động thiết kế hoặc kết hợp các hoạt động trong sách giáo khoa với các trò chơi vận động (Guess the action/Miming, Line up according to, Fast Answer Race..), đố chữ (trò chơi Hangman, Tic Tac Toe, Classroom Scrabble, Bingo, Forming words with letters, Forming sentences with words), hoặc những bài hát có giai điệu vui tai, tiết tấu vừa phải sử dụng các từ ngữ đơn giản có liên quan trực tiếp tới bài học để giúp học sinh nhớ từ, biết cách phát âm từ và biết cách sử dụng từ theo tình huống cụ thể. Do giới hạn của bài viết, hướng dẫn cụ thể của các hoạt động và trò chơi vận động sẽ được tác giả giới thiệu trong phần tài liệu tham khảo của bài viết này.

Hình 1. Minh họa ô chữ tiếng Anh (Nguồn: Cambridge ELT)
Sử dụng bài hát trong các giờ học tiếng Anh ở lứa tuổi tiểu học là một hoạt động được rất nhiều thầy cô giáo tiếng Anh lựa chọn vì không chỉ gây được sự hứng thú của các em, tạo không khí sôi động và than thiện trong lớp học mà còn giúp các rèn phát âm. Bên cạnh sử dụng bài hát tiếng Anh, thì sử dụng các bài Chants- bài nói đồng giao cũng là một hoạt động giúp cho học sinh rèn luyện ngữ âm, tạo thói quen nói có giai điệu, nhấn trọng ậm trong từ và trong câu. Trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh ở tiểu học của nhà Xuất bản Giáo dục, hoạt động này luôn được thiết kế ở cuối mỗi đơn vị bài học để giúp học sinh củng cổ từ vựng và ngữ pháp trong bài học. Tuy nhiên do nhiều thầy cô chưa hiểu được mục đích của việc sử dụng các bài chants và cách dạy chants nên thường bỏ qua các hoạt động này. Đây thực sự là một điều đáng tiếc. Để đọc được các bài chants theo giai điệu, ở mỗi bài, mỗi câu trong bài, các thầy cô cần tìm hiểu và nhận diện được từ khoá hay còn gọi là từ mạng nghĩa của cả câu để xác định nhịp. Trong câu có bao nhiêu từ chính sẽ tương đương với bấy nhiêu nhịp.

Hình 2. Lớp học tiếng Anh ở Anh (Nguồn: Cambridge ELT)
 
Cuối cùng các cơ hội cho học sinh được sử dụng từ vựng, ngữ pháp theo tình huống cũng cần được lưu tâm để giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ. Các thầy cô có thể sử dụng tranh ảnh yêu cầu học sinh hỏi đáp (Point and Say/ Look and Say), hoặc sử dụng các phiếu câu hỏi cho học sinh hỏi-đáp (Ask-answer), hoặc sử dụng các câu chuyện cổ tích (story-telling) vốn đã quen thuộc với các em song đã được viết lại để sử dụng trong các lớp học ngoại sử dụng các cấu trúc câu đơn giản cho học sinh đóng kịch. Sử dụng các tình huống cho học sinh đóng vai  (Role-play) cũng là một hoạt động đã được chứng minh là góp phần giúp cho học sinh tiểu học tái tạo ngôn ngữ.

Hình 3. Kết hợp trò chơi trong hoạt động dạy- học Tiếng Anh (Nguồn: Cambridge ELT)
 
Tóm lại để hoạt động dạy và học tiếng Anh ở cấp tiểu học được hiệu quả, các thầy cô giáo cần lưu ý tới đặc điểm của người học ở giai đoạn này cũng như bản chất trong quá trình học ngoại ngữ trẻ để có các hoạt động phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ đam mê học tiếng Anh và giúp cho trẻ bước đầu hình thành và phát triển  năng lực ngôn ngữ.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/06-05-2024_fbfcb3f723a89a58601ceccc510599cb.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)