Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

logo circle resize
Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.
           I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
           1. Quá trình hình thành và hoạt động của các trường Sư phạm (1961 - 1991)
           Ngược dòng thời gian, đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Lạng Sơn - tỉnh miền núi Đông Bắc, nơi biên cương địa đầu của Tổ Quốc, nghèo nàn và lạc hậu, hơn 90% dân số không biết chữ, trẻ em không được tới trường, người lớn không được đi học, toàn tỉnh có rất ít giáo viên, chủ yếu dạy lớp vỡ lòng và các lớp đầu cấp 1. Trong hoàn cảnh đó, được sự quan tâm của Lãnh đạo Tỉnh, Ty Giáo dục, các Trường Sơ cấp Sư phạm (Sư phạm cấp 1), Trung cấp Sư phạm 7+2 (Sư phạm cấp 2) được thành lập. Năm 1968, Trường Trung học Sư phạm Bồi dưỡng Lạng Sơn được ra đời. Những năm 70, Trường Sơ cấp Cô nuôi dạy trẻ, Trường Sư phạm Mẫu giáo được thành lập và Trường Sơ cấp Sư phạm, Trung cấp Sư phạm 7+2 được nâng cấp thành Trường Trung học Sư phạm 10+2 và Trường Trung học Sư phạm 10+3. Năm 1984, Trường Sơ cấp Cô nuôi dạy trẻ sáp nhập với Trường Sư phạm Mẫu giáo thành Trường Sư phạm Mầm non.
           Giai đoạn (1961 - 1991) đánh dấu sự ra đời và hoạt động của các trường Sư phạm. Hơn 10.000 giáo viên cấp 1, 2 trình độ sơ cấp, trung cấp và hàng trăm cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo và bồi dưỡng. Những thành tích trên góp phần xóa nạn mù chữ cho con em các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Năm học 1970 - 1971, Trường Trung cấp Sư phạm vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quá trình hợp nhất Trường Trung học Sư phạm và chuẩn bị nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn (1991 - 1996)
           Thực hiện Nghị quyết số 109/HĐBT ngày 12 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) về việc sắp xếp lại tổ chức và biên chế hành chính sự nghiệp, UBND tỉnh Lạng Sơn hợp nhất các trường Sư phạm trong tỉnh nhằm sắp xếp lại bộ máy; khai thác năng lực cũng như thay thế và bổ sung đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng. Trên tinh thần đó, từ năm 1991 đến năm 1994, lần lượt 04 trường được sáp nhập thành Trường Trung học Sư phạm Lạng Sơn. Tại thời điểm này, tổng số cán bộ, viên chức là 160 người, trong đó 10 cán bộ, giáo viên có trình độ sau đại học và thạc sĩ. Nhiệm vụ là đào tạo các hệ 12+2 và 10+3 và bồi dưỡng các hệ 9+32 tuần, 9+3, 9+1, 12+6 tháng.
           Từ năm 1991 đến 1996, nhà trường đã đào tạo khoảng 1000 giáo viên tiểu học, mầm non; bồi dưỡng 400 giáo viên lên trình độ cao đẳng các ngành Văn, Toán, Sinh và bồi dưỡng hơn 100 cán bộ quản lý trường tiểu học và trung học cơ sở. Năm học 1995 - 1996, nhà trường bắt đầu liên kết với Trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự, Bắc Giang đào tạo giáo viên trung học cơ sở trình độ cao đẳng các ngành Toán - Lý, Văn - Sử, Tiếng Anh. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp lên Trường Cao đẳng Sư phạm. 

3. Quá trình phát triển, đổi mới và hội nhập của Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn (1997 đến nay)
Năm 1997, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn được nâng cấp theo Quyết định số 374/TTg ngày 02 tháng 06 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của nhà trường. Từ khi được nâng cấp, nhà trường đã có những bước tiến dài về mọi mặt, góp phần làm nên giá trị và thương hiệu Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
3.1. Giai đoạn 1997 - 2006:  Hình thành và xây dựng vị thế Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn
Ngay từ khi được nâng cấp, nhà trường luôn xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm và lâu dài. Trong giai đoạn này, nhà trường đã đào tạo giáo viên trung học cơ sở và giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng; đưa môn Tin học vào chương trình giảng dạy, mở thêm ngành Sư phạm Toán - Tin và các lớp liên kết đào tạo và bồi dưỡng. Một số cán bộ, giảng viên tham gia cốt cán của Dự án Việt - Bỉ, Dự án Phát triển giáo viên tiểu học và Dự án Đào tạo giáo viên trung học cơ sở. Qua đó, một số giảng viên được tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ và các khóa học ngắn hạn tại nước ngoài; đồng thời là đội ngũ cốt cán bồi dưỡng cho giảng viên sư phạm và giáo viên các trường thực hành.
           Sau 10 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo được hơn 2500 giáo viên trình độ cao đẳng các ngành Toán - Lý, Toán - Tin, Sinh - Hóa, Hóa - Sinh, Văn - Sử, Văn - Địa, Văn - Giáo dục Công dân, Tiếng Anh, Mầm non và 2000 giáo viên trình độ Trung cấp ngành Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Mầm non, 12 + 2 và 9 +3. Bồi dưỡng chuyên môn- nghiệp vụ cho 571 giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn trình độ cao đẳng các ngành Văn, Toán, Sử, Địa, Lý, Hóa, Sinh; đào tạo tập trung hoặc từ xa cho 745 giáo viên tiểu học và mầm non trình độ cao đẳng; Bồi dưỡng cho 1992 giáo viên có trình độ 12+2, 9+3, mầm non đạt chuẩn trình độ cao đẳng; Phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thái Nguyên đào tạo trình độ đại học cho 330 giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở các ngành Văn, Toán, Giáo dục công dân.
           3.2. Giai đoạn 2007 - 2020: Khẳng định và mở rộng “thương hiệu” Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn.
Về công tác quản lý: Tập trung đổi mới, hoàn thiện các văn bản của nhà trường như: Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế dân chủ, Quy định thi đua, khen thưởng; Quy chế chuyên môn; Quy chế học sinh sinh viên... Triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; xây dựng báo cáo tự đánh giá; xây dựng chuẩn đầu ra đối với các ngành đào tạo giáo viên. Đây là những văn bản có tính pháp lý quan trọng, xác định tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ; tạo thế chủ động về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác quản lý và đào tạo.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Với mục tiêu "Đổi mới - Nền nếp - Hiệu quả - Chất lượng - Phát triển bền vững" và phương châm "Kiến thức là nền tảng, năng lực là then chốt", nhà trường tập trung chỉ đạo đổi mới chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra. Công tác đào tạo được mở rộng, có thời điểm đã đào tạo và liên kết đào tạo được 26 mã ngành.
Từ năm 2007 đến 2020, nhà trường đào tạo gần 5.600 sinh viên đạt trình độ cử nhân cao đẳng các ngành: Sư phạm Toán - Vật lý, Sư phạm Sinh - Hóa, Sư phạm Ngữ văn, Tiếng Anh, Tiểu học, Mầm non, Kĩ thuật công nghiệp - Kỹ thuật nông nghiệp - Kinh tế gia đình, Giáo dục thể chất, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tiếng Trung Quốc, Thông tin - Thư viện, Văn hóa - Du lịch;  khoảng 4400 học sinh trình độ trung cấp các  ngành: Tiểu học, Mầm non, Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Thiết bị trường học, 12+2, Chăn nuôi - Thú y, Kế toán - Doanh nghiệp, Pháp luật, Múa. Bồi dưỡng khoảng 5.050 học viên đạt trình độ chuẩn cao đẳng và cán bộ quản lý giáo dục; phối hợp với 7 trường Đại học trong khu vực đào tạo đại học và thạc sỹ cho khoảng 3.100 học viên. Nhà trường còn tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, chuyên môn - nghiệp vụ và chuẩn chức danh nghề nghiệp cho gần 25.000 giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; phối hợp tuyển sinh, bồi dưỡng cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và tiếng dân tộc cho hàng ngàn học viên. 
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng sinh viên giỏi luôn được quan tâm. Năm 2012, đoàn sinh viên tham gia Kỳ thi Olympic Toán toàn quốc đã đạt 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 01 giải Khuyến khích. Năm 2013, đoàn sinh viên tham gia Hội thi Nghiệp vụ sư phạm - Văn nghệ thể thao các trường sư phạm toàn quốc lần thứ V đã đạt giải Ba toàn đoàn (khối các trường Cao đẳng) với 01 Huy chương Vàng, 03 Huy chương Bạc, 08 Huy chương Đồng và Màn chào hỏi đạt Giải thân thiện.
Về hoạt động nghiên cứu khoa học:  Có nhiều điểm khởi sắc với việc đa dạng hóa các hình thức sản phẩm nghiên cứu khoa học. Nhà trường tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc gia, nghiên cứu và bảo vệ thành công 05 đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh, 03 đề tài khoa học của Dự án Việt - Bỉ; xây dựng giáo trình “Lịch sử địa phương”, “Địa lý địa phương”, “Ngôn ngữ - Văn hóa - Văn học địa phương” và có 04 bài báo đăng Tạp chí quốc tế. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có hàng chục bài viết đăng Hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia cũng như bài đăng Tạp chí Giáo dục, Tạp chí chuyên ngành. Số lượng đề tài cấp trường, giáo trình, sản phẩm khoa học- kỹ thuật ngày càng đa dạng về chủng loại, đảm bảo về chất lượng.
Về hoạt động hợp tác quốc tế: Được sự cho phép, tạo điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Nhà trường tích cực hợp tác đào tạo với các cơ sở  giáo dục của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 2007, nhà trường ký thỏa thuận hợp tác đào tạo với Trường Ngoại ngữ Đông Nam Á Bằng Tường. Năm 2008 hợp tác giáo dục với Học viện Sư phạm Quảng Tây (nay là Trường Đại học Sư phạm Nam Ninh) và năm 2010, nhà trường tiếp tục thực hiện hợp tác Chương trình liên kết đào tạo 2+1. Năm 2017 mở rộng hợp tác với Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây. Hằng năm, nhà trường tổ chức cho sinh viên học Chương trình liên kết 2+1, thực tập, thực tế tại Trung Quốc. Cho đến thời điểm này, khoảng 1.200 sinh viên tham gia thực tế, thực tập và đào tạo theo Chương trình liên kết 2+1; 05 giảng viên tham gia chương trình đào tạo Thạc sỹ tại Trung Quốc. Hằng năm, nhà trường mời giảng viên bản ngữ đến giảng dạy tại trường.  Lãnh đạo các trường tổ chức các hoạt động trao đổi, giao lưu, hội đàm để tăng cường hiểu biết, học tập kinh nghiệm và thúc đẩy, mở rộng hoạt động hợp tác đào tạo. Bên cạnh đó, nhà trường còn mời các chuyên gia của Hội đồng Anh, trợ giảng của Chương trình Fulbright - Đại sứ quán Hoa Kỳ đến tập huấn, giảng dạy cho giảng viên và sinh viên Khoa Ngoại ngữ.
4. Những bước chuyển phù hợp xu thế phát triển mới của các trường Cao đẳng địa phương
Từ tháng 10 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 143/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Năm 2017 chuyển giao cấp quản lý Nhà nước về giáo dục (đối với giáo dục nghề nghiệp) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các đơn vị sáp nhập vào nhà trường: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật (năm 2017), Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật (năm 2019) tiếp tục mở ra hướng đi mới trong công tác đào tạo. Nhà trường đã được cấp phép thêm một số mã ngành đào tạo thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2019, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Lê Quý Đôn được thành lập. Với sứ mệnh là tạo dựng môi trường học tập hiện đại và thân thiện, chất lượng giáo dục toàn diện và chuyên sâu, hướng tới giáo dục hội nhập quốc tế. Năm học 2019 - 2020 là năm học đầu tiên với 179 học sinh được tuyển sinh nhập học, chia thành 05 lớp của các khối 1, 2 và 6.
Tính đến thời điểm tháng 5/2020, cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm 06 phòng chức năng, 07 khoa chuyên môn, 01 trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và 01 trường thực hành và 03 tổ chức đoàn thể. Tổng số cán bộ, viên chức là 173 người, với trình độ đào tạo: Tiến sĩ: 02, Thạc sĩ: 88, Đại học: 61, Cao đẳng: 06, trình độ khác: 18. Đảng bộ có 07 chi bộ trực thuộc với 109 đảng viên. Bên cạnh đó còn có tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên.
Hiện nay, các trường Cao đẳng địa phương đang phải đối mặt với những thách thức lớn như chủ trương thu hẹp các trường và các ngành đào tạo giáo viên. Được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng lộ trình, tạo bước chuyển mạnh mẽ để phát triển Trường theo hướng đa ngành với các mục tiêu sau: (1) Duy trì công tác đào tạo, liên kết đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo chất lượng và hiệu quả; (2) Chuyển mạnh sang hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo; (3) Nâng cao chất lượng trường thực hành sư phạm, phấn đấu trở thành trường chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; (4) Tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.
Để đạt được các mục tiêu trên, nhà trường tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ đáp ứng với từng ngành nghề đào tạo, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyển thông trong quản lý, giáo dục và đào tạo.
Trong mỗi chặng đường phát triển, các thế hệ thầy và trò Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, bền bỉ, nỗ lực phấn đấu, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, không ngừng đổi mới và sáng tạo. Từ năm 1997 đến nay, nhiều năm Nhà trường  đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc và Đảng bộ đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Nhà trường vinh dự được nhận nhiều danh hiệu và các phần thưởng cao quý, tiêu biểu như: Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2001), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2011) và Cờ thi đua của Thủ tưởng Chính phủ (năm 2016). Đó là những thành tích quan trọng, tạo dựng cơ sở vững chắc để nhà trường có những bước chuyển phù hợp với xu thế phát triển mới của các trường Cao đẳng địa phương.
Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, cho đến hôm nay, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đã có những bước tiến dài, trưởng thành về mọi mặt, gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Từ mái trường nơi đây, lớp lớp các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý đã đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương cống hiến tuổi trẻ, sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Lạng Sơn. Cũng từ mái trường này, một số nhà giáo đã trở thành chuyên gia giáo dục, nhà khoa học có uy tín hoặc giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt các cấp, góp phần xây dựng đất nước, quê hương Xứ Lạng ngày càng giàu đẹp.
II. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI
1. Sứ mạng
Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.
2. Tầm nhìn
Đẩy mạnh hợp tác, liên kết đào tạo và bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nhà trường trở thành cơ sở đào tạo đa ngành vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, khu vực đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
3. Giá trị cốt lõi
ĐOÀN KẾT – TRÁCH NHIỆM – SÁNG TẠO – ĐỔI MỚI
Đoàn kết: Là xây dựng hội đồng sư phạm đoàn kết, cùng nhau vượt qua những thách thức trong bối cảnh mới.
Trách nhiệm: Cam kết với xã hội về chất lượng sản phẩm đào tạo.
Sáng tạo: Mỗi nhà giáo, học sinh, sinh viên phát huy sự sáng tạo trong công tác giáo dục và đào tạo; học tập và rèn luyện; nghiên cứu khoa học để tạo nên giá  trị khác biệt và vượt trội.
Đổi mới: Là sự đổi mới trong tư duy, trong quản lý, trong công tác giáo dục -đào tạo và trong quá trình phát triển nhà trường /.
sodotruong
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
 
2. Cán bộ quản lý
 
Các đơn vị
(bộ phận)
  Họ và tên Chức danh, học vị,
chức vụ
Email/Số điện thoại
1. Ban Giám hiệu    Phùng Quý Sơn Hiệu trưởng.
Tiến sĩ. Giảng viên chính
Quysonls@gmail.com
 
  Nguyễn Thế Dương Phó Hiệu trưởng.
Thạc sĩ. GVC
Duongnt.C10@moet.edu.vn
Fax: 0253.810.581
  Vi Hồng Thắm Phó Hiệu trưởng.
Thạc sĩ. GVC
ThamKS2C@gmail.com

 
2. Các tổ chức Đảng, Đoàn TN, Công đoàn    Phùng Quý Sơn Bí thư Đảng uỷ  Quysonls@gmail.com
   Vi Văn Hưng Chủ tịch Công đoàn HungVV.C10@moet.edu.vn
0253.812.182
  Hà Thị Thanh Huyền Bí thư Đoàn thanh niên  Hahuyen88ls@gmail.com
  Hoàng Thị Bích Diệp Chủ tịch Hội sinh viên  hoangdiep90@gmail.com
3. Các phòng chức năng   Hoàng Văn Linh Trưởng phòng QLĐT
Thạc sĩ.
 Linhls389@gmail.com
  Nguyễn Thị Phương Loan Trưởng phòng QLKH - CTĐN
Thạc sĩ. GVC
 Phuongloanlce@gmail.com
   Hoàng Thu Thủy Trưởng phòng Tổ chức - Công tác HSSV
Thạc sĩ. GVC
Hoangthuycdsp@gmail.com
  Nguyễn Thị Kim Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính
Thạc sĩ
 Kimnguyen166@gmail.com
  Nguyễn Thị Giang Châu Trưởng phòng KT - KĐCL
Thạc sĩ. GVC
GiangChau.C10@moet.edu.vn
0253.812.367
  Vi Văn Hưng Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp
Cử nhân.
HungVV.C10@moet.edu.vn
0253.812.182
4.Các trung tâm/viện trực thuộc   Nguyễn Các Tâm Giám đốc TT Ngoại ngữ-Tin học
Thạc sĩ
TTNN_TH.C10@moet.edu.vn
025.625.2521
  Lê Minh Thắng Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn
Thạc sĩ. GVC
Thanglm168@gmail.com
5. Các khoa   Bùi Ngọc Hà Trưởng khoa Bồi dưỡng CBQL &NV
Thạc sĩ. GVC
Buingocha313@gmail.com
  Mông Thị Vân Anh  Trưởng khoa  GD Tiểu học & THCS
Thạc sĩ. GVC
 Mongvananh@gmail.com
  Lê Thị Thanh Hương Trưởng khoa Ngoại ngữ
Thạc sĩ. GVC
HuongLT.C10@moet.edu.vn
025.625.2511
  Hứa Thị Hạnh Trưởng khoa Giáo dục Mầm non
Thạc sĩ. GVC
Huahanh2011@gmail.com
  Hoàng Thị Thanh Thủy Trưởng khoa Các bộ môn chung
Thạc sĩ. GVC
Thuychinhtri@gmail.com
  Dương Chí Dũng Trưởng khoa Kinh tế - Kỹ thuật
Thạc sĩ. GVC
Dunglsn@gmail.com
  Nguyễn Văn Tân Phụ trách khoa Văn hóa Nghệ thuật
Thạc sĩ
tannhacsi@gmail.com


















3. Các đơn vị
TT Đơn vị Chức năng -  Nhiệm vụ Số lượng CB/GV
1 Phòng Quản lí đào tạo  Tham mưu cho Hiệu trưởng về lĩnh vực công tác tuyển sinh; công tác đào tạo; quản lý thiết bị, phương tiện phục vụ dạy học, thư viện:
* Công tác quản lý đào tạo
- Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo; kế hoạch đào tạo các ngành học theo học kỳ, năm học và khóa học; khung biên chế thời gian năm học.
- Lập hồ sơ phát triển ngành, nghề đào tạo của Nhà trường; tổ chức xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, đề cương môn học/chương trình môn học phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo; tổ chức rà soát, điều chỉnh và bổ sung chương trình đào tạo, đề cương/chương trình môn học đảm bảo phù hợp và cập nhật với thực tiễn; xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo.
- Triển khai tổ chức thực hiện, quản lý toàn diện kế hoạch, quá trình tổ chức công tác đào tạo của nhà trường; Quản lý phần mềm quản lý đào tạo của nhà trường.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên; việc học tập của HSSV. Đề xuất khen thưởng và xử lý các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện quy chế, các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác đào tạo.
- Triển khai hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, các hội thi về chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên, HSSV; công tác thực tế cơ sở, thực hành, thực tập nghề nghiệp, ngoại khóa; công tác giảng dạy giáo dục quốc phòng cho HSSV.
- Tổ chức học lại, học chuyển đổi; xét điều kiện dự thi học phần; tổ chức xét kết quả học tập, rèn luyện; xét và công nhận tốt nghiệp khóa học.
- Quản lý, lưu trữ kết quả học tập toàn khóa của người học; Quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận tốt nghiệp, bảng điểm toàn khóa cho HSSV; Xác minh tính hợp pháp về văn bằng của người học; Xác nhận hồ sơ liên quan đến quá trình học tập của người học.
- Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, lưu trữ, ... theo quy định phục vụ công tác quản lý đào tạo của Nhà trường.
* Công tác thư viện, thiết bị, phòng nghiệm
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý toàn diện hoạt động của thư viện phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của CBGV, HSSV nhà trường.
- Quản lý các phòng thí nghiệm, đồ dùng thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, vật tư thí nghiệm, thực hành, giáo trình, tài liệu tham khảo, sách, báo bảo đảm phục vụ tốt công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
11
2 Phòng Tổ chức – Công tác HSSV Phòng TC-CTHSSV thực hiện chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng trên các mặt công tác:
- Giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, giảng viên (CBVC) và HSSV
- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ giảng viên;
- Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy nhà trường;
- Thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, giảng viên, HSSV;
- Thực hiện công tác kiểm tra, công tác pháp chế, phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học theo qui định hiện hành
- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Công tác HSSV.
07
3 Phòng Hành chính – Tổng hợp Phòng HC-TH thực hiện chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng trên các mặt công tác:
- Thường trực công tác thi đua khen thưởng
- Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giúp Hiệu trưởng điều hành chung công tác của trường thông qua các hoạt động tổng hợp, báo cáo, văn thư, lưu trữ, đối nội, đối ngoại...
- Quản lý, mua sắm, tiếp nhận, bảo quản, sửa chữa, cấp phát, phân phối vật tư kỹ thuật.
- Điều hành hệ thống phòng học, phòng họp, điện nước; các phương tiện vận tải, công tác vệ sinh học đường, môi trường.
- Công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và cứu nạn cứu hộ
15
4 Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng   Tham mưu giúp Hiệu trưởng về chủ trương, kế hoạch, biện pháp đảm bảo chất lượng, công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng nhằm cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường. 05
5 Phòng Quản lí Khoa học – Công tác đối ngoại - Quản lý hoạt động khoa học.
- Tổ chức và quản lý Nội san nghiên cứu khoa học (Thông báo khoa học).
- Quản lý hoạt động đối ngoại.
- Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, quản lý nhà trường và phát triển nguồn lực về CNTT.
04
6 Phòng Kế hoạch – Tài chính Phòng KH-TC có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng trong công tác xây dựng kế hoạch xây dựng, sửa chữa, thực hiện chương trình mục tiêu, sử dụng các nguồn kinh phí, dự toán, quyết toán kinh phí thu, chi hàng năm theo các quy định hiện hành của nhà nước. 04
7  Khoa Giáo dục Tiểu học & THCS - Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngành Giáo dục Tiểu học, Âm nhạc, Mỹ thuật, THCS, nhân lực các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đến trình độ Cao đẳng theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. 
- Giảng dạy các bộ môn của khoa cho các lớp đào tạo, trường thực hành sư phạm và liên kết đào tạo của trường.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật của Nhà trường theo sự phân công của Hiệu trưởng.
15
8 Khoa Giáo dục Mầm non Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngành Giáo dục Mầm non đến trình độ cao đẳng và liên kết đào tạo đến trình độ đại học theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. 9
9 Khoa Ngoại ngữ  Đào tạo, bồi dưỡng sinh viên, giáo viên ngoại ngữ có trình độ cao đẳng ngoại ngữ và cao đẳng sư phạm ngoại ngữ.
 Dạy các học phần ngoại ngữ trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng thuộc  các ngành, hệ trong trường.
Dịch thuật giáo trình, tài liệu và giao dịch đối ngoại.
18
10 Khoa Bồi dưỡng CBQL & NV Bồi dưỡng cán bộ quản lý chính quyền, đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn, nhân viên nghiệp vụ giáo dục các trường mầm non, tiểu học, THCS.
Chủ trì phối hợp với các phòng, khoa trong trường xây dựng kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho giáo viên các cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS.
Tham gia giảng dạy các bộ môn khoa học ở bậc CĐSP và thấp hơn .
7
11 Khoa Các bộ môn chung - Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực các ngành thuộc lĩnh vực Pháp luật đến trình độ cao đẳng theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Trực tiếp quản lý, giảng dạy các bộ môn chung (Lý luận chính trị, Tâm lý,  Giáo dục, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Công tác đội) của các ngành đào tạo, bồi dưỡng trong trường đến trình độ cao đẳng theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Bồi dưỡng các chuyên đề thời sự, chính trị, pháp luật, chuyên môn theo kế hoạch của Nhà trường.
- Tham mưu các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho GV, HSSV.
23
12 Khoa Kinh tế - Kỹ thuật
 
- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực các ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật, Nông nghiệp đến trình độ cao đẳng theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Giảng dạy các bộ môn của khoa cho các lớp đào tạo của trường.
10
13  Khoa Văn hóa Nghệ thuật - Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực các ngành thuộc lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật đến trình độ cao đẳng  theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Giảng dạy các bộ môn của khoa cho các lớp đào tạo của trường.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, mỹ thuật của Nhà trường theo sự phân công của Hiệu trưởng.
9
14 Trung tâm NN-TH Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, tin học chuẩn công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ ngoại ngữ, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm góp phần nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho các đối tượng có nhu cầu. 09
15 Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn có hai chức năng cơ bản: là trường thực hành của Trường CĐSP và là đơn vị giáo dục phổ thông. Trường có một số nhiệm vụ, quyền hạn chính sau:
1. Dạy học và giáo dục: Tổ chức hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp Tiểu học và THCS do Bộ GDĐT ban hành; Tuyển sinh và tiếp nhận HS; quản lý HS theo quy định của Bộ GDĐT; Phối hợp với gia đình HS, các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động giáo dục; Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, HS tham gia hoạt động xã hội.
2. Thực hành sư phạm và nghiên cứu khoa học giáo dục: Hướng dẫn thực hành sư phạm, thực tập sư phạm và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp thường xuyên cho SV theo kế hoạch của trường CĐSP; tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm khoa học giáo dục; đề xuất với trường CĐSP các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo SV; phát triển các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực hành sư phạm.
12
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_5c7d7a5d42c7d965478319edaef3c0de.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)