Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Mai Thị Thoa - Kỹ năng đặt câu hỏi cho sinh viên trong dạy trẻ mẫu giáo nhỡ khám phá khoa học về môi trường xung quanh

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, với mục tiêu “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một”(Điều 22 – luật Giáo dục 2005). Để thực hiện mục tiêu trên, các trường mầm non đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Trong các hoạt động đó, việc dạy trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh là một trong những hoạt động mà giáo viên tạo môi trường, tạo tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh (MTXQ) để qua đó trẻ tìm hiểu về đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và phát triển của chúng.
 
 Đây là hoạt động thiết thực, hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể lực và lao động. Tuy nhiên kết quả của việc khám phá khoa học về môi trường xung quanh ở trẻ mầm non còn phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn các phương pháp tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Trong đó, việc sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh (KPKH về MTXQ) được sử dụng nhiều nhất mà linh hồn của nó là kỹ năng đặt câu hỏi. 
Qua nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy học phần này trong chương trình đào tạo, chúng tôi nhận thấy sinh viên rất say mê với môn học thể hiện rõ trong việc thiết kế các bài dạy có nhiều ý tưởng sáng tạo, biết ứng dụng công nghệ trong việc kích thích trẻ khám phá, tiết dạy đã vận dụng được nhiều phương pháp với các thủ thuật gây được hứng thú. Tuy nhiên trong cách đặt câu hỏi còn nhiều lúng túng trong kế hoạch bài dạy, quá trình lên lớp, phần lớn sinh viên chưa biết cách đặt câu hỏi để gợi mở, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá phát hiện về đối tượng, khiến cho chất lượng các giờ tập giảng chưa cao. Sinh viên chưa chú ý cá thể hóa trong dạy học, chưa tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, phát huy tính năng động, độc lập. Việc sử dụng các phương pháp đàm thoại trong dạy học còn mang tính dập khuôn máy móc, thiếu linh hoạt. Sinh viên tập trung giảng giải và làm mẫu quá nhiều, áp đặt trẻ phải nhìn, phải nghe và công nhận kết quả. Tiết học nặng về trình diễn của người dạy, trẻ thụ động lắng nghe không được hoạt động, làm cho tiết học diễn ra cằng thẳng mệt mỏi. Hệ thống câu hỏi trong các bài tập của sinh viên còn lủng củng, không lô gich với bài dạy, câu hỏi tối nghĩa, mang tính áp đặt…Đặc biệt hơn, một số sinh viên đưa ra câu hỏi không phù hợp với khả năng nhận thức của người học, không đáp ứng tinh thần chương trình giáo dục mầm non hiện nay, hiệu quả các giờ tập giảng không cao.
Để khắc phục thực trạng trên đây, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, giảm bớt khó khăn cho sinh viên khi thiết kế bài dạy, đặc biệt là việc đặt câu hỏi trong giờ khám phá khoa học về môi trường xung quanh. Chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi cho sinh viên trong dạy trẻ mẫu giáo nhỡ khám phá khoa học về môi trường xung quanh
Biện pháp 1: Giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của kỹ năng đặt câu hỏi
Giáo dục cho sinh viên mầm non nhận thức đúng đắn, đầy đủ về sự cần thiết và tầm quan trọng của kĩ năng đặt câu hỏi. Bởi lẽ, việc nhận thức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng hành động cho sinh viên.
Để thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi tổ chức lồng ghép trong giảng dạy học phần KPKH về MTXQ cho sinh viên bằng cách trong giờ học trên lớp với các nội dung cần rèn kỹ năng đặt câu hỏi cho sinh viên như: xác định yêu cầu cho trẻ Mẫu giáo nhỡ (MGN) khám phá khoa học về MTXQ với các chủ đề “ Thế giới động vật”; “Thế giới thực vật”; “Hiện tượng tự nhiên”… có nhận xét đánh giá cho điểm theo thang điểm 10.
Bước đầu, chúng tôi, yêu cầu sinh viên thiết kế các câu hỏi theo chủ đề, cho trẻ độ tuổi MGN trong mỗi tình huống cụ thể (vd với  chủ đề: Một số loại hoa. Để trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của loài hoa, giáo viên (GV) cần đưa ra các dạng câu hỏi ở các mức độ: Biết (đây là hoa gì? nó như thế nào? so sánh hoa hồng và hoa cúc chúng giống và khác nhau ở điểm nào?...). Qua đó giúp sinh viên (SV) hiểu được mức độ thấp là những dạng câu hỏi “thế nào”? Trong thời gian giảng dạy chúng tôi đánh giá cho điểm yêu cầu sinh viên xây dựng câu hỏi cho các độ tuổi với các chủ đề khác nhau: “Trường mầm non”; “Một số vật nuôi trong gia đình có 4 chân và đẻ con”; “Nghề nghiệp”….
Biện pháp 2: Trang bị kiến thức lí luận về kỹ năng đặt câu hỏi cho sinh viên
Để sinh viên có kiến thức lí luận trong các giờ học hoặc trong các buổi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, chúng tôi rèn kỹ năng đặt câu hỏi bằng cách đưa ra các tình huống và  cách tiến hành cụ thể:
 Bước 1: Giao đề tài cho các nhóm thiết kế bài dạy, xây dựng câu hỏi cho bài dạy cụ thể. Yêu cầu sinh viên chuẩn bị đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất, các thiết bị, học liệu khác.
Thời gian chúng tôi rèn luyện cho sinh viên trong giờ chính khóa, giờ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) thường xuyên. Trong quá trình thực hiện sinh viên các nhóm cử đại diện các nhóm lên giảng tập trước lớp, cả lớp quan sát, lắng nghe tích cực, trao đổi bổ sung phản hồi. Qua đó chỉ ra những tồn tại cần khắc phục.
Bước 2: Chúng  tôi giao đề tài cho cá nhân thực hiện, xây dựng câu hỏi, thiết kế bài dạy theo chủ đề. Chuẩn bị đồ dùng dạy học, các học liệu, thiết bị dạy học, lần lượt các cá nhân trình bày thiết kế bài dạy của mình trước nhóm để cả nhóm bổ sung, góp ý kiến. Sau đó cá nhân thực hiện bài giảng tập trước lớp, tập thể nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Cho sinh viên tự chọn đề tài mà mình cảm thấy tâm đắc nhất để thiết kế, xây dựng hệ thống câu hỏi. Quy trình luyện tập thực hiện giống như cách làm với 2 bước trên. GV đánh giá cho điểm và so sánh kết quả khi  đã sử dụng biện pháp kỹ năng đặt câu hỏi.
Biện pháp 3:  Hướng dẫn sinh viên xây dựng câu hỏi trong dạy trẻ mẫu giáo nhỡ khám phá khoa học về môi trường xung quanh
Dựa trên sự phân chia các mức độ câu hỏi của Bloom và xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non. Trẻ nhà trẻ (NT) và mẫu giáo bé (MGB) chủ yếu là các câu hỏi cụ thể và gợi mở mẫu giáo nhỡ (MGN) và mẫu giáo lớn (MGL) cần sử dụng câu hỏi khái quát, chúng tôi đã đưa ra 1 số chủ đề: “Trò chuyện về Bác Hồ”; “Vật nuôi trong gia đình có 4 chân và đẻ con”… Ở biện pháp này chúng tôi yêu cầu SV xây dựng hệ thống câu hỏi cho trẻ mẫu giáo nhỡ theo 6  mức độ (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá)
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề “Vật nuôi trong gia đình có 4 chân và đẻ con”
Với câu hỏi biết: Thường đưa ra những từ nào để hỏi? Chúng tôi yêu cầu sinh viên đưa ra rồi tự chốt lại và kết luận (dạng câu hỏi đó ở mức độ thấp và thường dùng các từ: Cái gì? Ai? ở đâu? Bao giờ? Để hỏi.Với cách làm như vậy sẽ giúp sinh viên nắm vững các mức độ để hỏi trẻ mẫu giáo nhỡ trong KPKH về MTXQ bằng cách đặt các câu hỏi: Đây là con gì? nó như thế nào? hãy kể tên  một số con vật mà cháu biết? con vật này thức ăn của nó là gi? Nó sống ở đâu? Với cách làm như vậy sẽ giúp sinh viên nắm vững và chắc mức độ thấp để hỏi trẻ trong KPKH về MTXQ. Tuy nhiên cùng với dạng câu hỏi cấp thấp ta có thể có nhiều cách hỏi khác sao cho không lặp lại nhiều lần một cách hỏi để trẻ không nhàm chán.
Với mức độ cao do đặc điểm nhận thức của trẻ MGN chúng tôi luôn xác định hệ thống câu hỏi bao giờ cũng đi từ dễ đến khó; từ đơn giản đến phức tạp, các câu hỏi cần được đưa ra ngắn gọn, rõ ý và giúp cho tư duy của trẻ linh hoạt. Đối với trẻ MGN cần sử dụng câu hỏi khái quát, cách hỏi cũng được thay đổi để trẻ không nhàm chán.
Với câu hỏi hiểu: Câu hỏi hiểu buộc trẻ phải sử dụng thao tác tư duy để so sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 đối tượng, biết giải thích mô tả bằng lời . Với mức độ này chúng tôi thường dùng những từ để hỏi: Chó và mèo giống nhau ở điểm nào? Khác nhau như thế nào?Tại sao con biết chó, mèo thuộc nhóm gia xúc? Đây là con gì? Nó có gì đây? mèo có móng sắc để làm gì? Chó, mèo là vật nuôi ở đâu? Thức ăn của chúng là gì?...
Khi trẻ đã có kiến thức, kinh nghiệm về đối tượng thì các câu hỏi đưa ra nhằm giúp trẻ biết vận dụng những kiến thức vào thực tế. Vì thế sinh viên phải biết sử dụng các dạng câu hỏi: Làm thế nào để biết được đây là con mèo? kia là con chó?... 
Với câu hỏi phân tích, cần sử dụng các câu để hỏi đó là: Nghĩ gì? Vì sao làm như vậy? làm sao biết như thế? Trong chủ đề: “Vật nuôi trong gia đình có 4 chân và đẻ con” các câu hỏi đó phải được sinh viên hỏi trong nội dung khám phá: Vì sao phải nuôi chó, mèo trong gia đình? Để chó, mèo nhanh lớn cần phải làm gì? Con chó có trèo cây được không? Tại sao?...
Trong qua trình khám phá cần tạo ra các tình  huống mới. Loại câu hỏi tổng hợp với dạng câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng của trẻ có thể đưa ra các câu hỏi đề xuất giả thuyết, kết luận, dự đoán…Với câu hỏi tổng hợp sinh viên cần hỏi trẻ với các câu hỏi sau: kế tên những con vật thuộc nhóm gia xúc? Con gà, con vịt có thuộc nhóm này không? Tại sao? Con hãy phân nhóm các con vật thuộc nhóm gia xúc? Các con vật thuộc nhóm gia cầm?....
Với loại câu hỏi đánh giá nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh thường sử dụng với các dạng câu hỏi: vì sao điều đó là đúng, sai, tốt, xấu? Nêu ý kiến của mình? Bảo vệ quan niệm của mình? Dạng câu hỏi đó thường được đặt ở những câu: Để các con vật đó mau lớn cần phải làm gi? Các con vật đó có cần phải bảo vệ không? Nếu nuôi thả các con vật đó ở ngoài đường thì sẽ ra sao?....
 Bên cạnh đề tài trên trong kế hoạch RLNVSP thường xuyên chúng tôi luôn giao nhiều chủ đề mới: “Phương tiện giao thông”; “Nghề nghiệp”... để sinh viên được rèn luyện cách tổ chức hoạt động cho trẻ KPKH về MTXQ nói chung và rèn kỹ năng đặt câu hỏi của sinh viên trong dạy trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng. Trong thời gian đưa các biện pháp đề xuất vào thử nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả đáng mừng, điểm số trong các bài mà chúng tôi giao cho sinh viên thiết kế tập giảng hiệu quả trông thấy so với trước khi chưa rèn luyện
Biện pháp 4: Hướng dẫn sinh viên kỹ thuật sử dụng câu hỏi
Sử dụng câu hỏi là khâu cuối cùng của kỹ năng đặt câu hỏi vì thế ở khâu này giáo viên cần sử dụng 10 kỹ năng nhỏ để hỏi:
Cho sinh viên sử dụng các câu hỏi đã chuẩn bị để trẻ trả lời. Ví dụ: Trong bài hát “Màu hoa” nói đến những loại hoa nào? Nó có màu gì?.. Qua sát hoa hồng và hoa đồng tiền chúng giống và khác nhau ở điểm nào? Với các câu hỏi trên GV cần có độ dừng lại sau khi đặt câu hỏi, khi trẻ trả lời giáo viên cần quan sát xem học trả lời như thế nào? Với trẻ trả lời sai phản ứng của GV ra sao? Ngoài ra trong giờ học GV cần chú ý gọi đến tất cả các trẻ, chú ý câu hỏi dễ nên sử dụng cho trẻ chậm và nhút nhát, câu hỏi khó hơn nên sử dụng cho đối tượng khá, giỏi; những câu hỏi nhằm KP đối tượng được dùng nhiều hơn để hướng vào trọng tâm của bài “Hoa đó như thế nào? Chúng giống và khác nhau ở điểm nào? Nhà con trồng hoa để làm gi? …”; với câu hỏi giải thích liên hệ cần gọi nhiều để trẻ thể hiện rõ thái độ của mình khi ứng sử với MTXQ: “Để có nhiều hoa đẹp con làm gi? Thấy bạn ngắt hoa ở sân trường con sẽ nói với bạn như thế nào?”. Đặc biệt trong quá trình sử dụng sinh viên tránh nhắc lại câu hỏi của mình bởi như vậy sẽ làm giảm khả năng tập trung tư duy của trẻ khi trả lời câu hỏi, khi trẻ trả lời GV và các trẻ khác lắng nghe và bổ sung những nội dung còn thiếu, tránh nhắc lại câu trẻ trả lời làm mất thời gian và không phát huy được khả năng sáng tạo và độc lập của trẻ.
Như vậy, kết quả của giờ học phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng đặt câu hỏi trong đó kỹ năng sử dụng câu hỏi quyết định không nhỏ đến sự thành công của bài dạy. vì vậy, sinh viên cần có sự tự giác trong học tập, nghiên cứu phương pháp dạy học đổi mới để giờ dạy của bản thân ngày càng đi vào chất lượng.
Việc rèn kỹ thuật sử dụng câu hỏi sẽ mang lại sự thích thú, sôi nổi trong giờ học khi sinh viên nắm vững và vận dụng 10 kỹ năng nhỏ để hỏi, làm được như vậy sẽ tăng hiệu quả tiết dạy trẻ KPKH về MTXQ lên rất nhiều.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và kỹ năng đặt câu hỏi cho sinh viên CĐSP Lạng Sơn trong dạy trẻ mẫu giáo nhỡ KPKH về MTXQ nói riêng bước đầu đã thu được kết quả đáng kể. Kết quả trên cho phép chúng tôi khẳng định, việc đổi mới PPDH và tổ chức thực hành rèn kĩ năng đặt câu hỏi khi thiết kế bài dạy cho trẻ mẫu giáo nhỡ khám phá khoa học về MTXQ là rất cần thiết.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm -  năm 1995- Giáo dục học mầm non Tập 1, 2, 3 – Nhà  xuất bản Đại  học Sư phạm Hà Nội.
2. Dự án Việt - Bỉ -  năm 1995 -  Phương pháp dạy học tích cực - Tài liệu tập huấn.
3. Nguyễn Ánh Tuyết - năm 1995 - Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà nội.
4. Trần Thị Ngọc Trâm - Lê Thu Hương - Lê Thị Ánh Tuyết - năm 2012 -  Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) -  Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.  
5. Hoàng thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân - năm 2008 - Giáo trình Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh (dành cho hệ CĐSP mầm non) -  Nhà xuất bản giáo dục.
6 . Phạm Viết Vượng - năm 2003 - Lý luận dạy học–  Nhà xuất bản ĐHSP Hà nội.
 
(Bài đăng Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật số 15/2005)
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Mai Thị Thoa - Kỹ năng đặt câu hỏi cho sinh viên trong dạy trẻ mẫu giáo nhỡ khám phá khoa học về môi trường xung quanh
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Mai Thị Thoa
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Bài viết - nghiên cứu
Gửi lên:
06/04/2016 05:12
Cập nhật:
06/04/2016 05:16
Người gửi:
admin
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
62.00 KB
Xem:
945
Tải về:
11
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/08-05-2024_d1523a2cf7ad880c4f251c216614fb81.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)