Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ học phần "Giáo dục học đại cương"

Tóm tắt: Dạy học hợp tác nhóm nhỏ là phương pháp dạy học phát triển được các năng lực của người học, nâng cao kết quả học tập. Bài viết bàn về việc tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ học phần Giáo dục học đại cương cho sinh viên hệ THCS ở Trường CĐSP Lạng Sơn. Từ khóa: Tổ chức dạy học, hợp tác nhóm nhỏ, giáo dục học đại cương, cao đẳng sư phạm
 
          Giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm vào mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn  bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá  nhân. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở của những năng lực này. Một trong những phương pháp dạy học phát triển được năng lực hành động cho người học là  phương pháp dạy học theo nhóm. Học theo nhóm, người học được thể hiện năng lực xã hội, năng lực chuyên môn cũng như năng lực cá nhân. Học theo nhóm,  người học được thoả mãn việc kiến tạo kiến thức cũng như tham gia vào môi trường học tập một cách thoải mái, tạo cho họ tự tin vào việc phát triển năng lực của bản thân. Chính vì vậy, dạy học hợp tác nhóm nhỏ - một hình thức xã hội của dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập, nâng cao chất lượng học tập đặc biệt hướng vào việc phát triển năng lực. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ học phần Giáo dục học đại cương cho sinh viên hệ cao đẳng THCS ở Trường CĐSP Lạng Sơn.
1. Vài nét về dạy học hợp tác nhóm nhỏ
 1.1. Khái niệm dạy học hợp tác nhóm nhỏ
          Dạy học hợp tác nhóm nhỏ là một hình thức xã hội của dạy học trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn. Mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước lớp.
          Dạy học  hợp tác nhóm  nhỏ còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như thảo luận nhóm, dạy học nhóm cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sử dụng. Số lượng học sinh trong một nhóm thường khoảng 4 - 6. Nhiệm vụ của các nhóm có thể là giống hoặc khác nhau.        Dạy học hợp tác nhóm nhỏ thường được áp dụng để nghiên cứu sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học nhưng cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. Trong các môn khoa học Tự nhiên, dạy học hợp tác nhóm nhỏ có thể được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm và tìm các phương pháp cho những vấn đề được đặt ra. Trong các môn khoa học Xã hội, các đề tài chuyên môn có thể được xử lý độc lập trong các nhóm, các sản phẩm học tập sẽ được tạo ra. Trong môn Ngoại ngữ có thể chuẩn bị các trò chơi, đóng kịch... Ở mức độ cao, có thể đề ra nhiệm vụ cho các nhóm học sinh hoàn toàn độc lập thực hiện và trình bày kết quả thực hiện.
1.2. Các bước tổ chức  dạy học nhóm  nhỏ tại lớp
     Tiến trình dạy học hợp tác  nhóm nhỏ có thể chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
* Giai đoạn thứ nhất:  Nhập đề và giao nhiệm vụ
          Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, gồm những hoạt động chính sau: - Giới thiệu chủ đề chung cho bài học: Giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung, những chỉ dẫn cần thiết thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Đôi khi việc này giao cho người học trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước cùng người dạy; - Xác định nhiệm vụ của các nhóm: Xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm, xác định rõ mục tiêu cần đạt được. Thông thường, nhiệm vụ của các nhóm là giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau; - Thành lập các nhóm làm việc: Có rất nhiều phương án thành lập các nhóm khác nhau, tùy theo mục tiêu dạy học để quyết định cách thành lập nhóm.
* Giai đoạn thứ hai:  Làm việc theo nhóm
          Các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có những hoạt động chính là:
        - Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: Cần sắp xếp bàn ghế phù hợp với nhóm, sao cho các thành viên có thể đối diện nhau để thảo luận. Cần tiến hành nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.
       - Lập kế hoạch làm việc: Chuẩn bị tài liệu học tập; Đọc sơ qua tài liệu;      Xem tất cả mọi người có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay không; Phân công công việc trong nhóm; Lập kế hoạch thời gian.
       - Thoả thuận về quy tắc làm việc: Mỗi thành viên đều có phần nhiệm vụ của mình; Từng người ghi lại kết quả làm việc; Mỗi người lắng nghe những người khác; Không ai được ngắt lời người khác.
       - Tiến hành giải quyết nhiệm vụ: Đọc kĩ tài liệu; Cá nhân thực hiện công việc đã phân công; Thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ; Sắp xếp kết quả công việc.
       - Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp: Xác định nội dung, cách trình bày kết quả; Phân công các nhiệm vụ trình bày trong nhóm; Làm các hình ảnh minh hoạ; Quy định phương thức trình bày kết quả thảo luận.
* Giai đoạn thứ ba:  Trình bày và đánh giá kết quả làm việc theo nhóm
        Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp: Thông thường trình bày bằng báo cáo, có thể minh hoạ thông qua biểu diễn hoặc trình bày mẫu kết quả làm việc theo nhóm. Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo.
2. Biện pháp tổ chức dạy học hợp tác  nhóm  nhỏ học phần Giáo dục học đại cương  cho  sinh viên  hệ THCS Trường CĐSP Lạng Sơn
         Học phần Giáo dục học đại cương là học phần có nhiều kiến thức hay, phong phú, phức tạp, gắn liền với  thực tiễn. Kiến thức mang tính tổng hợp, khá trừu tượng gắn liền với những câu hỏi, câu nhận định có  tính vấn đề lớn. Nếu biết khai thác nội dung bài học bằng những vấn đề đặt ra và dẫn dắt người học giải quyết thì nội dung bài học hấp dẫn, giảm bớt lý thuyết mang tính hàn lâm, giúp người học dễ hiểu, có thể vận dụng vào thực tế.
          Để nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Giáo dục học đại cương hệ cao đẳng THCS, chúng tôi tiến hành các biện pháp tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ một số nội dung học phần này như sau:
  2.1. Biện pháp thiết kế các nhiệm vụ học tập
          Đây là việc làm hết sức quan trọng  đối với người dạy bởi lẽ giảng viên xác định được các nội dung mang tính vấn đề, cần huy động sức mạnh trí tuệ của nhiều người. Dựa vào nhiệm vụ  học tập (những tình huống có vấn đề) mà giảng viên lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm. Thông thường, chúng tôi dựa vào các tình huống có vấn đề  như tình huống lựa chọn, tình huống bác bỏ, tình huống tại sao hoặc một số câu hỏi liên quan đến sự so sánh, phân biệt, chứng minh... Tùy mức độ câu trả lời dễ hay khó, dài hay ngắn mà chúng tôi yêu cầu sinh viên thảo luận ở lớp hay ở nhà. Nếu thảo luận ở nhà phải có biên bản và kết quả thảo luận.
         Sau đây, chúng tôi gợi ý một số câu hỏi (vấn đề) thảo luận dành cho sinh viên hệ THCS trong học tập học phần Giáo dục đại cương.
       Chương 1: Giáo dục học là một khoa học
       1. Tại sao nói: Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
       2. Hiện tượng chim mẹ dạy chim con chuyền cành có khác gì với hiện tượng người lớn dạy trẻ em sử dụng công cụ lao động. Hiện tượng nào được coi là hiện tượng giáo dục? Vì sao?
       3. Tạo sao nói: Giáo dục là hiện tượng xã hội phổ biến và vĩnh hằng?
       4. Phân tích và chứng minh rằng: Quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng) là một quá trình phát triển biện chứng.
       5.  Hãy chứng minh rằng: Giáo dục chịu sự quy định của kinh tế -  xã hội.
       6. So sánh quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) với quá trình dạy học. Từ đó cho biết mối quan hệ giữa chúng và rút ra kết luận sư phạm.
       7. Trong các chức năng xã hội của giáo dục, chức năng nào là quan trọng nhất? Tại sao?
       8 . Lựa chọn và viết đề cương một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.
       9. Thiết kế các phương pháp nghiên cứu cho đề tài đã lựa chọn.
          Chương 2: Giáo dục và sự phát triển nhân cách
          1. Hãy giải thích và chứng minh rằng: Khi con người chết đi, giá trị nhân cách vẫn còn?
       2. Hãy sưu tầm những câu thơ, tục ngữ, ca dao phản ánh quan niệm của nhân dân ta về các vấn đề: Di truyền và  nhân cách; Môi trường và nhân cách; Giáo dục và nhân cách; Hoạt động cá nhân và nhân cách.
          3. Vận dụng kiến thức Giáo dục học, hãy phân tích mặt đúng, sai của những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ đó.
        4. Bằng kiến thức Giáo dục học, hãy phân tích ý nghĩa của câu thơ trong bài "Nửa đêm" của Hồ Chủ tịch:
                               "Ngủ thì ai cũng như lương thiện
                                  Tỉnh dạy phân ra kẻ dữ hiền
                               Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
                                Phần nhiều do giáo dục mà nên".
            Từ đó rút ra kết luận sư phạm trong giáo dục học sinh THCS.
            5. Khi nói về vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách, có quan điểm: "Trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng, nhà giáo dục muốn vẽ gì lên đó thì vẽ". Quan điểm trên là đúng hay sai? Vì sao?
      6. Có quan điểm cho rằng:  Trẻ em sinh ra như giọt nước, rơi vào ao tù  thì thành nước đục, vào giếng khơi thì thành nước trong. Em hiểu câu nói trên như thế  nào?
       7. Phân tích những điểm giống và khác nhau của những nét nhân cách con người Việt Nam xưa và nay.
          Chương 3: Mục đích giáo dục, nguyên lý giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta
       1. So sánh sự giống và khác nhau giữa mục đích và mục tiêu giáo dục. Từ đó cho biết mối quan hệ giữa chúng.
       2. Phân tích mối quan hệ giữa mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục bậc THCS trong giai đoạn hiện nay (có ví dụ minh hoạ).
            3. Phân biệt nguyên tắc giáo dục và nguyên lý giáo dục (có ví dụ minh     hoạ).
       4. Em hiểu như thế nào về mục tiêu giáo dục của nước ta "Đẩy mạnh phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".
     5. Giáo dục Việt Nam đã trải qua mấy lần cải cách giáo dục? Vào những năm nào? Hãy cho biết cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân qua mỗi lần cải cách và ý nghĩa của nó.
       6. Trình bày cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hãy so sánh với cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân của một quốc gia nào đó mà em biết.
       7. Em hiểu như thế nào về câu nói của Hồ Chủ tịch: "Giáo dục trong nhà trường  dù tốt đến mấy những thiếu giáo dục trong  gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn". Từ đó rút ra kết luận sư phạm.
          8. Đại thi hào nước Đức, Gớt đã viết:
                               " Mọi lý thuyết đều là màu xám
                               Chỉ cây đời với mãi mãi xanh tươi"
          Phân tích vế thứ nhất của nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn" để  giải thích và chứng minh nhận định trên của Gớt.
       9. Nhà Giáo dục học người Nga K.D. Usinxki khẳng định: "Nếu không có lao động sản xuất thì không thể có giáo dục".
          Dựa vào kiến thức về nguyên lý  giáo dục, hãy chứng minh nhận định  trên và rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
          10. Phân tích điểm mạnh và hạn chế của mỗi lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội.
          11. Vì sao phải kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội? Để thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong việc kết hợp giáo dục, trường THCS phải thực hiện những biện pháp nào?
          12. Đánh giá thực trạng công tác kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở các trường THCS ở nước ta hiện nay.
          13. Trình bày một số mô hình trường học gia đình ở một số nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Phân tích những ưu điểm, hạn chế và đề xuất phương hướng phát triển mô hình trường học này.
            Chương 4: Người  thầy giáo ở trường THCS
          1. Tại  sao  nói: Dạy học là một nghề - Nghề dạy học?
          2. Tại sao có thể ví người thầy giáo là người kỹ sư tâm hồn?
       3. Tại sao có thể ví người thầy giáo như là một nhà văn,  một nhà điêu khắc, một  người nghệ sỹ, một nhà khoa học?
       4. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, theo em người giáo viên trường THCS cần có những năng lực và phẩm chất gì?
       5. Em hiểu như thế nào về câu nói: "Người thầy  giáo còn sống chừng nào họ còn học, chỉ  khi họ vừa ngừng học thôi thì người giáo viên trong họ cũng chết liền". Câu nói đó giúp em điều gì trong quá trình học tập ở trường CĐSP?
       6. Nhiều ý kiến cho rằng: Giáo viên và cha mẹ học sinh là người bạn đồng hành. Hãy phân tích mối quan hệ giữa giáo viên  trường THCS và cha mẹ học sinh để chứng minh điều đó.
       7. Hoạt động dạy học và giáo dục của người giáo viên ở trường THCS khác gì so với những hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên ở các bậc học trước đó. Hãy rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
       8. Tại sao người giáo viên ở trường THCS phải trau dồi nhân cách của mình? Phân tích các nội dung và con đường hoàn thiện nhân cách của người giáo viên ở trường THCS.
   2.2. Biện pháp thiết kế các nhóm học tập
       Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi tiến hành thiết  kế nhóm như sau:
       1/ Nhóm gồm những người tự nguyện, cùng hứng thú (người học tự lựa chọn nhau).
       2/Nhóm ngẫu nhiên: Bằng cách đếm số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo màu sắc.
       3/Nhóm ghép hình: Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lý, người học được phát các mẩu xé nhỏ, người học ghép bức tranh hoặc tờ tài  liệu đó khít sẽ tạo thành  một nhóm.
       4/Nhóm với những đặc điểm chung: Ví dụ tất cả những  người học cùng sinh ra trong mùa đông, mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu sẽ tạo thành  nhóm.
          5/Nhóm cố định trong một thời gian dài: Nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một số tháng, thậm chí có thể được đặt tên riêng theo bàn hoặc tổ.
          6/Nhóm có người học khá để hỗ trợ người học yếu: Cùng làm việc và đảm trách nhiệm vụ hướng dẫn cho bạn học yếu hơn.
          Tùy theo tình hình thực tế của lớp học, nhiệm vụ học tập mà chúng tôi chọn cách chia nhóm phù hợp. Sau khi các nhóm được thành lập, mỗi nhóm tự cử nhóm trưởng và nhóm trưởng sẽ phân chia nhiệm vụ cho các thành viên. Mỗi sinh viên chỉ được phân công làm nhóm trưởng một lần trong quá trình học tập học phần. Sự luân phiên thay đổi vị thế giúp sinh viên khẳng định được khả năng điều khiển, lãnh đạo thích ứng dần với môi trường làm việc hợp tác.
  2.3. Biện pháp sử dụng các kỹ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm
      Qua thực tiễn giảng dạy đã chứng minh rằng: Dạy học hợp tác nhóm nhỏ nếu được tổ chức một cách khoa học sẽ đem lại hiệu quả cao. Nếu phương pháp tổ chức của giảng viên hạn chế sẽ không đạt được kết quả bằng việc sử dụng các phương pháp dạy học khác. Vì vậy, chúng tôi quan tâm nhất là việc điều khiển hoạt động của các nhóm bằng việc sử dụng các kỹ thuật dạy học nhằm phát huy sức mạnh trí tuệ của cá nhân cũng như của nhóm. Để tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ tại lớp, chúng tôi thường sử dụng các kỹ thuật sau: Động não; Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, KWL, sơ đồ tư duy, 5W1H, luân phiên… Đồng thời rèn kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng lắng nghe và phản hồi  mang tính xây dựng cho sinh viên.
 2.4. Biện pháp tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm
            - Nếu tổ chức dạy học nhóm nhỏ tại lớp: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm  khác nhận xét, bổ sung sau đó giảng viên nhận xét và đánh giá.
          - Nếu tổ chức thảo luận nhóm ở nhà: Yêu cầu mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luậnbằng báo cáo (bài viết trên giấy A4, PowerPoint hoặc tóm tắt trên giấy A0). Các nhóm thể hiện kết quả thảo luận của mình bằng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong buổi thảo luận chung cả lớp. Kết quả thảo luận được đánh giá cả về mặt nội dung và hình thức theo những tiêu chí  đã cung cấp cho sinh viên từ trước. Kết quả của bài học được đánh giá  bằng kết quả thảo luận của nhóm (70%) cũng như nhận xét, đánh giá nhóm khác và biện luận, bảo vệ quan điểm, kết quả thảo luận của nhóm mình (30%). Sau đó giảng viên cho điểm và được tính bằng một phần điểm trong điểm học trình đó. Để đánh giá được chính xác kết quả hoạt động của các nhóm, giảng viên cần có sổ theo dõi việc chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm và trình bày kết quả. Giảng viên ghi chép tóm tắt kết quả trình bày, các câu hỏi dành cho nhóm khác, biện luận bảo vệ kết quả thảo luận của các nhóm.
3. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ
          Muốn thành công với dạy học hợp tác nhóm nhỏ thì người dạy phải nắm vững quy trình, cách thức thực hiện và kỹ năng tổ chức hoạt động. Giảng viên phải suy nghĩ xem cần hướng dẫn như thế nào để các nhóm có thể làm việc một cách hiệu quả và rèn sinh viên kỹ năng và thói quen làm việc hợp tác.
      Để phát huy cao hiệu quả của dạy học  hợp tác nhóm  nhỏ cần có thời gian thích hợp, có thể gồm một vài tiết học (nếu nhiệm vụ phức tạp). Dạy học theo nhóm cũng có thể vận dụng xen kẽ trong một tiết thuyết trình để giải quyết một nhiệm vụ học tập nhỏ. Tuy nhiên nếu tiết học nào cũng sử dụng phương pháp này sẽ hạn chế hiệu quả của dạy học theo nhóm và dễ gây nhàm chán cho người học. Mặt khác, dạy học hợp tác nhóm nhỏ cần chú ý đến việc tích cực hoá bên trong hoạt động nhận thức của người học, tránh dạy học theo nhóm như một "phong trào" đổi mới phương pháp dạy học mà cần chú ý đến kết quả dạy học thực tế.
          * Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
        -  Chủ đề có hợp với học nhóm không?
           -  Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
           -  Người học đã có đủ kiến thức, điều kiện cho công việc nhóm chưa?
           -  Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
           -  Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
           - Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
          * Một số chú ý trong khi thực hiện dạy học  hợp tác nhóm nhỏ:
           -  Cần luyện tập cho người học quy tắc làm việc nhóm
           -  Luyện tập về kỹ thuật làm việc nhóm
           -  Duy trì trật tự cần thiết trong làm việc theo nhóm
           - Giảng viên quan sát các nhóm sinh viên
           - Giúp  sinh viên ổn định các nhóm làm việc khi cần thiết
*****
Vận dụng các biện pháp tác động tới việc tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ đối với các học phần Giáo dục học đại cương ở trường CĐSP Lạng Sơn mang lại hiệu quả nhất định. Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ là một trong những cách thức mà người dạy đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Ở đó, người học "khám phá" kiến thức thực sự bằng hứng thú, bằng hành động và bằng đa giác quan của mình. Người học không chỉ có kết quả học tập khả quan mà quan trọng hơn là tạo cho họ một môi trường học tập tích cực. Qua học nhóm, người học đã được thay đổi vị thế của mình ở  vị thế của người lãnh đạo, người thư ký, người phát minh, giúp họ không chỉ kiến tạo kiến thức mà quan trọng hơn là  phát triển khả năng tư duy phê phán và các kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi người dạy phải có khả năng thiết kế các nhiệm vụ học tập, tổ chức, điều khiển, trọng tài, cố vấn, đánh giá hoạt động học tập. Người học phải vươn lên ở vị trí của người phát minh, chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo. Có như vậy, dạy học hợp tác nhóm nhỏ mới thực sự là một hình thức xã hội của dạy học hiệu quả và thiết thực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
          1. Dự án Việt - Bỉ, 2007. 3 phương pháp dạy học mới  và các kỹ thuật dạy học. Tài liệu tập huấn giáo viên
            2. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier, 2007. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông. Tài liệu Dự án phát triển giáo viên THPT.
            4. Nguyễn Văn Lê, 2001. Giáo dục học đại cương. Nhà xuất bản ĐHSP.
            5. Phan Trọng Ngọ, 2001. Các phương pháp dạy học trong nhà trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia - 2006
            6. Thái Duy Tuyên, 2003.Những vấn đề chung của Giáo dục học. Nhà xuất bản Giáo dục.
            7. Phạm Việt Vượng, 2003. Lý luận dạy học. Nhà xuất bản ĐHSP.
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ học phần "Giáo dục học đại cương"
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Thị Phương Loan
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Bài viết - nghiên cứu
Gửi lên:
10/05/2017 05:53
Cập nhật:
10/05/2017 05:53
Người gửi:
admin
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
484.60 KB
Xem:
959
Tải về:
15
  Tải về
Từ site Trường CĐSP Lạng Sơn:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/02-05-2024_240ac5615626b94894f7d2d5e2c022eb.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)