Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Đặng Thế Anh - Tìm hiểu một số mã phong tục tập quán trong văn học dân gian

Phong tục tập quán không chỉ là đối tượng nghiên cứu của xã hội học, dân tộc học… mà folklore học cũng chú ý đến lĩnh vực này. Một trong nhiều biểu hiện của nó là “mã văn hóa” và sự chuyển di tự nhiên vào Văn học dân gian (VHDG).
1. Phong tục tập quán là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt, phong tục là “thói quen, tục lệ đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo” [4, Tr.783]. Còn tập quán là “thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo” [4, Tr.901]. Như thế, khái niệm phong tục và tập quán về cơ bản giống nhau nhau. Ở phong tục, ngoài là thòi quen còn có thêm tục lệ. Vậy tục lệ là gì? “điều quy định có từ lâu đời, đã trở thành thòi quen trong đời sống xã hội” [4, Tr.1062]. Tóm lại, theo cách giải nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì phong tục và tập quán giống nhau.
Trong chuyên luận Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa, tác giả Nguyễn Bích Hà đã giải nghĩa một cách duy danh như sau: “Phong có nghĩa là tốt lành; còn tục là thói quen. Như vậy có thể hiểu một cách nôm na, phong tục là thói quen tốt của xã hội. Phong tục thường là khái niệm đi kèm với tập quán. Tập có nghĩa là làm đi làm lại (học mà đem thực hành); quán là thói quen, những cái quen thuộc được lặp đi lặp lại. Như vậy, tập quán có thể hiểu là thói quen đã được thừa nhận, được lặp đi lặp lại, trở nên bền vững” [1, Tr.27].
Dựa trên những cách giải nghĩa trên, chúng tôi tạm nêu định nghĩa phong tục tập quán như sau: Phong tục là những thói quen tốt dần trở thành nền nếp được lan truyền rộng rãi trong đời sống xã hội. Còn tập quán là làm nhiều thành quen. Phong tục và tập quán thường đi kèm với nhau dễ bị đồng nhất nhưng xét đến cùng hai khái niệm ấy là khác nhau. Tuy vậy, trên thực tế chúng ta cũng nên linh hoạt, mềm dẻo trong việc sử dụng thuật ngữ này, không nên phân tách quá rạch ròi. Cho nên, có thể hiểu một cách chung nhất về phong tục tập quán là những thói quen được đưa vào nếp sống hằng ngày. Mỗi dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu; về sau, do sự tiếp xúc với nhau nên có những sự ảnh hưởng, bắt chước, và có những cái giống nhau.
....
 

Một số tài liệu tham khảo chính:
1. Nguyễn Thị Bích Hà - Chuyên luận Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa, (bản đánh máy tác giả cung cấp).
2. Nguyệt Hạ - Phong tục hôn lễ, tang lễ, tế lễ Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2005
3. Vũ Ngọc Khánh - Kể chuyện phong tục Việt Nam (tập1, 2), Nxb Giáo dục, H. 2008
4. Hoàng Phê (chủ biên) - Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và TT Từ điển học, 2002
5. Lê Trung Vũ (chủ biên) - Nghi lễ vòng đời người, Nxb Trẻ, TP.HCM. 2007
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Đặng Thế Anh - Tìm hiểu một số mã phong tục tập quán trong văn học dân gian
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Đặng Thế Anh
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Bài viết - nghiên cứu
Gửi lên:
03/12/2015 02:15
Cập nhật:
03/12/2015 02:15
Người gửi:
admin
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
290.58 KB
Xem:
1068
Tải về:
9
  Tải về
Từ site Trường CĐSP Lạng Sơn:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/07-05-2024_8e8bc111c20e3793856b7612e09e66d1.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)