Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sử dụng video clips trong tổ chức giờ luyện nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành

Trong hoạt động dạy và học tiếng Anh, kỹ năng nói là một trong những kỹ năng quan trọng đối với người học. Bởi lẽ đây là kỹ năng dùng ngôn ngữ để sản sinh ra ngôn ngữ trong những tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, kỹ năng nói đòi hỏi chủ thể phải thể hiện được phản ứng ngôn ngữ cũng như ngữ điệu, cách phát âm cũng như ngôn ngữ cơ thể. Thực tế giảng dạy tiếng Anh hiện nay, nhiều giáo viên đã vận dụng các thủ thuật, kỹ thuật để tổ chức các hoạt động nhằm khơi gợi hứng thứ học tập cũng như tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, năng lực sư phạm của giảng viên và năng lực nhận thức của sinh viên trong quá trình học là khác nhau. Sinh viên còn gặp nhiều khó khăn khi thực hành kỹ năng Nói do tranh ảnh gợi ý khá phức tạp, vốn từ vựng còn hạn chế, không có nhiều cơ hội thực hành ngôn ngữ. Điều quan trọng là sinh viên luôn sợ sai, ngại nói trước đông người do các em chưa có khả năng định ra các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá kỹ năng nói. Nguyên nhân là do các em chủ yếu học kỹ năng nói qua thầy cô, chưa có điều kiện tiếp xúc với người bản xứ cũng như chưa thực sự tự tin. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt sử dụng video clips trong giảng dạy kỹ năng Nói giúp sinh viên nhớ được từ vựng, biết cách phát âm và thực hành qua các tình huống giao tiếp của người bản ngữ. Mặt khác, video clips là yếu tố kích thích hứng thú, tính tích cực học tập, xây dựng môi trường ngôn ngữ trong các giờ học. Xuất phát từ dạy học theo hướng phát triển năng lực, việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan nói chung, sử dụng video clips trong giờ luyện nói tiếng Anh nói riêng là phương thức hữu hiệu nhằm phát triển khả năng thực hành tiếng cho người học.
1. Vài nét về kỹ năng nói trong tiếng Anh
Kỹ năng nói đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc nắm bắt một ngoại ngữ. Theo Nunan (1991): “Thành công được đo bằng khả năng tiến hành một đoạn hội thoại bằng ngôn ngữ mình đang học”. Luyện nói là việc tạo cho học sinh những cơ hội giao tiếp gần giống với đời thực. Giáo viên cần khuyến khích cho học sinh làm theo phương châm thử nghiệm, chấp nhận mắc lỗi. Không nên tạo cho các em áp lực, mang nặng tâm lý sợ mắc lỗi. Trong quá trình luyện tập, giáo viên có hai chức năng chính:
Một là, cung cấp tư liệu, giúp đỡ và giải đáp những vấn đề khó về ngữ liệu và kiến thức mà học sinh gặp phải.
 Hai là, theo dõi, lắng nghe, ghi nhận các lỗi học sinh mắc phải trong quá trình thực hành để sửa trước lớp sau tiến trình thực hành nói của học sinh. Trên cơ sở rèn luyện trên lớp, giáo viên cần khuyến khích học sinh tự luyện tập ở nhà, và thực hành thường xuyên khi có điều kiện.
Tổ chức hoạt động nói tiếng Anh đối với sinh viên chuyên ngành thông qua các hình thức:
- Thuyết trình (Presentation): Giảng viên (GV) đưa ra chủ đề và yêu cầu các nhóm chuẩn bị nội dung trong vòng 5-10’ tùy từng nội dung bài học. Sau đó yêu cầu mỗi nhóm cử một thành viên trình bày quan điểm, ý kiến của nhóm. GV khuyến khích các nhóm ứng dụng công nghệ thông tin khi thuyết trình.
- Thảo luận chủ đề theo cặp, nhóm (Discussion): GV đưa ra chủ đề yêu cầu sinh viên (SV) trao đổi ý kiến, phân tích làm sáng tỏ nội hàm của vấn đề. GV hướng dẫn SV thảo luận, tiến hành thảo luận mở có thể thay đổi từ nhóm này sang nhóm khác. Tùy từng bài học mà GV thiết kế chọn nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ cho phù hợp.
- Đóng kịch, sắm vai (Role - play): Đây là hoạt động vận dụng kỹ năng nói, qua đó người nói sẽ tự đặt mình vào vị trí của người khác, hoặc vẫn ở vị trí của mình nhưng tự đặt mình vào một tình huống tưởng tượng. Hoạt động này có thể được tiến hành dưới hình thức: Phỏng vấn (Interview); Kể chuyện (Telling or creating a story) và Hội thoại (Improvising dialogues).
Để đánh giá được kết quả nói tiếng Anh của SV, GV đưa ra tiêu chí chấm điểm như:
- Trôi chảy và liền mạch: Tiêu chí này đánh giá khả năng nói của SV, càng ít khoảng dừng càng được đánh giá cao.
- Từ vựng:  Xem xét phạm vi từ vựng và tính chính xác của từ vựng mà SV lựa chọn để sử dụng. Càng dùng nhiều từ đồng nghĩa càng được đánh giá cao.
- Ngữ pháp: Dựa vào sự đa dạng của ngữ pháp và cách sử dụng có chính xác hay không.
- Phát âm:  Xem xét khả năng phát âm trong toàn bộ quá trình nói để có thể đánh giá chính xác mức độ phát âm chuẩn của SV.
Bên cạnh đó, kỹ năng nói còn được đánh giá ở kỹ năng phản ứng ngôn ngữ, ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện cảm xúc với người đối diện trong quá trình giao tiếp hoặc thuyết trình. Đồng thời còn đánh giá nội dung thông điệp  mà chủ thể nói định truyền tải đến người nghe.
2. Vai trò của việc sử dụng video clips trong giảng dạy kỹ năng nói
Video clips tiềm ẩn rất nhiều tiện ích cho cả người dạy và người học. Video mang đến lớp học ngôn ngữ của cuộc sống qua các tình huống giao tiếp thực. Đây là lợi ích lớn nhất của video, giúp sinh viên có cơ hội được thực hành tiếng giống người bản ngữ mặc dù họ không có điều kiện sống ở các nước nói tiếng Anh.
Video giúp cho người nghe nhanh chóng nắm được ngữ cảnh và hiểu ngôn ngữ nói đúng hơn, giúp người học hiểu được văn hóa của các nước nói tiếng Anh, đặc biệt nền văn hóa nước Anh và Mỹ. Phim ảnh cung cấp cho người học những cái nhìn rõ nét cũng như khả năng quan sát, cảm nhận được những yếu tố văn hóa được lồng ghép khéo léo qua các lời thoại và cách thức giao tiếp của các nhân vật trong phim. Video giúp sinh viên có được những trải nghiệm vui, khiến các em không cảm thấy bị áp lực thực hành nghe - nói.
Người dạy có thể sử dụng video để tạo ra sự mới mẻ cho giờ luyện Nói, dạy kiến thức mới, củng cố, mở rộng nội dung bài học trong giáo trình; có thể sử dụng video làm cơ sở cho các hoạt động nghe, viết; có thể sử dụng video để đánh giá khả năng nghe hiểu của người học.
3. Các biện pháp sử dụng video clips trong dạy học kỹ năng Nói
3.1. Kết hợp sử dụng video clips và phương pháp dạy học nêu vấn đề
GV sử dụng video clips để đưa ra vấn đề cho SV thảo luận hoặc đưa câu hỏi gợi ý để SV thảo luận sau đó đưa ra đoạn video để minh họa thông điệp cần truyền tải hoặc để SV kiểm chứng lại kết quả thảo luận. Video clips được khai thác từ nguồn internet, phim giáo khoa hoặc GV tự quay các video clips tình huống….
Ví dụ: Trong học phần nói 1 giáo trình Let’s talk 1 chủ đề “Money”, GV đưa ra một đoạn video clip giới thiệu về các loại tiền của các nước và một số cách tiết kiệm tiền mà họ sử dụng. Sau đó, GV yêu cầu SV làm việc theo nhóm, cùng trao đổi vấn đề liên quan đến câu hỏi “How do you save money  trong thời gian 8 phút và báo cáo kết quả thảo luận. Tùy vào thời gian của tiết học hoặc hoạt động mà GV lựa chọn hình thức cho SV báo cáo kết quả thảo luận cho phù hợp.
 
 

          3.2. Sử dụng video clips  trong rèn kỹ năng thuyết trình (presentation)
          * Sử dụng video clips để cho SV quan sát một bài thuyết trình, đánh giá ưu điểm và hạn chế của chủ thể thuyết trình về các nội dung:
          - Cách vào bài
          - Cách chuyển tải nội dung
          - Kết thúc bài thuyết trình
          - Cách sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong quá trình thuyết trình...
* Thiết kế bài thuyết trình:
- Lựa chọn chủ đề: Đây là bước đầu tiên để thu thập những ý tưởng về một chủ đề nhất định trước khi đưa ra dàn ý của bài thuyết trình. Để bài thuyết trình đạt kết quả cao, GV cần hướng dẫn SV lựa chọn nội dung thuyết trình phù hợp, xác định cụ thể phương hướng, mục tiêu của bài thuyết trình.
- Cấu trúc bài thuyết trình, gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu cần đạt được mục đích: Thu hút sự chú ý của người nghe, tóm lược các nội dung liên quan, ở phần này cần phải trả lời được các câu hỏi như:
Thuyết trình cái gì?
Tại sao lại thuyết trình?
Thuyết trình như thế nào?
Ai là người nghe?
Khán giả quan sát và học được gì từ bài thuyết trình?
+ Phần nội dung thuyết trình: Sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong quá trình thuyết trình. Linh hoạt xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thuyết trình.
+ Phần kết thúc thuyết trình: Tóm tắt các nội dung đã được trình bày.
* Hướng dẫn SV chuẩn bị thuyết trình:
- Viết bài luận: Để thu hút tối đa sự chú ý của người nghe vào nội dung thuyết trình, người thuyết trình cần lập dàn ý, viết bài luận sao cho nội dung logic, ngắn gọn, dễ theo dõi, từ đơn giản đến phức tạp.
- Sử dụng phương tiện trực quan: GV hướng dẫn SV sưu tầm tranh ảnh, video clips liên quan đến bài thuyết trình để thu hút người nghe. Ví dụ với phần thuyết trình về chủ đề “Môi trường”, ngay phần mở đầu SV có thể lựa chọn một video clips về ô nhiễm môi trường, hoặc quay một đoạn clips về môi trường xung quanh để dẫn vào bài…
- Thiết kế  bài thuyết trình bằng PowerPoint đơn giản và dễ hiểu, đảm bảo để khán giả có thể quan sát tối đa.
- Phong thái: Cảm xúc của người thuyết trình là công cụ quan trọng nhất để tối đa hóa sự giao tiếp giữa người thuyết trình và người nghe. Cảm xúc đó được thể hiện một cách rõ nét qua ngôn ngữ hình thể, nghĩa là người thuyết trình phải có thái độ hào hứng và nhiệt huyết với bài nói, nhằm truyền cho người nghe  hứng thú của chính mình qua những tiếp xúc như ánh mắt thân thiện, điệu bộ cử chỉ tự nhiên, và luôn giữ cho giọng nói trôi chảy, sôi nổi.       
* Nhận xét, đánh giá:
- Đánh giá từ phía giáo viên, người nghe: Qua bài thuyết trình, GV và các SV khác sẽ nhận xét bài thuyết trình của bạn về nội dung, ngôn ngữ và cách trình bày.
- Đánh giá từ thuyết trình viên: Cử SV trong lớp quay video clip bài thuyết trình, sau đó tổ chức cho thuyết trình viên cũng như cả lớp xem lại bài thuyết trình qua video để từ đó có những đánh giá  sát sao hơn và rút kinh nghiệm cho lần thuyết trình sau.
3.3. Sử dụng video trong dạy học hội thoại (Dialogue)
          GV sử dụng Microsoft Word thiết kế một đoạn hội thoại mẫu, hoặc mở một đoạn video hội thoại của người bản ngữ và yêu cầu SV thực hành lại.
          Ví dụ: Trong học phần nói 1 giáo trình Let’s talk 1 với chủ đề “Famous people”, GV đưa ra tình huống: Imagine that you are a journalist for News’ Magazine and want to interview B, a famous singer, about her life, her hobby and her experiences (thiết kế trên PowerPoint).
          GV yêu cầu SV đóng vai tiến hành cuộc phỏng vấn. SV A đóng vai là một phóng viên của tờ tạp chí “News” muốn viết bài về một ca sỹ nổi tiếng. SV B đóng vai người ca sỹ nổi tiếng - người được phỏng vấn chia sẻ sở thích, phong cách và kinh nghiệm sống của bản thân cho người hâm mộ. Thành viên khác trong nhóm lắng nghe và ghi chú lại cuộc phỏng vấn. Có thể quay video clip về cuộc hội thoại đó để kiểm tra khả năng ngôn ngữ của SV.
Rèn kỹ năng nói là một phần rất quan trọng của việc học ngoại ngữ. Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh rõ ràng và hiệu quả góp phần vào sự thành công của SV trong trường học cũng như trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Vì vậy, điều quan trọng là GV phải quan tâm tới việc giảng dạy kỹ năng nói, luôn tìm kiếm các biện pháp nâng cao khả năng nói tiếng Anh cho SV. Việc sử dụng video clips trong dạy học kỹ năng Nói là một phương thức dạy học hiệu quá.  
Để sử dụng hiệu quả video clips trong bài giảng kỹ năng Nói cho SV, GV cần lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất: Để tiết kiệm thời gian trong việc soạn giảng giáo án, GV nên tận dụng các video clips sẵn trên mạng, thay đổi nội dung cho phù hợp bài dạy.
Thứ hai, để có thể sử dụng video như một nguồn tư liệu dồi dào và công cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học kỹ năng Nói, người dạy cần có sự sáng tạo và sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc lựa chọn video clip và thiết kế các hoạt động dạy.
Thứ ba, để phát huy được vai trò trong giờ học có sử dụng video, GV cần xác định rõ mục tiêu giờ học, đánh giá và lựa chọn tài liệu video phù hợp, xem video trước khi lên lớp và dự đoán những khó khăn SV có thể gặp phải. Đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động, kiểm tra chất lượng âm thanh, hình ảnh.
Thứ tư, không được lạm dụng việc sử dụng video cilps trong tất cả các hoạt động cũng như các tiết học hoặc sử dụng video cilps quá dài hoặc nội dung không liên quan hoặc ít liên quan đến nội dung bài học.
Những bước đột phá trong công nghệ thông tin không bao giờ thay thế được vai trò của người giáo viên mà tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy. Ứng dụng video đòi hỏi người giáo viên đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng mang lại những giờ học thú vị, hiệu quả và đặc biệt giúp SV có cơ hội được sống trong môi trường tiếng của người bản xứ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nunan, D. (1991), Language Teaching Methodology. New York, London, Toronto, Sydney, Tokyo & Singapore: Prentice Hall.
2. Jones. L, Let’s Talk 1, Cambridge University Press, 2002.
3. Các website: - www. Giaoan.violet.vn
                        - www. Teachingenglish.edu.vn
 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Sử dụng video clips trong tổ chức giờ luyện nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Hà Thị Thanh Huyền
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Bài viết - nghiên cứu
Gửi lên:
13/04/2017 03:06
Cập nhật:
13/04/2017 03:06
Người gửi:
admin
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
628.81 KB
Xem:
913
Tải về:
10
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/02-05-2024_e9dab55d18fe9e5513cdf1e2dbc01896.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)