Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Một số quy định về thực hiện chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm Xã hội năm 2014

Theo  Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, lương hưu hàng tháng sẽ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng (tối đa 75%) và bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Để giúp CBGV nhà trường tìm hiểu rõ hơn về quy định này, chúng tôi xin trích một số quy định chi tiết như sau:
1. Mức hưởng lương hưu hằng tháng:
- Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, cách tính lương hưu với người lao động nghỉ việc vẫn được thực hiện theo quy định tương tự Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
- Từ ngày 01/01/2018 mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:
Lao động nam:
Nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm; từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Lao động nữ:
Nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động (cả nam và nữ) được tính thêm 2%. mức tối đa bằng 75%.
Ngoài ra, mức bình quân lương hàng tháng để tính lương hưu của khu vực công cũng được điều chỉnh theo lộ trình. Cụ thể, tính bình quân 15 năm cuối từ khi luật có hiệu lực thi hành 1/7/2015 đến 31/12/2019; từ 1/1/2020 đến 31/12/2024 tính bình quân của 20 năm cuối; từ 1/1/2025 trở đi tính bình quân của toàn bộ thời gian.
Ví dụ:  Năm 2018 ông B  đến tuổi về hưu. Giả sử ông B  đã đóng bảo hiểm 32 năm thì mức lương hưu hằng tháng được tính như sau:
16 năm đóng BHXH: 45% mức bình quân tiền lương. 16 năm đóng BHXH còn lại: 16 x 2% = 32% mức bình quân tiền lương.
Tổng: 45% + 32% = 77% nhưng không được vượt quá 75%. Vậy hằng tháng ông A sẽ được hưởng 75% mức bình quân tiền lương.
2. Mức tiền lương làm căn cứ tính lương hưu:
Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH được  quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, như sau:
2.1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương hàng tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
- Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
          - Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2.2. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH được xác định bằng cách tính bình quân của tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian
2.3. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH được xác định bằng cách tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH chung của các thời gian. Trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định ở mức 2.1 trên đối với từng hợp cụ thể.
3. Mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:
Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng và mức hưởng trợ cấp một lần như sau:
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
            Ngoài các quy định mà chúng tôi giới thiệu ở trên, liên quan đến chế độ  hưu trí còn một số vấn đề khác như: Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội; tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư; chế độ tử tuất, đề nghị CBGV nghiên cứu trong Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13.
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Một số quy định về thực hiện chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm Xã hội năm 2014
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Đỗ Thị Lê
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Văn bản, hướng dẫn của trường
Gửi lên:
19/04/2017 05:14
Cập nhật:
19/04/2017 05:14
Người gửi:
admin
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
343.29 KB
Xem:
1085
Tải về:
1
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/26-12-2024_7838e4f1b1463fced389da2bc653c543.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)