Tóm tắt: Văn hóa sư phạm là một bộ phận của văn hóa tổ chức liên quan trực tiếp đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ chức nhà trường cụ thể. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, bài viết này tập trung phác thảo diện mạo và đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao văn hóa sư phạm ở trường CĐSP Lạng Sơn. Summary: Pedagogical culture is part of the organizational culture which is directly related to the entire material life, the spirit of a school organization. Based on the understanding reality, this article focuses on outline and proposes several measures to enhance the pedagogical culture at Lang Son college of Education. Văn hóa sư phạm (VHSP) là một bộ phận của văn hóa tổ chức (VHTC) liên quan trực tiếp đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ chức nhà trường cụ thể. VHSP biểu hiện ở tất cả các phương diện từ sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý... cho đến tâm thế của từng giảng viên (GV), sinh viên (SV). Nó hợp thành một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mỗi cá nhân trong tổ chức thừa nhận và tuân theo. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, bài viết này tập trung phác thảo diện mạo và đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao VHSP ở trường CĐSP Lạng Sơn.
1. Vai trò của VHSP “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội”. Theo đó, VHSP không phải là một ngoại lệ, hơn thế, nó còn tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của cơ sở giáo dục và lan tỏa khắp nhà trường. Freiberg (1998) đã so sánh một cách hình ảnh VHSP “…như không khí mà chúng ta thở. Không ai nhận ra nó cho đến khi nó bị ô nhiễm”. Do vậy, VHSP trở thành mẫu thức chung, mục tiêu chung để các thành viên trong nhà trường cùng cam kết và nỗ lực làm nên các giá trị cốt lõi, góp phần tạo ra hiệu quả làm việc trong nhà trường.
VHSP không chỉ đơn thuần là phổ biến tri thức về những giá trị, quy tắc ứng xử... hay truyền thống lịch sử của nhà trường mà cần xem xét VHSP trong mối quan hệ với đối tượng xây dựng và phát huy nó. Đấy chính là CB,GV, CNV và SV thuộc tập thể nhà trường. Sự hiểu biết VHSP không dừng ở việc nắm bắt, liệt kê, mô tả được một vài giá trị nào đó mà còn là khả năng bao quát hệ thống các yếu tố cấu thành VHSP của nhà trường: Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy, các giá trị và truyền thống của nhà trường, các loại biểu hiện thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân, các mối quan hệ tồn tại trong nhà trường, các nghi thức và hành vi... Do vậy, VHSP là sản phẩm văn hóa kết hợp nhiều phương diện nhằm xây dựng một tập thể nhà trường phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, quản lí, chuyên môn, nghiệp vụ...
Từ góc độ tổ chức, VHSP có thể được thể xác định với 03 vai trò căn bản:
- Thứ nhất, văn hóa là một thứ tài sản lớn và quyết định trường tồn của một tổ chức. Văn hóa có ý nghĩa quan trọng với nhà trường, hơn bất kỳ tổ chức nào tính văn hóa là tính đặc thù của nhà trường. VHSP tạo động lực làm việc và góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường.
- Thứ hai, VHSP hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thuyết do những thế hệ con người trong tổ chức xây dựng lên.
- Thứ ba, VHSP hạn chế tiêu cực và xung đột. VHSP giúp các thành viên, tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động.
Như vậy, VHSP có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành và thương hiệu của nhà trường. Muốn xây dựng VHSP một cách chủ động nhất thiết phải tiếp cận đồng thời xây dựng văn hóa tổ chức với các yếu tố cấu thành VHSP và các yếu tố ảnh hưởng đến VHSP.
2. Những biểu hiện VHSP ở trường CĐSP Lạng Sơn hiện nay Trường CĐSP Lạng Sơn nằm trong hệ thống các trường dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng nên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở cho tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Vì thế, từ những ngày đầu tiên đi vào hoạt động, nhà trường đã quan tâm đặc biệt đến vấn đề xây dựng VHSP và từng bước được khẳng định. Tuy nhiên, do sự thay đổi của mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới và những tác động từ bên ngoài, VHSP của trường CĐSP Lạng Sơn cũng cần có những biện pháp phù hợp hơn.
VHSP ở trường CĐSP Lạng Sơn hiện nay có thể điểm rõ trên những phương diện sau: Các, các loại biểu hiện thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân, các mối quan hệ tồn tại trong nhà trường, các nghi thức và hành vi... Để làm căn cứ đánh giá thực trạng, tháng 12/2016, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ nhận thức về vai trò của việc xây dựng VHSP của 180 CB, GV, CNV và 1790 HS, SV của nhà trường.
- Về mục tiêu và chính sách: có sứ mạng, mục tiêu rõ ràng, đảm bảo tính công bằng, công khai; chương trình đào tạo đảm bảo tính học thuật, khoa học và thực tiễn; thúc đẩy tinh thần làm việc của các lực lượng trong nhà trường.
Bảng đánh giá mức độ nhận thức về vai trò của việc xây dựng VHSP Chủ thể | SL | Nhận thức về vai trò của việc xây dựng VHSP |
Mức độ cần thiết | Mức độ biểu hiện |
Rất cần | Cần | Không cần | Tốt | Trung bình | Chưa tốt |
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
CB quản lý | 42 | 19 | 45,2 | 23 | 54,8 | 0 | 0 | 18 | 42,9 | 22 | 52,4 | 2 | 4,7 |
GV, CNV | 138 | 53 | 38,4 | 67 | 48,6 | 18 | 13,0 | 23 | 16,7 | 101 | 73,2 | 14 | 10,1 |
HS, SV | 1790 | 527 | 29,4 | 1084 | 60,6 | 179 | 10,0 | 263 | 14,7 | 1168 | 65,3 | 359 | 20,0 |
- Về nhận thức: Kết quả cho thấy hầu hết các CB, GV, CN và SV đều nhận thức được tầm quan trọng của VHSP đến công tác giáo dục đào tạo của nhà trường và trách nhiệm nâng cao VHSP trường CĐSP Lạng Sơn là của tất cả mọi lực lượng. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ còn giữ quan điểm đó là trách nhiệm của CB quản lí và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội SV... Đặc biệt, khoảng cách từ nhận thức vai trò quan trọng cho đến mức độ thể hiện còn khá xa. Điển hình của mức độ biểu hiện chỉ tập trung ở bậc trung bình. Rõ ràng, nhà trường cần có những định hướng cụ thể hơn trong việc lập kế hoạch và cách thức thực hiện kế hoạch đề ra một cách có hiệu quả đối với vấn đề này.
- Về lãnh đạo và quản lí: chia sẻ vai trò lãnh đạo từ Ban giám hiệu đến các cấp Phòng, Khoa, Tổ; có sự cộng tác giữa các nhóm và các cá nhân cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác; đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CB, GV, CNV; thường xuyên phát động thi đua văn minh công sở, văn minh giảng đường và văn minh kí túc xá.
Bảng đánh giá mức độ hành vi, thái độ và mối quan hệ giữa các lực lượng TT | Hành vi, thái độ và mối quan hệ | SL | Mức độ |
Tốt | Bình thường | Chưa tốt | Không rõ |
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
1 | Hành vi, thái độ thực hiện VHSP của CB,GV,CNV | 180 | 41 | 22,8 | 124 | 68,9 | 14 | 7,8 | 1 | 0,5 |
2 | Hành vi, thái độ thực hiện VHSP của HS,SV | 1790 | 301 | 16,8 | 1295 | 72,3 | 182 | 10,2 | 12 | 0,7 |
3 | Bầu không khí tâm lý, đạo đức trong nhà trường | 1970 | 1735 | 88,1 | 223 | 11,3 | 12 | 0,6 | 0 | 0 |
4 | Mối quan hệ GV - GV | 180 | 148 | 82,2 | 25 | 14,0 | 6 | 3,3 | 1 | 0,5 |
5 | Mối quan hệ GV - HS,SV | 1970 | 1499 | 76,1 | 440 | 22,7 | 18 | 0,9 | 13 | 0,7 |
6 | Mối quan hệ HS,SV - HS,SV | 1790 | 1292 | 72,2 | 419 | 23,4 | 43 | 2,4 | 36 | 2,0 |
Số lượng và tỉ lệ từ bảng đánh giá cho thấy:
- Về hành vi và thái độ: phần lớn các lực lượng của nhà trường đều ý thức được trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động. CB, GV, CNV luôn nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, không chấp nhận thất bại. Đặc biệt, đội ngũ GV chú trọng trau dồi phương pháp giảng dạy tích cực hóa người học, kích thích tự học. Mặc dù, việc thực hiện hành vi VHSP đang được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo tính giáo dục và đặc trưng của môi trường sư phạm nhưng vẫn còn tồn tại một số hành vi văn hóa không tích cực trong nhà trường. Số lượng SV vi phạm hành vi đạo đức vẫn còn.
- Về môi trường chung: nhà trường tập trung vào đối tượng người học, quan tâm đến sự thành công của mỗi sản phẩm đào tạo ra; xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng; nhà trường có cung cấp dịch vụ học tập cho cộng đồng thông qua Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học.
3. Đề xuất biện pháp nâng cao VHSP ở trường CĐSP Lạng Sơn 1) Tăng cường nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về tầm quan trọng của VHSP và chú trọng phát huy vai trò của các thành viên tích cực Để các thành viên gìn giữ và phát huy tinh thần VHSP một cách tự giác, trước hết cần làm cho họ thấy được mối liên hệ cụ thể giữa VHSP với sự phát triển của nhà trường, tức là hiểu được sự cần thiết và lợi ích xuất phát từ nhu cầu phát triển của nhà trường. Từ đó hình thành thái độ tôn trọng và định hướng các hành vi cá nhân trong từng hoạt động cụ thể. Như thế, VHSP muốn “sống” và phát triển lâu bền nhất thiết phải cần đến sức mạnh của văn hóa tư tưởng, tinh thần.
Thực hiện bồi dưỡng nhận thức và hiểu biết cho tất cả các lực lượng về tầm quan trọng của việc xây dựng và nâng cao VHSP nhà trường. Chỉ khi làm tốt nhiệm vụ này mới tạo được nền tảng vững chắc cho các hoạt động tiếp theo, bởi nhận thức đúng mới cho hành động đúng và kết quả tốt.
2) Nghiên cứu, xây dựng nội dung, kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao VHSP phù hợp với chiến lược phát triển của nhà trường Nghiên cứu, xây dựng nội dung nâng cao VHSP nhà trường phù hợp với điều kiện phát triển thực tiễn. Những nội dung này sẽ trở thành bộ khung cho các hoạt động cụ thể. Nếu phù hợp với thực tế, các nội dung sẽ phát huy được sức mạnh nội lực của chính bản thân nhà trường. Việc xác định nội dung nhất thiết phải căn cứ trên nội dung mà nhà trường đã thực hiện và theo sát xu thế phát triển nhà trường sắp tới. Cụ thể, giai đoạn 2020 - 2030, VHSP trường CĐSP Lạng Sơn phải thay đổi để đáp ứng VHSP của trường Cao đẳng đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực chuyên nghiệp cao có chất lượng, đáp ứng sự nghiệp xây dựng đất nước, chuẩn bị các điều kiện cơ bản để phát triển thành trường Đại học đa ngành.
Việc lập kế hoạch mang tính trước mắt và lâu dài là khâu hoạch định từng khâu, từng chặng nâng cao VHSP. CB quản lí từ Hiệu trưởng đến Tổ trưởng chuyên môn đều phải tiến hành lập kế hoạch. Tuy nhiên, đối với kế hoạch chiến lược thuộc về trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường thì các cấp quản lí thấp hơn làm công tác tham mưu, hỗ trợ, công cấp thông tin và ý kiến cho hoạt động xây dựng kế hoạch.
Chỉ đạo hoạt động xây dựng chính là việc phân quyền, phát huy vai trò tích cực của các thành viên trong nhà trường. Qua đó, phân công công việc và trách nhiệm cụ thể, tức là phân bổ nguồn lực hợp lí để khâu tổ chức thực hiện thành một chu trình và dễ dàng quản lí.
3) Thiết lập quy trình giám sát, kiểm tra và đánh giá phù hợp với các hoạt động nâng cao VHSP của nhà trường Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá là công đoạn đưa đến kết quả định lượng và định tính. Kết quả phù hợp với đặc điểm thực tiễn sẽ đảm bảo tính khách quan và đem đến hiệu quả cao. Kiểm tra, đánh giá còn nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề chưa hợp lí của các hoạt động để có những điều chỉnh sao cho hạn chế tối đa những hậu quả không tốt. Sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho hoạt động này phải đảm bảo đầy đủ.
Đó là những con đường, biện pháp cơ bản mà trường CĐSP Lạng Sơn đã và đang áp dụng vì những biện pháp ấy đều tập trung nâng cao VHSP trong nhà trường. Đồng thời, tăng cường tạo dựng thương hiệu trường Cao đẳng đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực chuyên nghiệp cao có chất lượng, đáp ứng sự nghiệp xây dựng đất nước, chuẩn bị các điều kiện cơ bản để phát triển thành trường Đại học đa ngành.
Để đạt được mục tiêu, việc nâng cao VHSP nhà trường không chỉ đòi hỏi mỗi người CB, GV, CNV cần ý thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò, ảnh hưởng của VHSP đến chất lượng đào tạo, đến các hoạt động giảng dạy và học tập của GV, SV mà còn phải kháo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng môi trường văn hóa và thực trạng công tác quản lí xây dựng VHSP của nhà trường.
Tài liệu tham khảo:1. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Vũ Thị Quỳnh (2015), Quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB TPHCM.
4. Viện nghiên cứu sư phạm - Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa học đường - Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, Hà Nội.