Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Vai trò của công đoàn trong các phong trào thi đua ở trường CĐSP Lạng Sơn.

Thứ tư - 14/12/2016 03:44
Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của công tác Đảng, công tác Chính trị được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị. Thông qua thi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên.
Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ,công chức, viên chức, nười lao động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao. Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”.
Nói về thi đua trong ngành giáo dục, vào đầu năm học 1961-1962, Bác Hồ chỉ thị: “Các nhà trường cũng nên phát động một phong trào thi đua “Hai tốt” tức là dạy thật tốt, học thật tốt”. Trong thư gửi ngành Giáo dục ngày 15/10/1968, Bác lại khẳng định: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong  những năm qua Công đoàn trường CĐSP Lạng Sơn luôn phát động được nhiều phong trào thi đua thiết thức, ý nghĩa góp phần tạo sự đoàn kết, không khí phấn khởi cho CBGVNV và HSSV  trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Nối tiếp truyền thống đó, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 cũng như kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường CĐSP Lạng Sơn, kỷ niệm 34 năm ngày nhà giáo Việt Nam, Công đoàn trường Trường CĐSP Lạng Sơn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các lực lượng tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
Chúng ta biết rằng, trong nhà trường, tất cả các hoạt động, các mặt công tác đều hướng tới và tập trung cho hoạt động chính trị quan trọng nhất là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đó chính là thực hiện nhiệm vụ của công tác chuyên môn nghiệp vụ. Các phong trào thi đua cũng đều hướng tới thực hiện nhiệm vụ chính trị đó, phong trào thi đua quyết định sự sống còn, làm nên “thương hiệu” của mỗi nhà trường.
Để tổ chức tốt phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì có rất nhiều lực lượng tham gia, rất nhiều yếu tố đóng góp... Công đoàn chỉ là một lực lượng góp phần trong phong trào này. Nhưng có thể khẳng định đây là nhân tố quan trọng nhất có tính chất quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Vậy làm thế nào để phát huy được vai trò của Công đoàn trong các phong trào thi đua? Làm thế nào để có thể nhận thấy rõ nét hình ảnh của tổ chức Công đoàn trong các hoạt động này mà không lẫn với các hoạt động của chính quyền? Đó là điều luôn đặt ra, trăn trở của công đoàn nhà trường. Với cá nhân tôi trong quá trình tham gia các hoạt động, phong trào thi đua do công đoàn trường, ngành phát động, tôi đã nhận thấy, công đoàn trường CĐSP Lạng Sơn đã có những biện pháp hiệu quả nhằm phát huy vai trò của BCH công đoàn trường, vai trò của các công đoàn viên trong các hoạt động, phong trào thi đua góp phần khẳng định vai trò của công đoàn trong nhà trường. Cụ thể như:
Thứ nhất, tổ chức Công đoàn trong nhà trường đã tạo ra cơ chế hoạt động thông qua việc xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa Công đoàn với chính quyền, với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng. Hệ thống quy chế giúp cho Công đoàn hoạt động độc lập, tự chủ, có vị thế rõ ràng.
Điểm thuận lợi của chính quyền là điều hành công việc bằng mệnh lệnh, quyết định; cái khó của tổ chức công đoàn là trước mọi việc không thể áp đặt giao nhiệm vụ theo cách của chính quyền; tuy nhiên hoạt động công đoàn lại có điểm rất thuận lợi, nếu tổ chức công đoàn thực sự là một tổ ấm, các thành viên coi tổ chức công đoàn là một gia đình, mọi người đoàn kết thương yêu như người thân thì trước công việc được giao, khi đã nhận thức đầy đủ, tư tưởng đã thông, tình cảm đã có thì mọi người làm việc rất tự giác, nhẹ nhàng thoải mái, khi đã tự giác thì làm việc hưng phấn và hiệu quả sẽ cao hơn. Từ đó có thể thấy tổ chức công đoàn đã phối hợp với chính quyền trong nhà trường cùng hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung.
Thứ hai, BCH công đoàn đã bằng nhiều hình thức tổ chức tuyên truyền giúp các đoàn viên công đoàn nhận thức một cách đầy đủ đúng đắn vai trò vị trí của người thầy, năng lực của người thầy trong xã hội hiện nay, phát động thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục, trong đó vấn đề trọng tâm là thực hiện dân chủ. Chúng ta cũng biết, ý thức nhiệm vụ đặc biệt của nhà giáo tạo cho chức năng sư phạm tính chất rất đặc biệt, rất  riêng biệt: đó là không vụ lợi. Ý thức được điều đó, căn cứ vào đặc trưng của công tác công đoàn nên công tác vận động tuyên truyền chủ yếu tập trung vào lòng tự trọng nghề nghiệp của mỗi cán bộ giáo viên, đánh thức trong họ tình yêu nghề, khơi dậy sự ham mê đối với công tác giảng dạy để họ tự giác thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba, trong việc phát động, triển khai phong trào thi đua, BCH công đoàn đã phối kết hợp chặt chẽ với trưởng khoa, tổ trưởng chuyên môn, các phòng, ban trong việc lập kế hoạch để phát động phong trào thi đua với các nội dung cụ thể, trọng tâm như: Tổ chức diễn đàn tư tưởng chính trị, hội thi giảng viên giỏi, hội thi kỹ năng nghề nghiệp, hội thi văn nghệ, thể thao, văn minh công sở - văn minh giảng đường - văn minh KTX, hội thi Nét đẹp giảng viên,... Khi xây dựng kế hoạch phải cụ thể chi tiết từ thời gian phát động, thực hiện các giai đoạn tham gia, định hướng từng nội dung cụ thể của đợt thi đua, cách thức tổ chức tiến hành của các bộ phận từ BCH đoàn đến các tổ công đoàn và đoàn viên. Phối kết hợp trong việc phân công phân nhiệm vụ thật rõ ràng.
Thứ tư, phối kết hợp với chính quyền nhà trường, các tổ chuyên môn theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân trong các tổ công đoàn, theo dõi việc giám sát những nội dung được phát động, kết quả được thực hiện ở từng giai đoạn, từng mảng công việc. Cùng với đó là phối kết hợp chặt chẽ với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tích cực nhiệt tình bám lớp, theo dõi quản lý và nắm chắc tình hình của lớp, kịp thời giáo dục động viên nhắc nhở học sinh trong học tập và rèn luyện. BCH công đoàn chú ý đến điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch công việc: Từ việc theo dõi giám sát để thấy những điểm mạnh, những ưu điểm, những ưu thế đồng thời rút ra những hạn chế thiếu sót, những điểm phù hợp hoặc chưa phù hợp trong cách điều hành để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế và nội dung công việc, tránh tình trạng quan liêu đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu rồi phó mặc cho các cá nhân thực hiện.
Phối hợp với chính quyền, qua mỗi đợt thi đua đều có sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, chỉ ra những cá nhân thực hiện tốt, những cá nhân thực hiện chưa tốt, khen thưởng động viên những người làm tốt, phê bình những người làm chưa tốt, rút kinh nghiệm cho lần sau.
Từ trong các phong trào thi đua của công đoàn cùng với sự nổ lực cố gắng của toàn trường, trong thời gian qua đã đạt được những kết quả như sau:
Công đoàn trường luôn phối hợp tổ chức phát động được những đợt thi đua toàn diện trong toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên. Nội dung thi đua phong phú và tương đối toàn diện, trú trọng hướng tới đổi mới, chất lượng hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào tạo gắn với triển khai việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015 và Chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp, thúc đẩy sự cố gắng trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, rèn kỹ năng nghề nghiệp, lối sống văn minh, lịch sự, vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp cho CBGV, HSSV, HV
Công đoàn nhà trường luôn tổ chức, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt các phong trào thi đua; các cuộc vận động của ngành, của xã hội góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành. Qua các đợt tuyên truyền, vận động hầu hết đoàn viên đều nhận thức rõ quyền lợi, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, yêu cầu của việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.
Công đoàn trư­ờng luôn đạt danh hiệu CĐCS vững mạnh xuất sắc. Trên 95% tổ công đoàn đạt danh hiệu tổ CĐVM (không có tổ CĐ không đạt vững mạnh). Cán bộ, giảng viên nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ luôn được động viên, tạo điều kiện đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… Nhiều giảng viên nhà trường đạt danh hiệu giảng viên giỏi trong các phong trào thi đua do trường và ngành phát động; hằng năm số lượng giảng viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở đều đạt từ 15% trở lên và trong số đó không ít cán bộ, giảng viên nhà trường với bề dày thành tích thi đua đã vinh dự được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bằng khen của chủ tịch tỉnh và những danh hiệu cao quý khác. Trong năm học 2016 – 2017, Công đoàn nhà trường phấn đấu giữ vững danh hiệu CĐCS vững mạnh xuất sắc, đề nghị tặng Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nhìn chung các phong trào thi đua luôn là động lực thúc đẩy đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường. Qua quá trình thực hiện, chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Ban chấp hành Công đoàn phải phát huy tốt vai trò của mình trong việc phối hợp với chính quyền thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp và khơi dậy sức mạnh của các lực lượng trong nhà trường.
- Xây dựng được nội quy, quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể và nghiêm túc tuân thủ trong quá trình triển khai các hoạt động.
- Phải tạo được sự đồng thuận trong CB-GV-CNV và trong học sinh, của các lực lượng xã hội, sự ủng hộ của các ngành, các cấp, địa phương; trong đó sự chủ động của chính quyền và Công đoàn là nhân tố quan trọng đem lại sự thành công trong cuộc vận động.
- Cùng với việc đánh giá đúng chất lượng giáo dục, chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh; cần phải đánh giá đúng thực chất đội ngũ nhà giáo.
- Có tránh nhiệm trong công tác thi đua khen thưởng, phải theo đúng quy định, sát với thực tế để đảm bảo khách quan, trung thực.
Với những nhận thức và thực hiện vai trò của tổ chức công đoàn, cùng với sự nổ lực cố gắng của toàn trường, trong thời gian qua công đoàn trường CĐSP Lạng Sơn đã phát động được những phong trào, hoạt động thi đua thiết thực, ý nghĩa, có sức lan tỏa. Tin rằng với các phong trào thi đua thiết thực, ý nghĩa đó sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học 2016 – 2017./.

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Thanh Thủy

Nguồn tin: Tổ Lí luận Chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-01-2025_d97f6e45858b2863b4d6c4fec6320dc8.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)