Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông ở trường CĐSP Lạng Sơn

Thứ ba - 21/05/2019 00:18
1.Đặt vấn đề.
Nghị quyết số 29-NQ/TW nhấn mạnh công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm..."
          Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay và thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung thì việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trở thành một nhu cầu bức thiết đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải hết sức quan tâm, đặt công tác này vào vị trí trung tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Việc cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng tập trung tại trường CĐSP Lạng Sơn làm nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên hàng năm đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực giáo viên mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh và sát với yêu cầu của mỗi cấp học, nhất là trong giai đoạn hiện nay để chuẩn bị mọi điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
2. Yêu cầu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục. Bồi dưỡng là hoạt động giúp giáo viên tăng thêm về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất … Bồi dưỡng thường xuyên là hoạt động bồi dưỡng hàng năm giúp giáo viên học tập để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, trong công tác tổ chức thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
            Thứ nhất, phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng năm cụ thể, phù hợp điều kiện của các nhà trường và của giáo viên, đảm bảo giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên 3 nội dung theo qui định, trong đó nội dung tự chọn giáo viên thực hiện tự bồi dưỡng là chính dưới sự quản lý trực tiếp của hiệu trưởng các nhà trường.
            Thứ hai, hướng dẫn giáo viên lựa chọn các chuyên đề bồi dưỡng bám sát yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cấp học theo năm học, tập trung bồi dưỡng những khía cạnh mà mỗi giáo viên còn thiếu, còn yếu. Các nội dung chuyên môn cần chú ý bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS hiện nay có thể thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới kể đến là: Phát triển chương trình nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Dạy học cả ngày FDS; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; Dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN); Hoạt động trải nghiệm; Đổi mới dạy học môn Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy học tích hợp...
            Thứ ba, gắn kết giữa nhu cầu của từng giáo viên trên cơ sở cho giáo viên tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng, kết hợp với sử dụng kết quả đánh giá giáo viên hàng năm theo chuẩn nghề nghiệp đối với mỗi cấp học.
            Thứ tư, phải tổ chức được lực lượng tham gia bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, lựa chọn các giảng viên của trường CĐSP Lạng Sơn, giáo viên cốt cán của Sở Giáo dục và Đào tạo theo từng cấp học, mời giảng viên ở các trường đại học …để hỗ trợ giáo viên trong quá trình bồi dưỡng; đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, tạo cơ hội cho mọi giáo viên mỗi cấp học được bồi dưỡng theo đúng qui định.
            Thứ năm, Trách nhiệm của lãnh đạo khoa Bồi dưỡng CBQL&NV, giảng viên quản lý các lớp bồi dưỡng, đội ngũ báo cáo viên, giảng viên và giảng viên thỉnh giảng các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho  giáo viên mỗi cấp học phải rõ ràng, cam kết trách nhiệm; Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên nghiêm túc, công bằng, khoa học, cung cấp được các thông tin phản hồi cần thiết để điều chỉnh việc bồi dưỡng của giáo viên cũng như việc quản lý của chính cảu Ban giám hiệu trường CĐSP lạng Sơn.
3. Trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức  bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
3.1. Những kết quả bước đầu:
3.1.1. Công tác quản lý, điều hành
Công tác bồi dưỡng CMNV và BDTX cán bộ quản lý, giáo viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể hàng năm tạo điều kiện cho địa phương thực hiện tốt công tác bồi dưỡng. Căn cứ vào các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản quản lý, điều hành công tác bồi dưỡng được ban hành đầy đủ.  Thực hiện hình thức bồi dưỡng tập trung tại trường CĐSP Lạng Sơn và các huyện theo cụm huyện, có 05 cụm huyện, Thành phố: Cụm Thành phố - Cao Lộc: địa điểm BD tại Trường CĐSP (Cơ sở 2); Cụm Chi Lăng - Hữu Lũng: địa điểm BD tại TT Chi Lăng, TT Hữu Lũng; Cụm Lộc Bình – Đình Lập: địa điểm BD tại TT Lộc Bình; Cụm Văn Quan – Bình Gia - Bắc Sơn: địa điểm BD tại TT Bắc Sơn; Cụm Văn Lãng - Tràng Định: địa điểm BD tại TT Văn Lãng, TT Tràng Định.
Thành lập Ban quản lý (BQL) lớp học, thành phần gồm CBQL, GV của trường sư phạm và CBQL, chuyên viên các phòng GDĐT. Phân công nhiệm vụ thành viên BQL cụ thể, rõ ràng. Thành viên Ban quản lý là CBQL, GV trường CĐSP; CBQL, CV phòng GDĐT các huyện đặt lớp bồi dưỡng, có kinh nghiệm trong công tác quản lý các lớp BDTX làm nhiệm vụ quản lý, giám sát, kiểm tra theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.
3.1.2. Nội dung bồi dưỡng
Căn cứ Thông tư 30, 31, 32, 33, 36/2011/TT-BGDĐT về ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, tiểu học, giáo viên phổ thông và GDTX; Sự đề xuất chuyên đề của các phòng chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo; Nhu cầu thực tế của các đơn vị phòng GD&ĐT huyện (TP) đề xuất. Nội dung các chuyên đề cơ bản đáp ứng yêu cầu, mục tiêu công tác bồi dưỡng đề ra.
Thực hiện Công văn số 271/CĐSP ngày 11 tháng 6 năm 2018; Công văn số 326/CĐSP ngày 11 tháng 6 năm 2018; Công văn số 391/CĐSP ngày 10 tháng 9 năm 2018 về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL, giáo viên, nhân viên ngành năm 2018, trường CĐSP tiến hành triệu tập, tổ chức bồi dưỡng cho 76 lớp, số chuyên đề đã tổ chức bồi dưỡng 32 chuyên đề, cụ thể: Chuyên đề chung cho các cấp học: 01; Giáo dục mầm non: 07; Giáo dục tiểu học: 04; THCS: 20.
Nội dung chuyên đề bồi dưỡng năm 2018 được học viên đánh giá là phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và khả thi, đặc biệt là các chuyên đề ở các bậc học học viên đánh giá cao, cu thể:
- Đối với giáo dục mầm non: Dạy học trải nghiệm theo hướng tiếp cận sự kiện trong trường mầm non; PP chuyển thể và biên đạo tác phẩm văn học thành kịch bản cho trẻ mẫu giáo; Ứng dụng PP dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức; Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 - 36 tháng…
- Cấp tiểu học: Chuyên đề khai thác các ứng dụng đa phương tiện trong dạy học ở trường theo hướng phát huy năng lực học sinh; Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS TH; Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh Tiểu học …
- Cấp THCS: Chuyên đề Bồi dưỡng cho học sinh yếu kém bộ môn Tiếng Anh cấp THCS; Dạy học ngữ văn địa phương theo định hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh ở trường THCS …
3.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ báo cáo viên và học viên
3.2.1. Đối với đội ngũ báo cáo viên
Đội ngũ báo cáo viên giảng dạy dày dặn kinh nghiệm đã áp dụng những phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng tương đối phù hợp với đối tượng học viên. Trong đó, nhiều giảng viên tâm huyết, nhiệt tình, chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng, phương pháp giảng dạy linh hoạt, hấp dẫn, cung cấp cho học viên kiến thức cập nhật, thiết thực.
3.2.2. Đối với học viên:
Thành phần tham gia bồi dưỡng được các đơn vị cơ sở cử đi theo công văn triệu tập là các CBQL, cán bộ chuyên môn phòng GD&ĐT huyện, thành phố; CBQL, giáo viên cốt cán cấp cơ sở, có khả năng lĩnh hội tốt nội dung bồi dưỡng, năng lực bồi dưỡng lại cho CBGV,NV của đơn vị mình.
Đa số học viên được chọn cử đã tham gia đủ thời lượng các chuyên đề. Các phòng GDĐT, nhà trường linh hoạt trong việc bố trí, tạo điều kiện thuận lợi cho GV đi bồi dưỡng. Học viên đăng kí và tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng đầy đủ với tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc, nhiệt tình, hăng hái, đạt được kết quả tốt trong các tiết thực hành, thảo luận…
3.3. Kết quả bồi dưỡng:
- Số chuyên đề tổ chức bồi dưỡng: 32 chuyên đề/12016 lượt học
- Số học viên tham gia viết bài thu hoạch: 10198/10198 bài được đánh giá
+ Xếp loại Giỏi: 1278 học viên (12.5%)
+ Xếp loại Khá: 8720 học viên (85.5%)
+ Xếp loại Trung bình: 198 học viên (1.9%)
            Có thể thấy trường CĐSP Lạng Sơn đã tổ chức bồi dưỡng giáo viên thường xuyên cho CBQL, Giáo viên, nhân viên trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên các nội dung và hình thức bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu; Quản lý bồi dưỡng thường xuyên giáo viên đã theo đúng tinh thần chỉ đạo của các cấp nhưng tính kế hoạch, cũng như việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cần đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn nữa vì chỉ dừng lại đối tượng bồi dưỡng là cốt cán của các nhà trường, chưa tổ chức được cho 100% giáo viên được trực tiếp tham gia bồi dưỡng.
 Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đội ngũ giáo viên cần thường xuyên được bồi dưỡng. Dưới đây là một số đề xuất để trường CĐSP Lạng Sơn tiếp tục tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng CBQL, giáo viên trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh.
4. Định hướng thực hiện công tác dưỡng thường xuyên giáo viên
Trước hết thực hiện đúng qui định tại thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên về trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao; Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên theo các quy định hiện hành; Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên; Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên.
Theo đó, khoa bồi dưỡng trường CĐSP Lạng Sơn cần tích cực tham mưu thực hiện tốt những nội dung sau: Điều tra nhu cầu học tập, bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên; Lựa chọn nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên; Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên; Đánh giá kết quả học tập trong bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.
* Xác định nhu cầu bồi dưỡng: Phải nhận thức được xác định nhu cầu bồi dưỡng là một trong những điều kiện để xây dựng các chương trình bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp và thiết thực. Điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên được coi là một công việc bắt buộc của công tác bồi dưỡng. Thực hiện xác định nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy trình: Xác định mục tiêu  đối tượng điều tra, khảo sát à Xác định nội dung à Lựa chọn phương pháp à Thiết kế công cụ điều tra, khảo sát à Tiến hành điều tra, khảo sát à Xử lí kết quả điều tra, khảo sát à Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát. Nên kết hợp khảo sát bằng phương pháp điều tra định tính và định lượng; Kết hợp nghiên cứu các báo cáo, số liệu tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên hàng năm và điều tra bằng phiếu với phỏng vấn giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, tọa đàm, quan sát để xác định cụ thể và khách quan nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên.
* Lựa chọn nội dung bồi dưỡng: Nhằm tối ưu hóa mục tiêu bồi dưỡng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và cấp thiết của giáo viên, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ sót cần lựa chọn nội dung bồi dưỡng căn cứ vào nhiệm vụ giáo viên được giao; bối cảnh thực tiễn; năng lực thực hiện và yêu cầu của mỗi cấp học... Trong đó căn cứ vào năng lực thực hiện nhiệm vụ của giáo viên so với yêu cầu nhiệm vụ là hướng căn bản để xác định nhu cầu bồi dưỡng. Lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần đảm bảo các nguyên tắc: (i) phù hợp với mục tiêu của công tác bồi dưỡng mỗi cấp học; (ii) “không áp đặt”; (iii) hình thức, nội dung bồi dưỡng đa dạng nhưng nhất quán trong trường, gắn với thực tiễn địa phương; (iv) nội dung và phương pháp bồi dưỡng cập nhật, hiện đại và ổn định tương đối; (v) đảm bảo tính kế thừa; (vi) linh hoạt, mềm dẻo; (vii) thiết thực, phù hợp và khả thi. Các nội dung cần quan tâm bồi dưỡng và hướng dẫn giáo viên mầm non, tiểu học, THCS tự học, tự bồi dưỡng hiện nay là dạy học tích hợp, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, đánh giá học sinh theo qui định mới, xây dựng mô hình lớp học tự quản, phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực...
* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên: Lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên có liên quan tới rất nhiều vấn đề: như mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, các điều kiện (nhân lực, vật lực, tài lực) đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. Chính vì vậy khi lập kế hoạch cần thực hiện theo các bước sau: Xác định các căn cứ hay cơ sở để lập kế hoạch; Phân tích khái quát thực trạng công tác bồi dưỡng trên cơ sở đánh giá nhu cầu học tập bồi dưỡng và phong cách học tập bồi dưỡng của giáo viên mỗi cấp học; Xác định mục tiêu bồi dưỡng; Xác định các nội dung công việc (nội dung kế hoạch) và phân công thực hiện; Xác định các nguồn lực thực hiện (nhân lực, vật lực, tài lực); Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị.
* Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên: Công  tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tổ chức tập trung theo lớp - bài chia theo cụm như kế hoạch. Chú trong việc lựa chọn đội ngũ báo cáo viên phù.
            * Đánh giá kết quả học tập trong bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên:
            Kiểm tra, đánh giá được kết quả  bồi dưỡng thường xuyên giáo viên qua bản thu hoạch của giáo viên; qua tổ chức cho giáo viên làm bài kiểm tra...Yêu cầu trong đánh giá kết quả bồi dưỡng: Đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy; tính toàn diện; đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống, công bằng, công khai và minh bạch.
 
5. Kết luận
Để việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thiết thực và hiệu quả, khoa bồi dưỡng CBQL&NV trường CĐSP Lạng Sơn phải thực hiện dân chủ hóa quá trình bồi dưỡng thường xuyên, nắm bắt kịp thời các yêu cầu của ngành, các thay đổi trong giáo dục cấp học để định hướng cho giáo viên trong học tập nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ; Mỗi giáo viên phải có ý thức chủ động nắm bắt các yêu cầu mới của xã hội, của ngành đối với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực và phẩm chất của mình. Phải làm cho mọi giáo viên thấy rõ mục đích của việc bồi dưỡng thường xuyên nhằm giúp họ cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương; Đảm bảo sự lãnh đạo sát sao của các cấp quản lý giáo dục, sự chủ động, trách nhiệm của các đơn vị và sự tự giác, tích cực của giáo viên.
            Học thường xuyên, học suốt đời không chỉ là con đường để học sinh phát triển làm chủ tương lai mà của tất cả mọi người trong đó có giáo viên. Do đó, trong quản lý, tổ chức thực hiện bồi dưỡng thường xuyên, bên cạnh việc đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng cho giáo viên, trường CĐSP Lạng Sơn cần chú trọng xây dựng văn hóa hợp tác, chia sẻ, xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập để giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện thắng lợi mục tiêu mỗi cấp học đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
 

Tác giả bài viết: Phạm Thúy Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/23-11-2024_40dc34fbd59f8e456555e21cc4051c0d.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)