Nâng cao hiệu quả học tập các môn Luật và Nghiệp vụ của học sinh lớp trung cấp Luật
Hoàng Văn Cán
2019-05-21T00:30:40-04:00
2019-05-21T00:30:40-04:00
https://bak16.lce.edu.vn/vi/news/Khoa-To-Chuyen-Mon/nang-cao-hieu-qua-hoc-tap-cac-mon-luat-va-nghiep-vu-cua-hoc-sinh-lop-trung-cap-luat-978.html
https://bak16.lce.edu.vn/uploads/news/2019/111335du-thao-luat.jpg
Trường CĐSP Lạng Sơn
https://bak16.lce.edu.vn/uploads/about/empty.png
Thứ ba - 21/05/2019 00:29
Trong chương trình đào tạo của lớp K36PL chuyên ngành Pháp luật của trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, thời lượng dành cho việc giảng dạy các môn luật và nghiệp vụ về pháp luật luôn chiếm một tỉ lệ nhất cao so với các môn học khác (các môn chung). Vì vậy có thể thấy, việc giảng dạy, nghiên cứu và phổ biến kiến thức pháp luật luôn được coi là công tác trọng tâm, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức pháp luật các ngành luật và nghiệp vụ để phục vụ nhiệm vụ cho công tác sau khi tốt nghiệp ra trường.
Lµm thÕ nµo ®Ó häc sinh cã tri thøc vÒ ph¸p luËt, cã ý thøc ph¸p luËt cao vµ cã hµnh vi xö sù tÝch cùc theo ®óng c¸c chuÈn mùc ph¸p luËt ®ang lµ mét yªu cÇu rÊt cÇn thiÕt cña thùc tiÔn x· héi trong qu¸ tr×nh §¶ng vµ Nhµ níc x©y dùng nhµ níc ph¸p quyÒn x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam.
Mục tiêu và yêu cầu đào tạo học sinh khi tốt nghiệp chuyên ngành Pháp luật, bậc trung cấp là phải vững vàng về chính trị, giỏi về pháp luật và tinh thông nghiệp vụ. Trong đó, giỏi về pháp luật và tinh thông nghiệp vụ được coi là những yếu tố cấu thành chất lượng của một học sinh khi tốt nghiệp, là yêu cầu đối với một cán bộ Tư pháp cấp xã tương lai. Chính vì thế, đối với học sinh lớp K36PL việc nâng cao hiệu quả học tập các môn luật và nghiệp vụ được coi là một trong những nhiệm vụ học tập quan trọng mà mỗi học sinh cần đặt ra cho bản thân.
Học sinh học chuyên ngành pháp luật tại trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn còn có một số hạn chế. Đó là: Không đồng đều về kiến thức phổ thông nên nhận thức thức và ý thức học tập khác nhau (học sinh vừa học phổ thông, vừa học chuyên ngành; đã học xong phổ thông; đang công tác tại chính quyền địa phương…); Chủ yếu là con em dân tộc thiểu số nên để sử dụng đầy đủ, chính xác thuật ngữ pháp lý gặp nhiều khó khăn; Nhiều học sinh còn ít tuổi nên thiếu kiến thức thực tế và kinh nghiệm sống. Vì vậy khi học luật không biết vận dụng kiến thức đã học để lý giải những tình huống pháp luật xảy ra trong thực tiễn.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng học tập các môn luật và nghiệp vụ của học sinh K36PL hiện nay và các lớp đào tạo trước đây, tác giả nhận thấy để nâng cao hiệu quả học tập các môn luật và nghiệp vụ hiện nay cần phải có những biện pháp từ hai phía là người dạy và bản thân học sinh. Với góc độ là trang chia sẻ thông tin của nhà trường, xin gửi tới người đọc một số kinh nghiệm trong học tập các môn luật và nghiệp vụ của ngành đào tạo trung cấp pháp luật hiện nay, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần phải xác định vai trò, tầm quan trọng của các môn luật và nghiệp vụ đối với công tác đào tạo chuyên ngành. Để học tập tốt các môn luật trước tiên học sinh cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò của ngành học đã lựa chọn đối với hoạt động nghề nghiệp sau này. Mỗi học sinh khi đi làm là đang thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, việc nắm vững kiến thức pháp luật và nghiệp vụ được coi là một trong những nền tảng cơ bản và quan trọng nhất đối với mỗi cán bộ cấp cơ sở. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới là rất cấp thiết và quan trọng.
Thứ hai, phải có sự đam mê, yêu mến ngành học và tinh thần học tập một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, ngoài đam mê và yêu thích ngành học thì cần có tinh thần học tập một cách nghiêm túc, xác định mục tiêu học tập rõ ràng, cần phải xác định rằng đối với lực lượng cấp xã, phường, thị trấn, ngành học đã lựa chọn không phải chỉ là nghề nghiệp phục vụ công tác sau này mà còn là còn là công cụ để bảo vệ bản thân.
Thứ ba, để học tốt các môn luật và nghiệp vụ cần xây dựng cho bản thân một phương pháp khoa học. Để có một phương pháp học tập hiệu quả, mỗi học sinh cần có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, từ đó đúc rút ra các kinh nghiệm học tập hiệu quả cho bản thân mình. Vì vậy cần chú ý các vấn đề sau:
- Trong quá trình học các môn luật và nghiệp vụ, trước hết học sinh phải đọc kỹ giáo trình, các tài liệu tham khảo khác để nắm được những vấn đề lý luận cơ bản đồng thời phải kết hợp với việc nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan (vì một văn bản luật thường có rất nhiều văn bản luật hướng dẫn thi hành). Để có thể nắm được các nội dung đang học được pháp luật quy định như thế nào (thông qua nghiên cứu văn bản pháp luật) và vì sao pháp luật lại quy định như thế (thông qua việc nghiên cứu giáo trình, tài liệu, sách chuyên khảo...).
- Trong quá trình học trên lớp phải hết sức tập trung nghe giảng và tự tập cho mình thói quen phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm và biết phản biện một cách khoa học, có cơ sở lý luận và kết hợp với thực tiễn cuộc sống. Từ đó, giúp cho học sinh nắm được kiến thức nhanh hơn và rèn luyện được bản lĩnh, sự tự tin. Đồng thời, sẽ giúp học sinh có sự hưng phấn, say mê trong học luật. Đặc biệt, nếu trong quá trình học tập trên lớp tiếp thu kiến thức hiệu quả thì trong quá trình ôn thi, học sinh sẽ rất dễ dàng ôn lại kiến thức và rút ngắn được thời gian ôn thi.
- Phải dành thời gian để nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo khác như: Tạp chí, sách chuyên khảo, khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật ở địa phương hoặc các trang thông tin pháp luật trên Internet. Làm tốt điều này sẽ giúp người học hiểu sâu sắc hơn các vấn đề pháp lý, tiếp cận được nhiều thông tin, quan điểm khác nhau của các luật gia, luật sư…từ đó hình thành tư duy pháp lý chặt chẽ. Hiện nay, kiến thức về pháp luật được phổ cập rất rộng rãi trên mạng Internet, như: http://www.moj.gov.vn - trang thông tin của Bộ Tư pháp, các tạp chí pháp luật chuyên ngành ... hoặc các nhóm trao đổi tình huống pháp luật trên facebook, zalo.
- Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn đặc thù ở địa phương trong học tập. Việc nghiên cứu lý thuyết, văn bản với việc giải quyết các tình huống thực tế thông qua nhiều kênh khác nhau như: hệ thống bài soạn - bài tập do giảng viên biên soạn, trao đổi với giảng viên hoặc nghe báo cáo từ các cán bộ thực tiễn. Khi gặp những tình huống này, học sinh cần nghiên cứu và tự đưa ra cách xử lý, sau đó cùng trao đổi với nhau để thống nhất đưa ra cách giải quyết hợp lý và hợp tình nhất; qua đó sẽ củng cố vững chắc hơn kiến thức, khả năng tư duy, lập luận giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng thuyết trình, phản biện.
Tóm lại, để học tập tốt các môn luật và nghiệp vụ, trong quá trình nghiên cứu, học tập, giảng dạy thì người dạy và người học cần phải làm rõ các nội dung như: các quy định của pháp luật; vì sao pháp luật lại quy định như thế? áp dụng trên thực tế như thế nào? quá trình áp dụng còn có gì khó khăn, vướng mắc ?- nhất là đối với tình hình thực tế đặc thù ở địa phương. Có thể nói, đây là những câu hỏi then chốt, là nền tảng cơ bản để áp dụng các phương pháp nghiên cứu, học tập tốt các môn luật và nghiệp vụ của chuyen ngành đào tạo Trung cấp luật./
Tác giả bài viết: Hoàng Văn Cán