Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Suy nghĩ về tấm gương tự học của chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ bảy - 14/11/2015 03:05

 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ kính yêu của Đảng và dân tộc ta, của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế. Người đã đem toàn bộ tinh lực và nỗ lực của đời mình với tài năng lý luận kiệt xuất và nghị lực phi thường trong hoạt động thực tiễn góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, hiến dâng một cách cao thượng cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người đã trở thành huyền thoại khi còn sống, để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân, được kính phục bởi muôn người, được khâm phục tin yêu bởi mọi người hôm nay và mãi mãi về sau.

Tấm gương tự học của Hồ Chí Minh được hình thành trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, phản ánh trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách của Người. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người
Có thể khái quát một số nét chính thể hiện tấm gương tự học của Hồ Chí Minh như sau:

1. Tấm gương về ý chí tự học
Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân là một người dân thuộc địa bị áp bức bóc lột, mất độc lập chủ quyền; ra nước ngoài khi còn rất trẻ. Trong khoảng thời gian rất dài Người đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, nguy hiểm, bị bắt bớ, tù đầy, bị kết án tử hình.... Hoàn cảnh đặc biệt đó đòi hỏi Người phải vừa làm để kiếm sống, vừa không ngừng tự học để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng. Ngay từ lứa tuổi thanh niên, Hồ Chí Minh đã phải làm việc rất cực khổ, nhưng luôn có ý chí vượt khó và say sưa tự học. Dù ở đâu, Người cũng sống rất tằn tiện, không bao giờ kêu than và luôn luôn học hỏi, học ngoại ngữ, học tất cả mọi người. Có những lúc bị bắt, bị tù đày nhưng Hồ Chí Minh vẫn không ngừng học hỏi, luôn luôn rèn luyện “tinh thần thép”, tinh thần xung phong để mong thành sự nghiệp lớn. Ngay cả khi đảm nhận cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh vẫn miệt mài học tập, học thực tiễn, học nhân dân.

Nói về ý chí tự học, phải kể đến tấm gương tự học ngoại ngữ của Bác Hồ. Giáo sư Hoàng Chí Bảo từng xác nhận rằng bác nói được 29 thứ tiếng, chưa kể tiếng đồng bào dân tộc nước Việt. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác Hồ được miêu tả: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha". Ngoài ra dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, Bác còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, Bác cũng có thể tìm tòi, học tập, không bỏ phí một chút thời gian nào, một cơ hội nào.

2. Tấm gương về phương pháp tự học
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh tự học không chỉ dừng lại ở ý chí, mà cụ thể hơn chính là cách thức, phương pháp tự học của Người. Tự học ở Hồ Chí Minh là kiên trì, sáng tạo, chẳng hạn như cách Người học viết báo. Tự học ở Người là sự kết hợp thực tế cuộc sống và cách mạng, lấy lao động làm cơ sở cho tự học. Không chỉ học ngoại ngữ, Người còn chủ động học nhiều kiến thức khác với nhiều hình thức mà không phải ai cũng làm được.

Trong quá trình tự học, Người luôn tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất. Ví dụ như cách đọc sách của Người. Khi tìm hiểu về phương pháp đọc sách của Hồ Chí Minh, bài học đầu tiên mà chúng ta cần phải chú ý đến là: Muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có ghi chép, phân loại ngay các thông tin trong sách báo. Là một người ham hiểu biết, Hồ Chí Minh đã say mê đọc sách ngay từ ngày còn học ở trường tiểu học. Và cũng từ rất sớm, Người đã có một phương pháp đọc rất đáng chú ý: Người thường đánh dấu vào những chỗ đọc thấy cần thiết. Bài học thứ hai có thể rút ra trong phương pháp đọc sách báo của Hồ Chí Minh là khi đọc luôn phải suy nghĩ kỹ càng, không nhất thời hồ đồ tin ngay theo sách. Bài học thứ ba và cũng là bài học quan trọng nhất trong phương pháp đọc của Hồ Chí Minh là vấn đề áp dụng những điều đã đọc được vào thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc sống.

Với những sách báo quan trọng, có những từ hoặc vấn đề không hiểu Người có thể đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi hiểu cặn kẽ mới thôi. Ví dụ điển hình nhất là việc Bác Hồ đọc tác phẩm “Tư bản” của Mác – Ănghen và đặc biệt bản Sơ thảo luận cương của  V.I. Lênin. Người đã khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[1]

Chính nhờ việc đọc sâu hiểu kỹ, sau nhiều năm tìm tòi cuối cùng Người đã tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc; có thể đem những điều đã đọc vào áp dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. 

Với ý chí kiên trì, bền bỉ và phương pháp tự học đúng đắn, Hồ Chí Minh đã tích lũy được vốn kiến thức phong phú, uyên bác, trở thành danh nhân văn hóa thế giới, được bạn bè năm châu hết lời ca ngợi.

3. Tấm gương tự học suốt đời
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học không phải chỉ thực hiện trong một thời gian, một lĩnh vực mà là tự học suốt đời, tự học toàn diện. Hồ Chí Minh đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của nhân loại, do đó Người không có nhiều điều kiện học tập “chính quy” trên ghế nhà trường. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc ngồi học trên ghế nhà trường chỉ là bắt buộc, là điều kiện để hoạt động cách mạng. Cả cuộc đời của Người, tự học vẫn là chính.
Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “ Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu.”  Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Nga Vasiliep đã nhận xét : “ Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”.

Ngày 17/8/1962, nói chuyện với giáo viên, học sinh trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, Hồ Chí Minh kể lại: “Trước đây lúc tuổi thanh niên, Bác hoạt động ở Pháp, cũng vừa lao động, vừa học tập, nhưng lúc đó lao động là lao động nô lệ cho đế quốc. Bác phải làm thế để tự kiếm sống, nhưng vẫn dành thì giờ để học tập, ngày lao động, đêm học tập, chứ Bác không được đến trường học đâu[2]. Chẳng thế mà trong bản khai lý lịch tại Đại hội VII Quốc tế cộng sản, Người ghi ở mục Trình độ học vấn là Tự học.

Chính nhờ tự học và tự học suốt đời đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh có một tầm hiểu biết rộng lớn Đông Tây kim cổ, có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, có trí tuệ thiên tài không ai sánh kịp. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh - một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người là tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo.

Từ tấm gương về tự học của Người đã cho chúng ta thấy: Tự học là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đối với nước ta hiện nay, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, bởi vậy nếu không có tri thức thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay; Do đó, đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng tự học để hoàn thiện bản thân. Nếu không tự học hỏi, tìm hiểu thì chúng ta tự đào thải chính bản thân mình
Muốn học tập có hiệu quả cao cần phải xây dựng được kế hoạch học tập một cách khoa học, chủ động bố trí thời gian cho tự học, tự rèn luyện một cách hợp lý, lựa chọn được và đúng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có như vậy việc học mới đạt hiệu quả cao.

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (Chủ biên) (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2002), Hồ Chí Minh với vấn đề tự học, Bách khoa thư Hồ Chí Minh, Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa.
3. Phạm Văn Đồng, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ (1998), Tự học, tự đào tạo – tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Huy Hoan (2010), “Tấm gương tự học của Bác Hồ”
5. Hồ Chí Minh toàn tập (2002) , t12, NXB CTQG, Hà Nội
6. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội


[1] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2002, t12, tr417
 
[2] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Tr.437

Tác giả bài viết: Hoàng Thu Phương

Nguồn tin: Tổ Lí luận Chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-12-2024_d67f19313e0e035d35378e8248b5ddd6.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)