Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Phương pháp học theo tiếp cận năng lực

Thứ ba - 17/11/2015 20:38
Xu hướng giáo dục trên thế giới hiện nay trong đào tạo, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học người ta chuyển hướng và chú trọng tiếp cận và phát triển năng lực người học.
          Ở Việt Nam, chúng ta đã đào tạo theo tiếp cận năng lực chưa? người học đã học theo tiếp cận năng lực chưa? Vấn đề này còn nhiều bàn luận và cũng có nhiều ý kiến thậm trí trái ngược nhau.
          Là một giáo viên, bản thân tôi đã nghiên cứu vấn đề dạy và học theo tiếp cận năng lực, tham gia tập huấn xây dựng và phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực cho giáo viên phổ thông, với kiến thức hạn hẹp của mình tôi có thể nêu một cách khái quát.
          Từ trước đến nay, chúng ta đã dạy và học theo tiếp cận năng lực, song còn ở mức sơ khai, hiệu quả còn thấp. Tại sao lại như vậy: Vì xây dựng chương trình dạy học như thế nào thì dạy và học như thế ấy.
- Nếu xây dựng chương trình theo tiếp cận nội dung - chủ yếu ở VN từ trước đến nay. Trả lời câu hỏi học song nội dung này, học sinh biết được kiến thức gì? Thì dẫn đến dạy học nhồi nhét, hàn lâm, kinh viện, kiểm tra, đánh giá trọng kiến thức  nên người học chủ yếu học kiến thức, ít phát triển kỹ năng, năng lực.
Ảnh minh họa
 
Tiếp cận này xuất phát từ quan điểm giáo dục là quá trình truyền thụ những kiến thức mà tất cả mọi người cần có và có thể biết. Theo đó chương trình giáo dục là bản phác thảo nội dung giáo dục, cho nên việc xây dựng chương trình bắt đầu bằng việc lựa chọn môn học và nội dung cụ thể của mỗi môn học. Mục tiêu giáo dục chính là nội dung kiến thức từng môn học mà giáo viên phải dạy và học sinh phải lĩnh hội, theo đó chuẩn đầu ra của chương trình tập chung chủ yếu gồm các tiêu chí nội dung kiến thức.
- Nếu xây dựng chương trình theo tiếp cận năng lực – Xu hướng mới trong đổi mới toàn diện nội dung giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết 29. Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi, học song nội dung này người học biết và làm được gì để ứng dụng các kiến thức vào đời sống, phát triển năng lực cá nhân? Trong kiểm tra đánh giá người học, chúng ta sẽ trọng đánh giá năng lực thì người học sẽ học theo tiếp cận và phát triển năng lực bản thân.


Ảnh minh họa
 
Chương trình theo tiếp cận năng lực còn được gọi là chương trình theo tiếp cận đầu ra: Là chương trình nêu rõ kết quả- những khả năng hoặc kĩ năng mà HS mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể”.
Vậy thực tiễn dạy và học theo tiếp cận năng lực người học ở các trường cao đẳng, đại học, nhất là các trường sư phạm hiện nay như thế nào?
Báo cáo kết quả nghiên cứu “Thực trạng công tác đào tạo giáo viên  phổ thông” của vụ giáo dục, đã chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm hiện nay. Cụ thể:
- Nhìn chung chất lượng sinh viên sư phạm hiện nay chưa tốt, giáo viên phổ thông được đào tạo chưa đáp ứng được tất cả năng lực nghề nghiệp theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
- Sinh viên sư phạm có những điểm mạnh về những mặt: kiến thức chuyên môn vững, có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng giao tiếp sư phạm và có ý thức tự học, phấn đấu về chuyên môn. Bên cạnh đó, sinh viên sư phạm có những điểm yếu về những mặt: tìm hiểu đặc điểm, hoàn cảnh của học sinh, giáo dục học sinh, phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng, giúp đỡ học sinh cá biệt, sử dụng đồ dùng dạy học, áp dụng công nghệ thông tin và giảng dạy và giải quyết các tình huống sư phạm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng, trong đó những nguyên nhân cơ bản là:
- Tính định hướng đào tạo nghề, đặc biệt là kĩ năng nghề không được thể hiện tường minh trong mục tiêu đào tạo… Điều này thể hiện rõ từ trong tuyển sinh đầu vào đến quá trình đào tạo và chuyển thành sản phẩm đầu ra.
- Nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo nghiệp vụ sư phạm còn hàn lâm, chưa gắn với quá trình hành nghề ở nhà trường phổ thông.
- Các môn học nghiệp vụ sư phạm (đặc biệt quan trọng là Giáo dục học và lý luận dạy học bộ môn) là đặc trưng cho chương trình đào tạo của các trường sư phạm vừa không đáp ứng về thời lượng, vừa không trực tiếp tác động đúng mức đến hình thành năng lực dạy học và năng lực giáo dục. Đó chính là nguyên nhân yếu kém của GV, SV về năng lực giáo dục, năng lực tìm hiểu học sinh, năng lực thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học, năng lực đánh giá, …các kĩ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản hồi tích cực, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng kiềm chế cảm xúc...
Do đó, chúng tôi hy vọng vận dụng tiếp cận NL vào dạy học sẽ mang tính chất đặc thù của trường sư phạm và là một hướng  hứa hẹn sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng, giữa lý thuyết và thực hành trong quá trình đào tạo giáo viên của nhà trường sư phạm. Bên cạnh hoạt động dạy thì đổi mới cách học của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực là nội lực bên trong, có ý nghĩa quan trọng để đạt hiệu quả trong hoạt động học.
Thực tiễn hiện nay khi nói về dạy học theo tiếp cận năng lực thì chủ yếu các tác giả mới đề cập nhiều đến dạy theo hướng tiếp cận năng lực từ: Nội dung, chương trình, phương pháp dạy và kiểm tra, đánh giá… Còn bàn về cách học thì hầu như chưa có tác giả nào đề cập một cách cụ thể.
Vậy học theo tiếp cận năng lực, người học phải như thế nào? Con đường, cách thức để khơi dậy và phát triển năng lực bản thân ra sao? Chúng tôi xin được bàn thảo một số phương pháp học theo tiếp cận năng lực như sau:
Các năng lực của người học
* Mô hình năng lực của học sinh Việt Nam
Chương trình GD phổ thông (sau 2015) hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
* Nhóm các năng lực của học sinh Việt Nam
Các năng lực chung
a) Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
b) Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
c) Nhóm năng lực công cụ:
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
Các năng lực chuyên biệt môn học/chuyên ngành đào tạo: Tiếng Việt; Tiếng nước ngoài; Toán; Khoa học tự nhiên, công nghệ; Khoa học xã hội và nhân văn; Thể chất; Nghệ thuật... Gắn với đào tạo ở trường sư phạm thì sinh viên phải phát triển được năng lực đối với các chuyên ngành được đào tạo.
* Phương pháp học theo tiếp cận năng lực và phát triển năng lực người học
- Thay đổi nhận thức về học và cách học theo tiếp cận năng lực của bản thân mỗi sinh viên
          Dạy và học hiện nay là dạy và học theo hướng tích cực, người dạy không phải là trung tâm mà vị trí trung tâm là của người học. Thầy là người thiết kế, còn trò mới là chủ thể thi công, tìm kiếm, khám phá tri thức, hình thành kỹ năng.

Bản thân mỗi người học phải nhận thức rõ vị trí của mình, bằng nội lực của bản thân giải quyết những mâu thuẫn và vượt qua rào cản của bậc thang nhận thức, tự vươn mình bước lên chiếm lĩnh vũ đài tri thức khoa học, kỹ năng tương ứng để phát triển cho chính mình, tự khẳng định mình, tìm sự thành công cho mình.

Do đó, phương pháp học thụ động đã là lỗi thời lạc hậu, là tai họa và sai lầm cho những ai còn vương vấn và sử dụng nó.
          Cách học chỉ thiên về bổ sung, nhồi nhét lượng kiến thức cho bản thân, biến mình thành những con mọt sách nhưng lại xa lạ với thực tiễn cuộc sống, thiếu kỹ năng sống và sinh tồn cũng là cách học không hợp thời cần loại bỏ.
          Học chỉ để đối phó với thi và kiểm tra, tư tưởng trung bình trung trong học tập, không có ý chí vươn lên là sai trái rất đáng tiếc đối với mỗi người học.
Chính vì lẽ đó, nhận thức được vị trí của mình, thay đổi những cái lỗi thời, lạc hậu, sai trái trong học, đổi mới theo hướng tích cực, tiếp cận học theo năng lực, làm hồi sinh tiềm năng trong chính mỗi sinh viên là phương pháp đầu tiên, cách thức đầu tiên cho sự phát triển và thành công của người học. Do vậy, các năng lực cá nhân cần huy động đó là: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý…
- Khám phá năng lực bản thân và tìm hướng tiếp cận học tập phù hợp, hiệu quả
          Phương pháp học của mỗi người học không thể và cũng không nên là bản sao chép cách học của người khác một cách máy móc. Phương pháp học của cá nhân luôn chịu sự chi phối bởi các điều kiện bên trong của chủ thể sử dụng nó. Sự phù hợp giữa đặc điểm cá nhân, giá trị và năng lực bên trong mỗi người sẽ quyết định sự thành bại trong cách học, hiệu quả việc học.

          Mỗi con người luôn tiềm ẩn trong mình những giá trị, đặc điểm riêng biệt không giống những người khác cả về mức độ và tính chất. Khám phá cơ thể mình, mở rộng hiểu biết sâu sắc về bản thân mình, nhận thấy rõ những tiềm năng, năng lực cá nhân để phát huy những sở trường trong học tập và hạn chế yếu kém trong con đường chiếm lĩnh kiến thức là phát huy năng lực cộng sinh của chính mình để thành công trong học tập. Điều này sẽ tạo ra các phong cách học tập và phương pháp học tập cá nhân một cách tối ưu.

          Do đó, học theo tiếp cận năng lực thì người học phải khám phá, hiểu biết về năng lực bản thân. Những năng lực chung như: Năng lực nhận thức, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực tự học… và năng lực chuyên biệt đối với từng chuyên ngành đào tạo phải được sinh viên tự đánh giá đúng về chính mình. Đưa năng lực thực của bản thân trong tiếp cận học tập sẽ giúp người học tìm ra phương pháp học phù hợp và hiệu quả. Người học không chỉ nắm vững được kiến thức mà còn hình thành được hệ thống kỹ năng cần thiết trong học tập.
- Trao đổi nhiều, thảo luận nhiều, thực hành nhiều là con đường của sự thành công trong học tập
          Như đã trình bày, dạy theo hướng tích cực là phải hướng tới tổ chức hoạt động học cho người học, còn học theo hướng tích cực và tiếp cận năng lực là phải tự mình khám phá, chiếm lĩnh chân lý khoa học và các kỹ năng tương ứng bằng chính hoạt động học của mình.
          Trong học theo tiếp cận năng lực, người học phải tự mình dấn thân, nhập cuộc, người học phải tiến hành nhiều hành động học tập, các kỹ năng như: Lắng nghe, đọc tài liệu, trao đổi và thảo luận với thầy cô, bạn bè trong học tập là những kỹ năng rất cần thiết giúp người học học tập hiệu quả. Việc tiến hành các hành động học tập không chỉ giúp người học nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng mà còn nhận thức được năng lực của bản thân để điều chỉnh kịp thời và hợp lý.

          Học phải đi đôi với hành, học mà không hành thì học vô ích, thực hành kiến thức đã học là một yêu cầu đối với người học.
Nhờ học cung cấp tri thức (tri thức về phương pháp), tạo ra cơ sở lí luận, cơ sở KH dẫn dắt giúp cho hoạt động đúng, đạt hiệu quả cao.
Nhờ thực hành mà tri thức không chỉ là lí luận suông, mang tính giáo điều, tri thức được sử dung trong những tình huống linh hoạt nó trở nên sống động và có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống.
          Học có thể diễn ra trước trong hoặc sau khi hành.  Học và hành không chỉ diễn ra trong nhà trường mà diễn ra ở nhiều nơi trong cuộc sống.
Hành là mục đích, là động lực và là thước đo kết quả của sự học.

- Tự làm chủ, tự kiểm tra, tự đánh giá năng lực của mình trong học tập là thước đo năng lực của chính người học
Việc tự kiểm tra và tự đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ giúp người học: Có hiểu biết kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” bên trong. Điều chỉnh hoạt động học tập của chính mình.  Cụ thể: Biết được tiếp thu bài học ở mức độ nào? Cần phải bổ khuyết những gì? Có cơ hội nắm chắc những yêu cầu của từng phần trong chương trình học tập.
Thông qua việc tự kiểm tra, đánh giá, người học có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như: Ghi nhớ, Tái hiện, Chính xác hóa, Khái quát hóa, Hệ thống hóa, Hoàn thiện những kĩ năng, kĩ xão vận dụng tri thức đã học, Phát triển năng lực chú ý, Phát triển năng lực tư duy sáng tạo…
Tự kiểm tra, tự đánh giá nếu được tổ chức tốt sẽ mang ý nghĩa: Hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao, đề phòng và khắc phục tư tưởng sai trái như “trung bình chủ nghĩa”, tư tưởng đối phó với thi cử; nâng cao ý thức kỷ luật tự giác, không có thái độ và hành động sai trái với thi cử.
Củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan ; phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra. Nâng cao ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những tư tưởng sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường được mối quan hệ thầy trò…
          Ngoài ra để phương pháp học theo tiếp cận năng lực học tập hiệu quả, người học phải phát huy nhiều kỹ năng trong học tập như:
Stt Kỹ năng
1 Kỹ năng phân tích và lý giải vấn đề
2 Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
3 Kỹ năng viết báo cáo tham luận
4 Kỹ năng thuyết trình các vấn đề
5 Kỹ năng vận dụng vào thực tế
6 Kỹ năng giải quyết vấn đề
7 Kỹ năng ra quyết định
8 Kỹ năng giao tiếp
9 Kỹ năng làm việc theo dự án
10 Kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin
11 Kỹ năng lập kế hoạch học tập
12 Kỹ năng nghe, ghi và hiểu bài giảng tại lớp
13 Kỹ năng sử dụng máy tính
 
Dưới tác động của những điều kiện xã hội mới, yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người giáo viên đã thay đổi. Chính vì vậy, đổi mới cách thức tổ chức đào tạo trong nhà trường sư phạm là cần thiết nhằm cung cấp cho xã hội đội ngũ giáo viên tương lai có NL tốt trong hoạt động nghề nghiệp. Trong xu thế phát triển chung, đổi mới dạy học ở các trường SP theo tiếp cận NL là cấp thiết khi mà xã hội đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với trình độ nghiệp vụ của người GV.
Đổi mới dạy học theo tiếp cận NL đòi hỏi sự thay đổi toàn diện cách xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, xây dựng quy trình dạy học và thay đổi cả phương thức đánh giá kết quả dạy học.  Trên thực tế, dạy học ở các trường SP hiện nay còn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng đến hình thành những năng lực của nghề dạy học cho SV. Kết quả là SV chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của học tập và không khẳng định được năng lực của mình trong quá trình đào tạo.
Để khắc phục thực trạng trên cần tiếp cận dạy và học theo năng lực, đặc biệt chú trọng đến các kỹ năng và phương pháp học tập cho sinh viên để các em thay đổi và tìm kiến cách học hiệu quả. Các phương pháp học tập theo tiếp cận năng lực mà chúng tôi trao đổi trên đây mới chỉ là những nét khái quát và chấm phá, rất mong nhận được sự góp ý và trao đổi của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Qua thực tiễn giảng dạy theo tiếp cận năng lực người học, bản thân tôi xin trao đổi 10 nguyên tắc vàng để giúp người học thành công trong học tập như sau:
1. Mỗi HSSV thông minh theo những cách khác nhau, GV luôn nhận ra và cổ vũ cho những hành vi thông minh này để giúp các em nuôi dưỡng sự tự tin.
2. Mọi HSSV trong lớp đều có thể thành công học đường, nếu GV tin rằng tất cả các em đều có thể học được và gieo ý nghĩ ấy mỗi ngày bằng những hành vi đầy tính sư phạm.
3. Thành công học đường không phải là một cuộc chạy đua về thành tích (điểm số), nó là một cuộc hành trình mà ở đó mỗi GV& HSSV biết tận hưởng niềm vui của mỗi sự khám phá, mỗi sự tiến bộ.
4. Mỗi hành vi của GV sinh ra từ tinh yêu thương và lòng khoan dung có thể cảm hoá HSSV giúp các em học cách sống biết quan tâm đến người khác.
5. Môi trường lớp học sạch đẹp, giầu tính xúc cảm, thân thiện, giáo viên cởi mở và tôn trọng ý kiến của HSSV, đó là một môi trường học tập có lợi, kích thích HSSV hứng thú say mê học tập.
6. Hãy dạy HSSV biết sống chủ động, tự tin để thành công học đường. Sự tự tin của các em hình thành từ những thành công nho nhỏ… từ sự khen ngợi, động viên khích lệ của GV.
7. Hãy giúp HSSV cách chấp nhận thử thách. Vì chỉ có trải nghiệm qua những thử thách mới giúp các em tìm thấy sức mạnh, xây dựng nên tính cách bản lĩnh sáng tạo để gặt hái sự thành công.
8. Mã số thành công của mỗi người gia tăng nhiều nhất khi ta biết nuôi dưỡng lòng tự tin, biết chấp nhận thử thách, sẵn sàng đương đầu với khó khăn và làm chủ được các kỹ năng sống cốt lõi.
9. Hãy giúp HSSVcách sống lạc quan, chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực… để luôn nhận được món quà hạnh phúc cuộc đời ban tặng.
10. Hãy để HSSV được tự do thể hiện ý tưởng, được làm cái chúng thích…  đó là chất xúc tác kỳ diệu nuôi dưỡng hành vi sáng tạo, phát triển năng lực.

Tác giả bài viết: Hà Kim Toản

Nguồn tin: Tổ Tâm lí học - Giáo dục học

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-01-2025_e2df70f3408e0a219d38dbdf8adbe151.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)