Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Thực tế cơ sở giáo dục - Ý nghĩa thiết thực

Thứ năm - 24/12/2015 04:44
Năm học 2015-2016 với chủ đề "Tiếp tục đổi mới Phương pháp dạy học và cải cách hành chính toàn ngành". Là năm học Tiếp tục triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục.
            Những nhiệm vụ mới của năm học đươc lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ tiếp tục đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Trong đó, tập trung tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học
          Đối với Giáo dục phổ thông, đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014
Thực hiện kế hoạch, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị trong năm học 2015 – 2016; Nhóm giảng viên Công tác Đội và Giáo dục thể chất thuộc Tổ Giáo dục thể chất - CTĐ đã tổ chức đi thực tế phổ thông tại Trường tiểu học Kim Đồng, TP Lạng Sơn, Ngày 11 /12/2015 
          Mục đích, nội dung cần thực hiện của chuyến thực tế cơ sở giáo dục lần này là:
          - Tìm hiểu công tác tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (hoạt động tập thể)
          - Tìm hiểu hoạt động giáo dục thể chất rèn luyện sức khỏe cho học sinh trong nhà trường
          - Dự giờ Thể dục
          - Dự tiết Sinh hoạt sao nhi đồng - lớp 2
          Thông qua những nội dung hoạt động giáo dục của trường tiểu học Kim Đồng trên, chúng tôi nhận thấy rằng:
          + Đối với hoạt động của Đội TNTP được Tổng phụ trách Đội xây dựng rõ ràng, chi tiết; nội dung, hình thức thực hiện đảm bảo định hướng mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh, đảm bảo tính tự quản, ý thức tích cực tham gia hoạt động Đội và hoạt động nhi đồng của học sinh. Đặc biệt thông qua giờ sinh hoạt Sao nhi đồng, thể hiện rõ tinh thần, trách nhiệm và kỹ năng tổ chức thực hiện điều hành các hoạt động Sao của đội viên tương đối vững vàng
          + Đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (hoạt động tập thể), dưới sự chỉ đạo BGH, sự phối hợp tổ chuyên môn các khố lớp và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cũng đã có kế hoạch rõ ràng, cụ thể theo chủ điểm từng tháng. Ví dụ:



 
 
          + Trao đổi với Tổng phụ trách - Cô Đỗ Thị Nhạn, cô tâm sự:
          Dưới sự chỉ đạo phối kết hợp của Hội đồng Đội, phòng giáo dục - Đào tạo  thành phố Lạng Sơn; Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường tiểu học Kim Đồng; Với chức năng nhiệm vụ của một Tổng phụ trách, bằng tinh thần, trách nhiệm, sự nhiệt huyết và năng lực chuyên môn công tác Đội của bản thân, chúng tôi đã tổ chức thực hiện các mặt công tác Đội, nhi đồng và sinh hoạt tập thể (hoạt động giáo dục NGLL) đạt hiệu quả nhất định; Học sinh được tham gia nhiều hoạt động như: sinh hoạt dưới Cờ (tiết chào cờ) chúng tôi giao cho Ban chỉ huy Liên đội điều hành chứ không phảỉ là Tổng phụ trách như trước đây, nhận xét trực tuần cũng là Chi đội trưởng - Lớp trưởng thực hiện, điều hành các hoạt động sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể đều do các em đảm nhiệm. Chính vì thế mà nhà trường đã thu được hiệu quả nhất định trong việc rèn kỹ năng sống và các kỹ năng tham gia hoạt động tập thể góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh
          Mặc dù, đến thực tế tại trường với thời gian ít ỏi, nhưng chúng tôi cũng nhận thấy rằng mục tiêu, phương pháp tổ chức các hoạt động như đã trình bày ở trên và được trao đổi trực tiếp với đồng chí Tổng phụ trách Đội của nhà trường thì chất lượng giáo dục thông qua các hoạt động Đội, nhi đồng; Giáo dục thể chất, Hoạt động ngoài giờ lên lớp... cơ bản đáp ứng nhiệm vụ mới do Bộ Giáo dục và ĐT đề ra mà Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã nhấn mạnh: “Các cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giảm nhẹ hồ sơ, sổ sách, sự vụ hành chính để GV dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên học sinh; tăng cường trải nghiệm cùng GV, hỗ trợ, hướng dẫn, thực hiện, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, chia sẻ với GV”
          Chú ý khai thác các tình huống trong đời sống để tổ chức dạy học, rèn luyện và đánh giá học sinh, giờ học có thể được diễn ra ở trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường, tại các khu di tích lịch sử văn hóa, các địa điểm có liên quan đến nội dung học tập phù hợp với trình độ của học sinh theo từng chủ đề, thời gian cụ thể theo hướng "mở" gắn với thực tế, với những tấm gương sáng về đạo đức nhằm bồi dưỡng hình thành nhân cách, nhận thức cho học sinh."
          Qua đây, chúng tôi - Những giảng viên trường sư phạm, càng thấy rõ ý nghĩa, tác dụng của công tác thâm nhập thực tế phổ thông để từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chương trình chi tiết môn học, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh sinh viên... và cũng chính là để tự hoàn thiện mình phần nào góp sức cùng nhà trường thực hiện tốt chương trình Giáo dục - Đào tạo; Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 và những năm tiếp theo./.
 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
 

Thể dục đồng diễn giữa giờ
 

Giờ học thể dục


Giờ học theo mô hình VNEN


Giờ hoạt động tập thể


Giờ sinh hoạt Lớp nhi đồng
 

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Kèm

Nguồn tin: Tổ GDTC-CTĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_54fdd72f6949b26b2b98b865cebb8013.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)