Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Học chữ Hán qua câu đố, chiết tự

Thứ hai - 11/11/2019 04:37
          Việt Nam còn lưu lại nhiều câu đố, chiết tự để giúp người học nhớ chữ Hán rất thú vị. Câu đố và chiết tự thường là tách các nét hoặc bộ chữ, gắn cho nó một ý nghĩa liên quan đến chữ chính, dùng văn xuôi miêu tả, dùng trí tưởng tượng để suy diễn, hay câu ca dao, câu thơ có vần dễ đọc, dễ thuộc, hoặc mang tính khôi hài để khiến người ta nhớ lâu hơn, hoặc muốn đưa ra thông điệp giáo dục, hoặc giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán nào đó.
          Ví dụ: trong sự tinh tế và tài hoa trong câu thơ chiết tự độc đáo của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:
Xuân thiên  ()  chưa thấy nhô đầu mọc  ()
Phận liễu  ()  sao đà nẩy nét ngang  ()
          Giải thích chiết tự: Tuổi xuân (Xuân Thiên) cô gái chưa có Chồng (Phu), ấy vậy mà Phận con gái (Liễu ) đã có con (Tử) hoặc có thể hiểu rằng: “không chồng mà chửa”.
          Chiết tự trong việc giảng dạy chữ Hán nhằm để sinh viên rèn đức tính cẩn thận, khi viết chữ Hán không được thò, thụt, thiếu hay thừa nét, đồng thời cũng mang tính giáo dục con người.
           Ở trên nhấn mạnh việc bắt đầu giảng dạy chữ Hán nên bắt đầu từ nét chữ, nhưng nét chữ vừa không thể hiện được âm đọc, vừa không thể hiện được hết phần biểu ý, nên khi dạy nét cần giới thiệu được bộ thủ, bộ thủ này do nét nào cấu tạo thành, có ý nghĩa liên quan đến vật thật nào, mang nội hàm văn hóa gì ẩn chứa trong đó. Bộ thủ là đơn vị cấu tạo cấp 2 của chữ Hán, cũng là hạt nhân cấu tạo nên hình của chữ Hán. Có loại Bộ thủ không có âm đọc thì sẽ thể hiện ý nghĩa tượng hình, có loại có âm đọc và trở thành một chữ Hán hoàn thiện. Ví dụ: Chữ  校, âm đọc: xiào,nghĩa: ngôi trường, bộ Mộc 木 chỉ tượng hình, lấy cây về dựng trường, chữ 交 có âm đọc: Jiāo, nghĩa là giao nhau, giao cho, ở trong chữ Trường nó là bộ phận tượng thanh, mượn âm iao để đọc thành xiào. Nắm được đặc điểm này, sinh viên nhìn thấy chữ Hán, có thể suy đoán âm đọc,  kết hợp với ngữ cảnh sẽ đoán ra nghĩa từ, những vẫn cần kiểm tra lại từ điển để viết chính xác. Trong hệ thống từ vựng tiếng Hán có nhiều chữ như vậy, cho nên việc thuộc và hiểu bộ thủ sẽ  giúp sinh viên dễ dàng học chữ Hán hơn.
          Chú trọng chữ tượng hình, tượng thanh: Chữ Hán vừa có bộ phận tượng hình vừa có bộ phận tượng thanh (dưới đây gọi tắt là chữ Hình Thanh). Chữ Hình Thanh trong tiếng Hán chiếm khoảng 80% trên tổng số chữ Hán [1].  Hình thức kết cấu chữ Hán như thế này tương đối lí tưởng cho sinh viên khi mới bắt đầu học chữ Hán.
          -  Sử dụng câu đố, chiết tự:
          Ví dụ: câu đố chữ “Cửu” (lâu dài):  
Thằng nào bất hiếu thế kia
Cưỡi lên lưng bố ở lì không buông
          Tưởng tượng chữ Nhân nhỏ, ở trên là con, chữ nhân to hơn, ở dưới là bố.
            Ngoài sử dụng câu đố ra, còn có một phương pháp học và nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt, gọi là chiết tự. Thực ra chiết tự cũng có phần giống như câu đố, nhưng hình thức rộng hơn.
           Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.
Ví dụ: Chữ Đức:德 gồm 5 bộ chữ tạo thành, được thể hiện bằng câu vè:
Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới , nhất đè chữ Tâm
          Ví dụ:  Chữ Hiếu 孝, có câu ca dao dạy bộ chữ như sau:
           Đất thì là đất bùn ao,                     (Bộ Thổ)
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.        (Nét Phẩy)
          Con ai mà đứng ở đây,                   (Bộ Tử)
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.  (Dáng chữ Tử)
            Chiết tự trong việc giảng dạy chữ Hán nhằm để sinh viên rèn đức tính cẩn thận, khi viết chữ Hán không được thò, thụt, thiếu hay thừa nét, đồng thời còn mang tính giáo dục.
Ví dụ: Giảng viên có thể đưa ra câu đố đoán chữ cho sinh viên:
Trăng xưa dọi tỏ lòng người
Treo gương nhật nguyệt cho đời soi chung
Tiếp cận một cách sơ lược cứ tưởng đây là một bài ca dao đề cập đến tình yêu nam nữ nhưng khi dùng phép chiết tự chữ Hán, ta sẽ giúp sinh viên khám phá ra những điều lí thú về nghệ thuật chơi chữ của tác giả dân gian: Trăng xưa dịch từ chữ Cổ nguyệt  古  月,  cổ  古 (cổ xưa) và nguyệt 月 (mặt trăng) ghép lại thành chữ Hồ 胡; lòng người là thầm nói đến chữ sĩ 士 (người học trò) và tâm 心 (trái tim), ghép hai chữ này lại ta có chữ Chí 志; còn chữ nhật日 và chữ nguyệt 月ghép lại thành chữ Minh 明.
Vậy ba chữ chiết tự từ câu ca dao ra là  Hồ Chí Minh .
Ví dụ: Ngoài ra, chính những câu chuyện từ chữ Hán cũng là một trong những phương pháp dạy chữ Hán hiệu quả. Như câu truyện về tình bạn của nhà văn Tô Đông Ba nổi tiếng thời cổ Trung Quốc và hoà thượng Phật Ấn.
          Truyện kể rằng, có một lần Tô Đông Ba đi chùa Kim Sơn thăm hoà thượng Phật Ấn, khi bước chân tới cửa phòng thiền đã ngửi thấy mùi thơm của rượu, thịt toả ra. Hoá ra, Phật Ấn không cai được rượu, thịt, tính tình phóng đãng, dí dỏm và hài hước. Hôm ấy, ông ấy giết con chó đen, tự mình rót rượu nhấm nháp, thưởng thức thịt chó ở trong phòng. Đang ăn, bỗng nghe thấy tiếng gọi của Đông Ba, bèn vội vàng cất rượu, thịt đi. Tô Đông Ba từ khe cửa đã nhìn thấy hết mọi chuyện, nhưng vẫn giả vờ như không biết. Ông nói với Phật Ấn: “Hôm nay, tôi viết một bài thơ, có hai chữ quên mất không biết viết như thế nào, đến đây nhờ đại sư dạy bảo.” Phất Ấn đáp: “Đâu dám, đâu dám. Xin hỏi là hai chữ gì?”. Đông Ba thưa: “ Một chữ là Khuyển (con chó), một chữ là Phệ (chó sủa)”. Phất Ấn cười ha hả nói: “ Thưa ông tiến sĩ, ông quả thật là biết kiếm chuyện vui, tiểu Tăng cứ tưởng chữ gì khó lắm, chữ Khuyển là do một chữ nhân vĩ đại (Đại) thêm một dấu chấm犬 (ý chỉ: chia nhau mỗi người một tí)”. Đông Ba lại hỏi: “Vậy chữ Phệ thì viết thế nào?”  Phật Ấn đáp: “ Thì thêm vào chữ Khuyển 犬 một chữ Khẩu口,thì thành chữ Phệ 吠còn gì nữa (ý chỉ:thêm một cái miệng vào để cùng ăn thịt chó). Tô Đông Ba nghe xong liền cười to ha hả: “Vậy ông hãy mang rượu và thịt mà ông cất dấu ra đây, mỗi người một ít, chúng ta cùng ăn!”  nói xong hai người bạn nhìn nhau mà cười.
          Lại một hôm khác, Tô Đông Ba đang ăn cơm trong thư phòng, trên bàn bày đĩa cá chiên thơm phức, đang lúc cầm đũa chuẩn bị gắp ăn, bỗng Phật Ấn tới chơi, bụng nghĩ: “Gớm, cái ông hoà thượng chầu ăn, thật là có phước. Nghĩ lại lần trước ông ấy giấu thịt, rượu đi, may mà ta có câu mưu mẹo buộc ông ấy lấy thịt chó ra ăn, lần này ta cũng phải ra bài khó cho ông ấy mới được”. Thế là ông liền giấu con cá lên giá sách. Từ ngoài, Phật Ấn đã nhìn thấy Đông Ba giấu cá, nhưng vờ như không thấy gì. Tô Đông Ba cười hì hì mời Phật Ấn ngồi, hỏi: “Đại hoà thượng không ở nhà chùa niệm kinh đến đây có việc chi?”. Phật Ấn ra vẻ trịnh trọng nói: “Có một chữ tôi không biết viết đến đây xin dạy.” “Không biết là chữ gì vậy?” Tô Đông Ba hỏi. Phật Ấn nói: “Là chữ Tô – họ quí của ông”. Tô Đông Ba nghe xong, biết ngay Phật Ấn nói đùa, nhưng vẫn trả lời nghiêm chỉnh: “Chữ Tô 蘓,phía trên là bộ Thảo艹(cỏ cây),phía dưới bên trái là bộ Ngư 魚 (cá),bên phải là bộ Hoà禾 (ý chỉ: ta hoà nhau) ”. Phật Ấn giả vờ không hiểu nói: “Bên trái là Hoà, bên phải là Ngư có được không”. Tô Đông Ba đáp: “cũng được”. Phật Ấn tiếp: “Bộ Ngư đặt lên phía trên có được không?”. Tô Đông Ba vội trả lời: “Làm gì có kiểu đặt như vậy, tất nhiên là không được rồi!” Phật Ấn liền cười to sung sướng: “Nếu cá không đặt lên trên được thì mang xuống đây chúng ta cùng ăn đi”. Tô Đông Ba bỗng nhiên chợt nhớ ra, biết mình đã mắc bẫy của Phật Ấn, tười cười mang cá xuống, hai người bạn cùng ăn bữa trưa vui vẻ.
Chúc học viên vui vẻ khi học chữ Hán !
 
[1]  Phùng Lệ Bình. Phân tích ngữ âm của 2905 chữ Hán trong dạy chữ Hán đối ngoại. Tạp chí trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh (chuyên đề Xã hội khoa học), 1998, (6) :94-101

Tác giả bài viết: Hoàng Quỳnh Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-01-2025_fae323a90e3fb1da848ebd0ad8adf2a2.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)