Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Ứng dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Thứ ba - 01/12/2015 21:43
          Công tác nghiên cứu khoa học một hoạt động quan trọng của giảng viên ở các trường Cao đẳng, Đại học. Nhiều năm qua,  công tác này đã được đổi mới từng bước nhằm nâng cao chất lượng. Đổi mới từ việc xét duyệt đề cương được tiến hành một cách khoa học. Công tác nghiệm thu được tiến hành vào cuối tháng 3 với 2 vòng độc lập. Việc tổ chức đánh giá sản phẩm NCKH như trên đảm bảo tính khoa học, khách quan, công bằng động viên được cán bộ GV và nâng cao chất lượng công tác NCKH của nhà trường. Nhưng công tác ứng dụng kết quả NCKH vào quá trình dạy học chưa được quan tâm một cách đúng mức.

          Năm học 2015 – 2016, phòng Quản lí khoa học tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường, xây dựng kế hoạch triển khai công tác ứng dụng các giải pháp các đề tài, sáng kiến cải tiến kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đưa các giải pháp ứng dụng vào quá trình giảng dạy của GV học tập SV, trong nhà trường. Hoạt động này đã được tổ chúng tôi quan tâm từ nhiều năm trước: từ năm học 2006-2007 đến nay đã có nhiều sản phẩm NCKH của GV trong tổ được đưa vào phục vụ quá trình giảng dạy của GV, học tập của SV, HV. Năm học 2026-2007 ứng dụng 02 bài giảng Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt (Triệu Thị Kim Vân) dùng cho HV 6 lớp CĐLT, bài giảng Dạy học phát huy tính tích cực của HS môn tiếng Việt (Hoàng Xuân Thu-Nguyễn Thị Thắng) dùng cho SV lớp K6T, năm học 2008-2009 ứng dụng 02 sản phẩm, bài giảng Dạy tiếng Việt cho HS dân tộc (Triệu Thị Kim Vân) dùng cho HV CĐLT, SKKN Đánh giá HS tiểu học môn Tiếng Việt ( Nguyễn Thị Thắng) dùng cho SV Tiểu học, năm học 2011- 2012 ứng dung 02 sản phẩm, bài giảng Rèn kĩ năng đọc kể diễn cảm cho SV Mầm non (Triệu Thị Kim Vân), đề tài Xây dựng hệ thống bài tập ngữ âm cho SV ngành sư phạm Tiểu học (Nguyễn Thị Thắng) dùng cho SV K13T, K14T, K15T. Những ứng dụng trên đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

          Trong năm học này, thực hiện kế hoạch của phòng Quản lí khoa học, tổ Ngữ Văn Khoa Giáo dục Tiểu học, xây dựng kế hoạch ứng dụng hai SKCTKT  đã được nghiệm thu năm học 2014-2015. Học kì I, tổ chức ứng dụng SKCTKT  “Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành dạy học các bài mở rộng từ  cho HS Tiểu học”. Học kì II, ứng dụng SKCTKT “Hướng dẫn SV phân định danh giới từ, nhận diện, phân loại từ dựa theo cấu tạo”.
          Ngay từ đầu học kỳ, tổ chúng tôi đã thực hiện các bước triển khai  ứng dụng SKCTKT cho SV ngành Sư phạm Giáo dục tiểu học hệ K13T, với các bước cụ thể như sau:
          Bước 1: Xây dựng kế hoạch: kế hoạch gắn gọn, cụ thể, sát thực
          Bước 2: Triển khai kế hoạch tới SV. Với bước này GV cung cấp cho SV kế hoạch, các giải pháp cụ thể để SV hiểu, vận dụng các giải pháp vào quá trình học tập, nghiên cứu, thực hành.
          Giải pháp cụ thể bao gồm:
          Giải pháp thứ nhất: Giúp SV nhận diện từ Hán Việt dựa vào các đặc điểm của loại từ này (khảo sát từ Hán Việt trong SGK Tiểu học).
          Giải pháp thứ hai: Hướng dẫn SV hiểu nghĩa từ Hán Việt, mở rộng từ Hán Việt (vận dụng các phương pháp giải nghĩa đã học,giải nghĩa các từ Hán Việt đã khảo sát trong SGK, mở rộng vốn từ Hán Việt trong SGK)
          Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn SV thực hành dạy nghĩa của từ Hán Việt, mở rộng yếu tố HV cho HS tiểu học.
          Bước 3: Sinh viên thực hành  từng giải pháp như sau:
          GV Hướng dẫn SV thực hiện giải pháp thứ nhất:

1.     GV yêu cầu SV  khảo sát từ Hán Việt trong SGK tiểu học
- GV giao việc cụ thể cho các nhóm, mỗi lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm khảo sát SGK một lớp, trong mỗi nhóm SV phân đều các bài cho các thành viên trong nhóm, cá nhân SV thực hiện nhận diện các từ Hán Việt trong các bài (dựa trên các tiêu chí cụ thể). Nhóm trưởng tổ chức cho cá nhân chia sẻ kết quả nghiên cứu của bản thân với nhóm. Sau đó cả tổ sẽ thống nhất, xem xét, tra nghĩa từ, hiệu đính, áp dụng các phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt, ghi kết quả đã thống nhất vào bảng nhóm.
Ví dụ  kết quả trình bày của nhóm

STT Từ HV (lớp, trang, bài) Phương pháp giải nghĩa Nghĩa của từ HV
Ghi chú
 
Chiết tự So sánh Ngữ cảnh Định nghĩa
1 Công trường ( một chuyên gia máy xúc)     X   Nơi công nhân đang làm việc  
2 Ngoại quốc X       Ngoại: ngoài
Quốc: nước
Người nước ngoài
 
3 Chuyên gia     x   A- lếch-xây  

2.     GV hướng dẫn HS trình bày kết quả trước lớp
Mỗi nhóm trình bày một lượng từ đủ trên một trang giấy A0, số lượng từ còn lại trình bày trên giấy A4. SV trong lớp lắng nghe.

3.     GV hướng dẫn SV nhận xét, bổ sung đánh giá
Mỗi nhóm trình bày SV được nhận xét theo các tiêu chí sau
STT Ngôn ngữ, cử chỉ, tác phong Số lượng
Từ HV
Nhận diện đúng từ Phương pháp giải nghĩa Ghi chú
1 Nhóm 1        
2 Nhóm 2        
3 Nhóm 3        
4 Nhóm 4        
          SV  đưa ra nhận xét tổng thể

4. GV kết luận
Kết quả cụ thể khảo sát từ Hán Việt trong SGK tiểu học:
Lượng từ Hán Việt ở lớp 2: 60 từ/ 80
Lượng từ Hán việt ở lớp 3: 90 từ/ 110
Lượng từ Hán Việt ở lớp 4 150/180
Lượng từ Hán Việt ở lớp 5:180/200
 

(SV trình bày về từ HV trong SGK)
 
Kết quả giải pháp thứ nhất:
- SV đã nhận diện chính xác từ Hán Việt trong SGK tiểu học (480 từ)
- SV vận dụng các phương pháp giải nghĩa được từ Hán Việt một cách thành thạo, SV được rèn kĩ năng trình bày, kĩ năng hợp tác, chia sẻ.
GV Hướng dẫn SV thực hiện giải pháp thứ 2: hướng dẫn SV mở rộng yếu tố Hán Việt,  thực hành mở rộng yếu tố Hán Việt trong SGK Tiểu học
1.     Hướng dẫn SV giải nghĩa được các yếu tố Hán Việt
VD:  Yếu tố Hán Việt “đồng” có nghĩa là cùng
2.     SV thực hành mở rộng các yếu tố Hán Việt
- SV thực hành ghép các tiếng với  tiếng đồng có nghĩa là cùng, để tạo ra các từ mới: đồng hương, đồng đội, đồng môn, đồng tâm, đồng bào, đồng chí.
- SV giải nghĩa các từ có chứa tiếng đồng vừa tìm được bằng phương pháp chiết tự
VD: Đồng hương: (đồng: cùng; hương: làng, quê hương) cùng quê
       Đồng đội: (đồng: cùng; đội: đội ngũ): cùng một đội ngũ
(SV làm tương tự với các từ còn lại)
 Qua việc mở rộng vốn từ Hán Việt, SV sẽ tích lũy được một vốn từ Hán Việt rất lớn, thuận tiện cho việc học tập và giảng dạy.
Kết quả thực hiện giải pháp 2
- SV thực hiện tốt việc giải nghĩa từ HV với các phương pháp
- SV thực hiện tốt việc mở rộng vốn từ HV, tích lũy được vốn từ lớn phục vụ quá trình học tập, giảng dạy, giao tiếp.

Giải pháp thứ ba: Hướng HS tiểu học mở rộng yếu tố Hán Việt
1.  SV thực hành hướng dẫn HS Tiểu học giải nghĩa và vận dụng các phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt.
SV hướng dẫn HS Tiểu học theo quy trình chung sau đây:
- Yêu cầu HS đọc từ cần giải nghĩa
- HS đọc từ
- HS thực hiện giải nghĩa từ
- HS trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
- GV kết luận
VD:
Khi  mở rộng yếu tố Hán Việt “trung” SV cần hướng dẫn HS giải nghĩa như sau:
Trung” có nghĩa là ở giữa “trung điểm”
Trung” có nghĩa là không gian dối  “trung thực”
Trung” có nghĩa là không giỏi không yếu “trung bình
HS sẽ rhực hiện như sau:
- HS đọc từ “trung thực
- HS giải nghĩa: trung thực (trung: trung thành, thực: không gian dối): trung thực có nghĩa là không gian dối
- HS nhận xét, bổ sung
- SV chốt nghĩa của từ
2. SVthực hành hướng dẫn HS mở rộng yếu tố Hán Việt
- Hướng dẫn HS đọc từ HánViệt cần mở rộng
- HS đọc
- HS mở rộng theo nghĩa của từ Hán Việt
- HS nhận xét, bổ sung
-  GV Kết luận
VD: Khi mở rộng yếu tố Hán Việt “truyền” với các nét nghĩa
- Truyền: trao lại, truyền: nhập vào; truyền: đưa hình ảnh đi xa
- HS đọc từ
- HS mở rộng ( mỗi em một từ) truyền ngôi, truyền đạt, truyền bá
- HS nhận xét
- SV kết luận
Kết quả thực hiện  giải pháp 3
- SV thực hện tốt việc giải nghĩa từ Hán Việt với các phương pháp.
- SV Thực hiện tốt việc mở rộng vốn từ theo các bước.
- SV hướng dẫn HS giải nghĩa từ Hán Việt theo các phương pháp, theo đúng quy trình.
- SV tổ chức cho HS mở rộng vốn từ qua các bước.
- SV biết cách tổ chức cho HS nhận xét bổ sung.
Bước 4: SV luyện tập thực hành tổng hợp
Giảng viên yêu cầu SV xây dựng kế hoạch dạy học theo tổ, theo quy trình như sau:
- Mỗi tổ soạn một bài.
- SV tổ chức phân tích bài giảng tại tổ thống nhất mục tiêu, quy trình, kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
- SV tập giảng.
- SV rút kinh nghiệm dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
                
(SV lớp K13TA tập giảng mở rộng vốn từ Hán Việt)
Kết quả cụ thể  bước 4 như sau: SV thực hành giảng  12 tiết, đánh giá chung như sau:
 
Xuất sắc Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL %
1 8 6 50 4 30 1 8 0 0

Thông qua những tiết dạy thực hành, SV được rèn kĩ năng tổ chức cho HS Tiểu học hiểu nghĩa của từ HánViệt, mở rộng được từ Hán Việt, sử dụng được từ Hán Việt vào trong quá trình học tập, giao tiếp.
SV hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm, phản hồi mang tính tích cực. Dưới sự hướng dẫn của GV, SV đã được chia sẻ, phản hồi theo nhiều hình thức đa dạng phong phú, rèn luyện kĩ năng nhận xét đánh giá năng lực của bạn, của đồng nghiệp, của học sinh Tiểu học sau này. Điều này rất quan trọng, đó chính là quá trình hình thành một năng lực mới, năng lực nhận xét đánh của một nhà giáo, một nhân tố quan trọng góp phần đổi mới giáo dục hiện nay.

(SV đánh giá phản hồi thông qua trò chơi “ Điều em mốn nói” )
 Kết quả bài kiểm tra học trình của 120 SV
Xuất sắc Giỏi Khá TB khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
4 3 40 33 50 44 20 15.5 4 3 2 1.5

Qua kết quả kiểm tra, SV đã nhận diện rất tốt từ HánViệt, giải nghĩa từ Hán Việt, hướng dẫn HS tiểu học giải nghĩa và mở rộng từ Hán Việt. SV đã thực hành dạy tốt các bài mở rộng từ Hán Việt trong SGK Tiểu học (đây là những bài khó). Điều đó chứng tỏ các giải pháp chúng tôi đưa ra trong SKCTKT là phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV chuyên ngành Sư phạm Tiểu học.
Bài học kinh nghiệm
Tổ chuyên môn lựa chọn những sáng kiến cải tiến kỹ thuật có tính thực tiễn, gắn với quá trình dạy và học của đơn vị, được đánh giá từ loại khá trở lên.
Tổ giao cho GV xây dựng kế hoạch ứng dụng, triển khai các giải pháp (bước 1)
          GV hướng dẫn SV ứng dụng các giải pháp ( bước 2,3)
          Thực hành tổng hợp, tổ chức rút kinh nghiệm (bước 4)
          Tổ Ngữ Văn sẽ có thêm kinh nghiệm tổ chức triển khai ứng dung các SKCTKT vào trong quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời, việc triển khai ứng dụng sẽ tác động trở lại quá trình nghiên cứu khoa học của GV từ các khâu: lựa chọn đề tài, triển khai nghiên cứu, thực hành nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn.
          Việc ứng dụng SKCTKT theo các bước cụ thể như trên đã giúp SV ngành Sư phạm Tiểu học nhận diện được hệ thống từ Hán Việt trong SGK Tiểu học một cách khoa học, hệ thống. SV biết cách giải nghĩa các từ Hán Việt theo các phương pháp đã học, SV hiểu nghĩa của từ Hán Việt, mở rộng yếu tố Hán Việt. Đặc biệt SV thực hành dạy HS Tiểu học giải nghĩa từ HánViệt, mở rộng từ Hán Việt, biết cách tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, phản hồi lắng nghe tích cực. Như vậy có nghĩa là SV đã thực hiện quá trình nghiên cứu, từ Hán Việt một cách khép kín (học nghiên cứu từ Hán Việt, dạy từ Hán Việt cho HS Tiểu học). Quá trình học, thực hành dạy sẽ tạo một hành trang đầy đủ cho SV có kiến thức vững vàng có khả năng nghiệp vụ sư phạm để đảm nhiệm tốt vai trò của người giáo viên Tiểu học trong tương lai.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thắng

Nguồn tin: Khoa Giáo dục Tiểu học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-12-2024_b20d91a31ea76eebd493d2be43020b5c.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)