CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 266/QĐ-CĐSP, ngày 20 tháng 9 năm 2017)
Tên ngành: | PHÁP LUẬT |
Mã ngành: | 5380101 |
Trình độ đào tạo: | Trung cấp |
Hình thức đào tạo: | Chính quy |
Đối tượng tuyển sinh: | Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương |
Thời gian đào tạo: | 2,0 năm |
1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chungChương trình đào tạo trung cấp ngành pháp luật nhằm mục tiêu đào tạo người học trở thành cán bộ pháp luật có trình độ trung cấp, có sức khỏe, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, có thể đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực pháp luật trong các cơ quan tư pháp địa phương, các cơ quan hành chính, các tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức chính trị, xã hội và đồng thời có khả năng học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Kiến thức Nắm vững và vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Ngoài khối kiến thức văn hóa phổ thông, người học phải nắm vững và biết vận dụng những kiến thức cơ bản chung như: Giáo dục chính trị, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Tin học và các kiến thức cơ sở, chuyên ngành Luật như: Nhà nước và pháp luật; Tổ chức bộ máy nhà nước và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động… của các cơ quan trong tổ chức bộ máy và nền công vụ Việt Nam; khái quát những vấn đề cơ bản về luật nội dung và luật hình thức của pháp luật hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, tài chính, đất đai, môi trường, lao động và an sinh xã hội.
1.2.2. Kỹ năng Người học thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ về hộ tịch, chứng thực; phổ biến giáo dục pháp luật và hoà giải ở cơ sở; xây dựng và soạn thảo văn bản pháp luật; thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính ở cấp xã…
Sử dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm ứng dụng và phân tích các dữ liệu trên máy tính phục vụ công việc.
Có kỹ năng căn bản về nghiệp vụ hành chính - văn phòng, soạn thảo văn bản, có khả năng sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu công việc.
1.2.3. Thái độ Có phẩm chất chính trị, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc chuyên nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại cơ quan đơn vị; có tính trung thực, tính kỷ luật, tính năng động, sẵn sàng đảm nhiệm công việc được giao.
Có tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng, có phương pháp làm việc khoa học. Biết phân tích và giải quyết các công việc trong khi thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Có ý thức về quốc phòng - an ninh nhân dân và tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có thể công tác, làm việc ở nhiều cơ quan với nhiều vị trí công việc khác nhau: Công chức cấp xã ở hầu hết các chức danh, kể cả chức danh lãnh đạo, cán bộ phòng Tư pháp, sở Tư pháp, cán bộ thi hành án, hoặc làm việc tại các phòng công chứng, văn phòng công chứng, văn phòng luật sư, công ty tư vấn luật, doanh nghiệp.
2. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 66 tín chỉ - Số lượng học phần/môn học: | 26 |
- Khối lượng kiến thức chung: | 18 tín chỉ |
- Khối lượng kiến thức cơ sở: | 26 tín chỉ |
- Khối lượng kiến thức chuyên môn: | 14 tín chỉ |
- Thực tập nghề nghiệp: | 03 tín chỉ |
- Thực tập tốt nghiệp: | 05 tín chỉ |
- Thời gian khóa học: | 2,0 năm |
3. Nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo Mã HP | Tên học phần/Môn học | Số tín chỉ | Kế hoạch đào tạo theo học kỳ | Đơn vị quản lý, Xây dựng CTMH | Ghi chú |
I | II | III | IV |
I. CÁC HỌC PHẦN CHUNG | 18 | | | | | | |
TC.C01 | Chính trị | 3 | 3 | | | | Khoa Các BMC | Thi |
TC.C03 | Giáo dục thể chất | 2 | 2 | | | | Khoa Các BMC | Kiểm tra |
TC.C04 | Giáo dục QP và AN | 4 | | | 4 | | Khoa Các BMC | Thi |
TC.C05 | Tin học | 3 | 3 | | | | Trung tâm NN-TH | “ |
TC.C06 | Tiếng Anh | 4 | 4 | | | | Khoa Ngoại ngữ | “ |
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 2 HP) | | | | | | | |
TC.C07 | Kỹ năng giao tiếp | 2 | | | | | Khoa Các BMC | Thi |
TC.C08 | Khởi tạo doanh nghiệp | 2 | | | | | Khoa KT - KT | “ |
II. CÁC HỌC PHẦN CƠ SỞ | 26 | | | | | | |
TC.PL01 | Nhà nước và pháp luật | 2 | 2 | | | | Khoa Các BMC | Thi |
TC.PL02 | Luật Hiến pháp | 2 | | 2 | | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL03 | Luật Hành chính | 2 | | 2 | | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL04 | Luật Hình sự | 2 | | | 2 | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL05 | Luật Tố tụng hình sự | 2 | | | 2 | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL06 | Luật Dân sự | 2 | | 2 | | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL07 | Luật Hôn nhân và gia đình | 2 | | 2 | | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL08 | Luật Thương mại | 2 | | 2 | | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL09 | Luật Tài chính | 2 | | | 2 | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL10 | Luật LĐ và An sinh xã hội | 2 | | 2 | | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL11 | Luật Đất đai | 2 | | | 2 | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL12 | Luật Môi trường | 2 | | | 2 | | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL13 | Luật Tố tụng dân sự | 2 | | 2 | | | Khoa Các BMC | “ |
III. CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN | 15 | | | | | | |
TC.PL14 | Nghiệp vụ ĐK và QL hộ tịch | 2 | | | | 2 | Khoa Các BMC | Thi |
TC.PL15 | Nghiệp vụ phổ biến, GD pháp luật, hoà giải ở cơ sở, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm HC ở xã, phường, thị trấn. | 2 | | | | 2 | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL16 | Nghiệp vụ chứng thực của UBND cấp huyện và cấp xã | 2 | | | | 2 | Khoa Các BMC | “ |
TC.PL17 | Nghiệp vụ hành chính, văn thư và kỹ năng soạn thảo văn bản | 2 | | 2 | | | Khoa Các BMC | |
TC.PL18 | Nghiệp vụ thi hành án dân sự | 2 | | | | 2 | Khoa Các BMC | “ |
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 2 HP) | | | | | | | |
TC.PL19 | Chính sách công và vấn đề xây dựng và áp dụng chính sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn | 2 | | | | 2 | Khoa Các BMC | Thi |
TC.PL20 | Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất | 2 | | | | 2 | Khoa Các BMC | “ |
IV. THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP | 3 | | | 3 | | | |
V. THỰC TẬP TỐT NGHIỆP | 5 | | | | 5 | | |
Số tín chỉ/học kỳ | 16 | 16 | 17 | 17 | | |
Tổng cộng tín chỉ toàn khóa: | 66 | | | | | | |
4. Hướng dẫn thực hiện chương trình4.1. Xây dựng chương trình môn học, thực hành/thực tập nghề nghiệpCăn cứ chương trình đào tạo, Trưởng các đơn vị chuyên môn có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ bộ môn tiến hành xây dựng chương trình môn học theo quy định sao cho vừa đảm bảo được mục tiêu, nội dung, yêu cầu đề ra, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể nhà trường, đáp ứng được nhu cầu của người học và của xã hội. Chương trình môn học cần xác định thời gian, khối lượng kiến thức, kỹ năng, nội dung và phân bổ thời gian thực hiện. Trên cơ sở chương trình môn học, tiến hành xây dựng kinh phí thực hành, thực tập, tham quan thực tế và mua sắm bổ sung các trang thiết bị, máy móc, hoá chất, dụng cụ thí nghiệm cho từng học phần và cho toàn khoá đào tạo.
Trưởng các đơn vị chuyên môn có trách nhiệm ký, phê duyệt chương trình môn học; xây dựng kế hoạch dạy học, kinh phí thực hành, thực tập, tham quan thực tế; các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra.
4.2. Tổ chức kiểm tra/thi kết thúc môn học/học phần: Thực hiện theo Điều 12, Điều 13 Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy môđun hoặc tín chỉ; Quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
4.3. Điều kiện tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp: Thực hiện theo Điều 25, Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy môđun hoặc tín chỉ; Quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện chương trình, hàng năm nếu Khoa/Bộ môn thấy cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, gửi phản hồi bằng văn bản về Phòng Quản lý đào tạo để trình Ban Giám hiệu xem xét./.
| KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thế Dương |