Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Chuẩn đầu ra ngành Sư phạm Sinh- Hóa

Thứ năm - 06/08/2015 02:10
Chuẩn đầu ra ngành Sư phạm Sinh hóa (Ban hành kèm theo QĐ số 311/QĐ-CĐSP ngày 12/11/2014 của Hiệu trưởng trường CĐSP Lạng Sơn)
CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH  SƯ PHẠM SINH HÓA
(Ban hành kèm theo QĐ số 311/QĐ-CĐSP ngày 12/11/2014 của
Hiệu trưởng trường CĐSP Lạng Sơn)
1. Chương trình đào tạo:  Sư phạm Sinh học (chương trình Sinh- Hóa) BIOLOGY-CHEMISTRY EDUCATION
Mã số: 51140213
2. Trình độ: Cao đẳng sư phạm.
3. Yêu cầu về kiến thức:
3.1. Kiến thức đại cương
- Hiểu biết về những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh phù hợp với chuyên ngành đào tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hiểu kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học để vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
- Nắm rõ phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để triển khai nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
- Hiểu về công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường  và ngành giáo dục hiện nay.
- Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
- Kiến thức ngoại ngữ:
+ Giai đoạn 2015 – 2018: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ
+ Giai đoạn 2018 – 2020: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ.
+ Giai đoạn sau 2020: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.
3.2. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
3.2.1 Kiến thức chuyên ngành Sinh
Nắm vững các kiến thức về chương trình Sinh học ở bậc học THCS:
- Khái niệm, quy luật về hình thái, cấu tạo, các quá trình sinh lí của sinh vật trong mối quan hệ với đời sống của chúng trong môi trường:
- Các quá trình sống diễn ra ở cấp độ cơ thể, cơ quan và một phần nào đó ở cấp độ tế bào của thực vật, động vật và một phần nhỏ Vi khuẩn, Nấm, Địa y.
- Các nhóm phân loại thực vật, động vật, ý nghĩa sinh thái, giá trị kinh tế, liên hệ nguồn gốc của chúng.
- Hình thái cấu tạo các cơ quan, cơ chế của các qúa trình sinh lí trong cơ thể người, vệ sinh đảm bảo sức khỏe, giáo dục dân số.
- Các quy luật cơ bản của hiện tượng di truyền, cơ chế phát sinh biến dị, các nguyên tắc chọn giống, công nghệ gen, tế bào.
- Các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường thông qua các cấp độ tổ chức trên cơ thể, tác động của dân số đối với môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Hiểu và biết vận dụng các kiến thức cơ bản của môn Sinh học để giải quyết các vấn đề thực tế.
3.2.2 Kiến thức ngành hóa học
Nắm vững các kiến thức về chương trình Hóa học ở bậc học THCS:
- Những khái niệm, định luật cơ bản mở đầu của môn hóa học: đơn chất, hợp chất, Bazơ, định luật bảo toàn khối lượng.
- Một số những hợp chât quan trọng phổ biến trong đời sống: H2SO4, NaOH, HCL…
- Những tính chât chung của kim loại và một số kim loại cụ thể: Nhôm, Sắt, Đồng…
- Tính chất chung của phi kim và một số phi kim cụ thể: clo, oxy, hidro, lưu huỳnh..
- Đại cương về hóa hữu cơ: Hidro cacbon, CH4, C2H4, C2H2, C6H6..
- Dẫn xuất của Hidro cacbon như rượu, axit, este…
3.3. Kiến thức về nghiệp vụ
- Nắm vững chương trình Sinh học, Hóa học bậc THCS và các kiến thức về phương pháp dạy học  Sinh học, Hóa học ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất l­­ượng, hiệu quả.
- Hiểu sâu sắc mục đích và nguyên tắc dạy học Sinh học, Hóa học ở trường THCS. Nắm vững lý luận và phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
- Có hiểu biết về quy trình thiết kế bài giảng điện tử bằng một số phần mềm thông dụng. Hiểu được bản chất và vận dụng được một số kỹ thuật trong thiết kế bài giảng. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học.
- Biết áp dụng kiến thức về tâm lí học, giáo dục học và phương pháp dạy học bộ môn vào các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, dạy học môn Sinh học, Hóa học đạt mục tiêu giáo dục THCS.
4. Yêu cầu về kỹ năng:
4.1. Kỹ năng cứng
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp dạy học bộ môn vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy - học chương trình Sinh học và Hoá học ở trường THCS một cách sáng tạo, phù hợp.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bản thân và hướng dẫn học sinh xử lý các tình huống thường gặp trong chăn nuôi, trồng trọt, môi trường. Từ đó góp phần phát triển kinh tế địa phương.
- Sử dụng thành thạo các đồ dùng dụng cụ thí nghiệm Sinh học, Hoá học phương tiện kỹ thuật thông thường trong dạy học Sinh học, Hóa học: bộ đồ mổ, ống nghiệm, hoá chất, kính hiển vi, máy móc chuyên ngành, máy chiếu, máy vi tính, phần mềm dạy học...Từ đó có kỹ năng bộ môn như: làm thí nghiệm, giải phẫu, quan sát mẫu vật, pha chế hoá chất.
- Có kỹ năng tổ chức tham quan ngoại khoá, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh THCS và có kĩ năng, thói quen tích luỹ sưu tầm tư liệu, mẫu vật, tranh ảnh, làm đồ dùng dạy học để phục vụ tốt công tác dạy học Sinh học và Hoá học ở THCS.
4.2. Kỹ năng mềm
- Xử lý linh hoạt và khéo léo các tình huống sư phạm trên cơ sở nhận biết các đặc điểm tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh.
- Tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động ngoại khoá đảm bảo những yêu cầu sư phạm cơ bản.
- Sử dụng và khai thác hiệu quả một số phương tiện dạy học thông dụng; Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
- Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo các nguyên tắc và quy chế, quy định hiện hành.
- Có khả năng giải quyết tình huống, vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống một cách linh hoạt, hiệu quả.
5. Yêu cầu về thái độ:
- Có ý thức chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt trách nhiệm công dân.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành.
- Yêu nghề, có lý tưởng nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong mẫu mực của người giáo viên và sẵn sàng nhận công tác ở vùng cao, vùng khó khăn.
- Có ý thức học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu gắn việc dạy học các môn Sinh học, Hóa học với thực tiễn.
6. Vị trí và khả năng làm việc sau tốt nghiệp:
- Giảng dạy các môn Sinh  học, Hóa học ở các trường THCS, trường dạy nghề; làm công tác chuyên môn ở các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
- Có khả năng đảm nhận nhiệm vụ của người công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội,...
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Có khả năng học ngành sư phạm Sinh học, Hóa học ở các bậc học cao hơn và các lớp quản lý giáo dục, quản lý hành chính nhà nước, lý luận chính trị,…
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
8. Các chương trình, tài liệu chuẩn tham khảo
- Chương trình khung ngành Sư phạm Sinh học –  Sư phạm Hóa học trình độ cao đẳng, đại học của Bộ giáo dục - Đào tạo.
- Bộ giáo trình các môn học đào tạo ngành Sư phạm Sinh học –  Sư phạm Hóa học trình độ cao đẳng do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành.
- Bộ sách giáo khoa Hóa học, Sinh học trung học cơ sở.
- Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung Hóa học, Sinh học Trung học cơ sở. 
 
 

Nguồn tin: Phòng KT-KĐCL-CNTT

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/01-05-2024_22ebd41b63e97828e3b4ecc66aaf813c.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)