CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH ĐÀO TẠO SƯ PHẠM MẦM NON
(Ban hành kèm theo QĐ số 311/QĐ-CĐSP ngày 12/11/2014 của
Hiệu trưởng trường CĐSP Lạng Sơn)
1. Tên ngành: SƯ PHẠM MẦM NONMã ngành: 421402012. Trình độ đào tạo: TRUNG CẤP3- Yêu cầu về kiến thức: 3.1. Kiến thức chung - Có những hiểu biết cơ bản nhất về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, nguồn gốc, nội dung cơ bản và ý nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nội dung cơ bản về Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh phù hợp với chuyên ngành đào tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hiểu kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học để vận dụng vào tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
- Hiểu về công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường và ngành giáo dục hiện nay.
- Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
- Kiến thức ngoại ngữ:
+ Giai đoạn 2014 – 2016: Học sinh tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ
+ Giai đoạn 2016 – 2020: Học sinh tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ.
3.2. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành - Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non, phương pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em ở các loại hình trường/nhóm/lớp mầm non;
- Hiểu biết về Điều lệ trường Mầm non và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non.
- Có kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm, sinh lí trẻ em, về giáo dục mầm non.
- Khẳng định được các kiến thức cơ bản về Âm nhạc - Múa , Mỹ thuật, vệ sinh phòng bệnh, về ngôn ngữ; làm quen với Văn học, Toán học, Môi trường xung quanh.
- Có kiến thức về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng, phòng tránh xử lý ban đầu các tai nạn, các bệnh thường gặp ở trẻ em, giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất, phát triển tình cảm - xã hội và thẩm mĩ, phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi, phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ; đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non.
4. Yêu cầu về kỹ năng4.1. Kỹ năng cứng:- Xây dựng được các loại kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường mầm non.
- Lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường
mầm non.
- Tổ chức tuyên truyền khoa học giáo dục, vận động xã hội hoá giáo dục mầm non. Có khả năng tư vấn về công tác chăm sóc - giáo dục trẻ có khoa học cho phụ huynh và cộng đồng.
- Xây dựng, quản lý nhóm lớp, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Hợp tác với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục.
- Phân tích và đánh giá hiệu quả công việc của đồng nghiệp và bản thân.
- Xây dựng và điều chỉnh được các loại kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường mầm non.
4.2. Kỹ năng mềm- Sử dụng tốt một số phần mềm dạy học như: PowerPoint, Violet... biết cách khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ cho công tác dạy học và nghiên cứu.
- Sử dụng được một số nhạc cụ thông thông thường trong dạy học.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học và giáo dục ở trường mầm non.
- Giao tiếp và ứng xử phù hợp với trẻ, gia đình trẻ, với đồng nghiệp và cộng đồng.
- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
5 - Yêu cầu về thái độ: - Có ý thức chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt trách nhiệm công dân.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành, của trường.
- Yêu nghề, có lý tưởng nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong mẫu mực của người giáo viên và sẵn sàng nhận công tác ở vùng cao, vùng khó khăn.
- Biết vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng vào vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Gần gũi, thương yêu trẻ; tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.
- Có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, nêu gương tốt cho trẻ.
- Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ; có ý thức rèn luyện năng lực giao tiếp, quan hệ tốt với gia đình học sinh và cộng đồng, có ý thức vận động cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường, giáo dục học sinh thực hiện xã hội hoá giáo dục.
6- Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp- Chăm sóc – giáo dục trẻ ở các loại hình trường/nhóm/lớp mầm non
- Làm công tác chuyên môn ở các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
- Làm việc trong các tổ chức xã hội bảo trợ trẻ em.
7- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường- Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các khoá tập huấn để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới về giáo dục.
- Có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao đẳng sư phạm mầm non.
8- Các chương trình, tài liệu tham khảo- Chương trình khung ngành Sư phạm mầm non trình độ trung cấp của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
- Bộ giáo trình các môn học đào tạo ngành Sư phạm mầm non trình độ trung cấp do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành.