Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Chuẩn đầu ra ngành đào tạo cao đẳng tiếng Trung quốc

Thứ năm - 06/08/2015 02:16
Chuẩn đầu ra ngành đào tạo cao đẳng tiếng Trung quốc (Ban hành kèm theo QĐ số 311/QĐ-CĐSP ngày 12/11/2014 của Hiệu trưởng trường CĐSP Lạng Sơn)
CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG TIẾNG TRUNG QUỐC
(Ban hành kèm theo QĐ số 311/QĐ-CĐSP ngày 12/11/2014 của
Hiệu trưởng trường CĐSP Lạng Sơn)
 
1. Tên ngành đào tạo:  Tiếng Trung Quốc - Chinese
 Mã ngành: 51220204
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức đại cương
- Hiểu biết về Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh phù hợp với chuyên ngành đào tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, tình hình thời sự, chính trị, đặc điểm văn hóa xã hội và lịch sử của địa phương, cập nhật những thông tin mới để vận dụng vào công tác chuyên môn nghiệp vụ.
- Biết những kiến thức cơ bản về lý thuyết Ngôn ngữ Tiếng Việt, các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
- Có kiến thức chung về văn hoá học và văn hoá Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hoá Việt Nam và những đặc trưng của chúng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hoá Việt Nam.
- Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
- Kiến thức ngoại ngữ:
+ Giai đoạn 2015 – 2018: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ
+ Giai đoạn 2018 – 2020: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ.
+ Giai đoạn sau 2020: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.
3.2. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
- Có kiến thức tiếng Trung ở trình độ tối thiểu tương HSK cấp 4
+ Nắm vững kiến thức cơ bản về Ngữ âm tiếng Trung, nắm được hệ thống phiên âm Latinh, cách viết phiên âm và các đặc điểm của chúng; nắm được các đặc điểm phát âm cơ bản như trọng âm, ngữ điệu, ngắt quãng và chức năng của chúng;
+ Hiểu biết một cách hệ thống về Từ vựng – ngữ nghĩa, nắm được cách thức cấu tạo từ tiếng Trung, phân loại chúng theo cấu tạo, đặc điểm của từng loại từ như: từ đơn, từ ghép, từ mượn, từ ngữ Văn ngôn…
+ Nắm vững kiến thức cơ bản hệ thống về Ngữ pháp tiếng Trung Quốc hiện đại, nắm được các từ loại trong tiếng Trung và các đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa của chúng, nắm được các khái niệm và các loại bổ ngữ phổ biến nhất trong hệ thống ngữ pháp tiếng Trung như định ngữ - trung tâm ngữ, câu hỏi chính phản, câu phản vấn, bổ ngữ kết quả, bổ ngữ thời lượng, bổ ngữ trạng thái... Trên cơ sở đó, người học có thể biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp và có cơ sở nhất định về dịch tiếng Trung.
- Có kiến thức cơ bản, hệ thống bằng tiếng Trung Quốc về các lĩnh vực của cuộc sống; về các chủ điểm: gia đình, nhà trường, giáo dục, sức khỏe, y tế, giải trí, thời tiết, môi trường, thông tin, văn hóa, thể thao, ngân hàng, dân số, địa lý, khoa học, công nghệ, việc làm, phong tục tập quán, nhà nước, pháp luật, lịch sử, văn học, nghệ thuật, kinh tế, thương mại,  kinh doanh, chính trị, thông tin truyền thông, máy tính, ...
- Có kiến thức về nền văn hóa, văn minh Trung Quốc cổ đại, cận đại và đương đại.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Sử dụng tiếng Trung  thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và đời sống hàng ngày.
Nghe: Sinh viên nghe hiểu, có khả năng tổng hợp các ý chính và hầu hết các ý chi tiết bài giảng ở cấp độ cao đẳng, đại học; tin tức thời sự về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Sinh viên cần phải có khả năng tổng hợp,  xử lý và tái tạo thông tin.
Nói: Sinh viên thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp xã hội, sinh hoạt và nghề nghiệp. Biết mở đầu, duy trì, và kết thúc cuộc đàm thoại. Phong cách giao tiếp tự tin, diễn đạt trôi chảy. Từ vựng, ngữ pháp và ngữ điệu được sử dụng một cách hiệu quả.
Đọc: Sinh viên đọc hiểu được ý chính và hầu hết các ý chi tiết của văn bản có cấu trúc rõ ràng, chặt chẽ. Sinh viên đọc hiểu được một phần các văn bản có những khái niệm trừu tượng và cấu trúc khó. Hiểu được nội dung văn bản để suy luận, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ của ngôn ngữ và văn phong. Sinh viên cần phải tổng hợp, xử lý và tái tạo thông tin.
Viết: Sinh viên nắm vững hệ thống chữ Hán hiện đại thông dụng thường gặp, viết được đa dạng các loại văn bản khác nhau để đáp ứng các nhu cầu xã hội và công việc. Sinh viên cần phải vận dụng kiến thức ngữ pháp, từ vựng và thủ pháp viết.
4.2. Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng tự học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức và nâng cao trình độ.
- Có khả năng thuyết trình, diễn đạt các vấn đề một cách khoa học. Có khả năng tự chủ, ứng biến linh hoạt trong các tình huống giao tiếp để có thể làm việc độc lập.
- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong khai thác Internet, sử dụng các phần mềm tin học cơ bản trong soạn thảo văn bản, phục vụ công tác và nghiên cứu chuyên ngành.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có ý thức chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt trách nhiệm công dân.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Có tác phong, phương pháp làm việc khoa học.
- Yêu nghề, có trách nhiệm đối với công việc chuyên môn. Có thái độ đúng đắn khi giải quyết các công việc chuyên môn có liên quan đến tiếng Trung Quốc, có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và mọi người xung quanh.
- Có ý thức học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn tiếng Trung Tích cực rèn luyện năng lực nghề nghiệp, cập nhật thông tin, nâng cao vốn hiểu biết để có thể tự học suốt đời.
 
6. Vị  trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm phiên dịch tại các cơ quan, công ty có sử dụng tiếng Trung tại địa phương hoặc các tỉnh lân cận; làm những công việc đòi hỏi khả năng sử dụng tiếng Trung như lễ tân, nhân viên nhà hàng, khách sạn, thư ký văn phòng, hướng dẫn viên du lịch.
7.  Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc đại học thuộc các chuyên ngành tiếng Trung trong nước hoặc tại Trung Quốc.
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chuyên ngành tiếng Trung  trong và ngoài nước.
8. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.
- Khung chương trình ngành cử nhân Tiếng Trung Quốc trình độ CĐ của Bộ GD&ĐT.
- Chương trình thi Khảo sát Trình độ tiếng Hán chuẩn Quốc tế HSK.
 
 
 



Nguồn tin: Phòng KT-KĐCL-CNTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-04-2024_d1d57999c030c52f08992e343c0a9cd0.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)