CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIẾNG ANH
(Ban hành kèm theo QĐ số 311/QĐ-CĐSP ngày 12/11/2014 của
Hiệu trưởng trường CĐSP Lạng Sơn)
1. Tên ngành đào tạo: Sư phạm tiếng Anh (English-Teacher Education) Mã ngành: 51140231
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
3. Yêu cầu về kiến thức3.1 Kiến thức đại cương- Hiểu biết về những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh phù hợp với chuyên ngành đào tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học để vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
- Nắm rõ phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để triển khai nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
- Hiểu về công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường và ngành giáo dục hiện nay.
- Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
- Kiến thức ngoại ngữ 2:
+ Giai đoạn 2015 – 2018: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ
+ Giai đoạn 2018 – 2020: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ.
+ Giai đoạn sau 2020: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.
3.2. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành - Có kiến thức tiếng Anh ở trình độ trên trung cấp (tương đương B2) về các bình diện ngôn ngữ (từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ âm, ngữ pháp);
+ Nắm vững kiến thức cơ bản về Ngữ âm tiếng Anh, nắm được hệ thống âm vị, các đặc điểm và chức năng của chúng.
+ Hiểu biết một cách hệ thống về Từ vựng – ngữ nghĩa, nắm được cách thức cấu tạo từ tiếng Anh, đặc biệt là những cách thức cấu tạo từ phổ biến. Nắm được kiến thức cơ bản về từ tượng thanh, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, phép ẩn dụ, hoán dụ, thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Anh.
+ Nắm vững kiến thức cơ bản hệ thống về Ngữ pháp tiếng Anh hiện đại, nắm được các từ loại trong tiếng Anh và các đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa của chúng, nắm được các khái niệm và quy tắc phổ biến nhất về hệ thống ngữ pháp tiếng Anh như cách dùng các thời, thể, dạng, các loại câu thức trong tiếng Anh, Trên cơ sở đó, người học có thể biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp và giảng dạy tiếng Anh ở trường tiểu học hoặc THCS.
- Có kiến thức xã hội bằng tiếng Anh về các lĩnh vực của cuộc sống; về các chủ điểm: gia đình, nhà trường, giáo dục, sức khỏe, y tế, giải trí, thời tiết, môi trường, thông tin, văn hóa, thể thao, khoa học, công nghệ, việc làm, phong tục tập quán, nhà nước, pháp luật, lịch sử, văn học, nghệ thuật...
- Có kiến thức về các nền văn hoá, văn minh của các nước nói tiếng Anh.
- Nắm vững phương pháp giảng dạy tiếng Anh bậc Trung học cơ sở và Tiểu học.
- Có kiến thức về tâm, sinh lý lứa tuổi.
3.3. Kiến thức về nghiệp vụ- Nắm vững chương trình Tiếng Anh bậc THCS và các tri thức về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả.
- Hiểu rõ mục đích và nguyên tắc dạy học Tiếng Anh ở trường THCS. Nắm vững lý luận và phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
- Có hiểu biết về quy trình thiết kế bài giảng điện tử bằng một số phần mềm thông dụng. Hiểu được bản chất và vận dụng được một số kỹ thuật trong thiết kế bài giảng. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
- Biết áp dụng kiến thức về tâm lí học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy bộ môn vào các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, giảng dạy môn Tiếng Anh.
4. Yêu cầu về kỹ năng4.1. Kỹ năng cứng- Sử dụng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) ở trình độ trên trung cấp (tương đương B2) trong các tình huống giao tiếp xã hội và đời sống hàng ngày.
Nghe: Sinh viên nghe hiểu và tổng hợp các ý chính và hầu hết các ý chi tiết của các ngôn bản bằng tiếng Anh chuẩn với độ phức tạp về ngôn ngữ và nội dung phổ biến như bài giảng ở cấp độ cao đẳng, đại học; về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, đất nước, con người.. Có khả năng tổng hợp, xử lý và tái tạo thông tin.
Nói: Sinh viên thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp xã hội, sinh hoạt và nghề nghiệp. Biết mở đầu, duy trì, và kết thúc cuộc đàm thoại, giao tiếp thích hợp với hoàn cảnh và chủ điểm. Phong cách giao tiếp tự tin, diễn đạt trôi chảy. Từ vựng, ngữ pháp và ngữ điệu được sử dụng một cách hiệu quả.
Đọc: Sinh viên đọc hiểu được ý chính và hầu hết các ý chi tiết của văn bản có cấu trúc rõ ràng, chặt chẽ. Hiểu được một phần các văn bản có những khái niệm trừu tượng và cấu trúc khó, thậm chí cả những bài liên quan đến lĩnh vực văn hóa bản ngữ. Sinh viên cần phải tổng hợp, xử lý và tái tạo thông tin.
Viết: Sinh viên viết được các văn bản khác nhau để đáp ứng các nhu cầu xã hội và công việc. Vận dụng được kiến thức ngữ pháp, từ vựng và thủ pháp trong các bài viết.
- Vận dụng kiến thức về phương pháp giảng dạy để soạn giáo án, tổ chức hoạt động giảng dạy, tổ chức việc kiểm tra, đánh giá việc dạy học.
4.2. Kỹ năng mềm
- Tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động ngoại khoá đảm bảo những yêu cầu sư phạm cơ bản.
- Sử dụng và khai thác hiệu quả một số phương tiện dạy học thông dụng. Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
- Xử lý linh hoạt và khéo léo các tình huống sư phạm trên cơ sở nhận biết các đặc điểm tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh.
- Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo các nguyên tắc và quy chế, quy định hiện hành.
- Có khả năng giải quyết tình huống, vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống một cách linh hoạt, hiệu quả.
5. Yêu cầu về thái độ- Có ý thức chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt trách nhiệm công dân.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành, của trường.
- Yêu nghề, có lý tưởng nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, tác phong mẫu mực của người giáo viên và sẵn sàng nhận công tác ở vùng cao, vùng khó khăn.
- Biết vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng vào dạy học và giáo dục học sinh.
- Gần gũi, thương yêu học sinh; tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có ý thức học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn tiếng Anh. Tích cực rèn luyện năng lực nghề nghiệp, cập nhật thông tin, nâng cao vốn hiểu biết để có thể tự học suốt đời.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp- Làm công tác giảng dạy, quản lý chuyên môn tại các trường Trung học cơ sở và Tiểu học, các trung tâm ngoại ngữ và các cơ sở giáo dục khác; làm những công việc có sử dụng tiếng Anh như lễ tân khách sạn, thư ký văn phòng.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường- Có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc đại học thuộc các chuyên ngành tiếng Anh.
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chuyên ngành tiếng Anh trong và ngoài nước.
8. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.- Khung chương trình và chương trình chi tiết ngành SP Tiếng Anh trình độ CĐ của Bộ GD&ĐT.
- Chương trình chuẩn trình độ B2 châu Âu, ngoại ngữ Anh văn.