Chuẩn đầu ra ngành đào tạo cao đẳng Sư phạm Ngữ văn
admin
2015-08-19T05:04:44-04:00
2015-08-19T05:04:44-04:00
https://bak16.lce.edu.vn/vi/dam-bao-chat-luong/Chuan-dau-ra/Chuan-dau-ra-nganh-dao-tao-cao-dang-Su-pham-Ngu-van-8.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trường CĐSP Lạng Sơn
https://bak16.lce.edu.vn/uploads/about/empty.png
Thứ năm - 06/08/2015 02:14
Chuẩn đầu ra ngành đào tạo cao đẳng Sư phạm Ngữ văn
(Ban hành kèm theo QĐ số 311/QĐ-CĐSP ngày 12/11/2014 của Hiệu trưởng trường CĐSP Lạng Sơn)
CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGỮ VĂN
(Ban hành kèm theo QĐ số 311/QĐ-CĐSP ngày 12/11/2014 của
Hiệu trưởng trường CĐSP Lạng Sơn)
1. Tên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn (Văn- Sử)
Mã ngành: 51140217
2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng Sư phạm
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Kiến thức đại cương
- Hiểu biết về những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh phù hợp với chuyên ngành đào tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hiểu kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học để vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
- Nắm rõ phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để triển khai nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
- Hiểu về công tác tổ chức, quản lý trong nhà trường và ngành giáo dục hiện nay.
- Kiến thức tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ B.
- Kiến thức ngoại ngữ:
+ Giai đoạn 2015 – 2018: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ
+ Giai đoạn 2018 – 2020: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ.
+ Giai đoạn sau 2020: Sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.
(Môn ngoại ngữ có thể được thay bằng môn Hán nôm)
3.2. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
3.2.1 Kiến thức chuyên ngành Văn
- Có kiến thức hệ thống và chuyên sâu về Văn học và tiếng Việt, bao gồm các đơn
vị kiến thức: Văn học Việt Nam hiện đại; Văn học thế giới; Văn học trung đại Việt
Nam; Lí luận văn học - Đọc văn; Văn bản - Làm văn; Cơ sở văn hóa Việt Nam - Văn học dân gian; Dẫn luận ngôn ngữ và đại cương tiếng Việt; Ngữ pháp TV - TVTH; Từ vựng ngữ nghĩa TV; Phong cách học - Ngữ dụng học.
- Có hiểu biết về chương trình, nội dung môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở.
- Kiến thức cơ bản về Ngữ văn địa phương; các hoạt động ngoại khóa Ngữ văn ở trường THCS để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu Ngữ văn.
- Có kiến thức lí luận về phương pháp dạy học bộ môn, hình thức tổ chức dạy và học các nguyên tắc và kỹ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về chất lượng và hiệu quả.
3.3.2 Kiến thức chuyên ngành Sử
- Có kiến thức cơ bản và hệ thống về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và lịch sử địa phương để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử.
- Có hiểu biết về chương trình, nội dung môn Lịch sử ở trung học cơ sở.
- Có kiến thức lí luận về phương pháp dạy học bộ môn lịch sử.
* Yêu cầu chung cho cả hai phân ngành (Ngữ văn - Lịch sử)
- Có hiểu biết sâu sắc và có khả năng vận dụng sáng tạo phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn, Lịch sử trong chương trình THCS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. Thực hiện được nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được qui định trong chương trình môn học.
- Có khả năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn, Lịch sử của học sinh, bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai. Phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về chất lượng, hiệu quả.
- Nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để có thể triển khai nghiên cứu một vấn đề thuộc lĩnh vực Văn học và Lịch sử.
- Có hiểu biết về công tác tổ chức, quản lí trong ngành giáo dục đối với hai môn Văn học và Lịch sử trong nhà trường hiện nay.
3.3. Kiến thức về nghiệp vụ
- Nắm vững chương trình Ngữ văn, Lịch sử bậc THCS và các tri thức về phương pháp giảng dạy Ngữ văn, Lịch sử ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả.
- Hiểu sâu sắc mục đích và nguyên tắc dạy học Ngữ văn, Lịch sử ở trường THCS. Nắm vững lý luận và phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
- Có hiểu biết về quy trình thiết kế bài giảng, bài giảng điện tử bằng một số phần mềm thông dụng. Hiểu được bản chất và vận dụng được một số kỹ thuật trong thiết kế bài giảng. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
- Biết vận dụng các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
- Biết áp dụng kiến thức về tâm lí học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy bộ môn vào các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, giảng dạy môn Ngữ văn, Lịch sử.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kĩ năng cứng
- Có các kĩ năng sư phạm: xây dựng được kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá trình độ về môn Ngữ văn và Lịch sử của học sinh bậc học trung học cơ sở.
- Nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh trung học cơ sở để có thể giải quyết hợp lí các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học môn Ngữ văn, Lịch sử và giáo dục học sinh.
- Có kĩ năng nghiên cứu khoa học về những vấn đề có liên quan đến nội dung, chương trình dạy học môn Ngữ văn và Lịch sử ở bậc trung học cơ sở.
- Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
4.2. Kĩ năng mềm
- Xử lý linh hoạt và khéo léo các tình huống sư phạm trên cơ sở nhận biết các đặc điểm tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh.
- Tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động ngoại khoá đảm bảo những yêu cầu sư phạm cơ bản.
- Sử dụng và khai thác hiệu quả một số phương tiện dạy học thông dụng.
- Nắm được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.
- Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo các nguyên tắc và quy chế, quy định hiện hành.
- Có khả năng giải quyết tình huống, vấn đề trong giảng dạy, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống một cách linh hoạt, hiệu quả.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có ý thức chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt trách nhiệm công dân.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành, của trường.
- Yêu nghề, có lý tưởng nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong mẫu mực của người giáo viên và sẵn sàng nhận công tác ở vùng cao, vùng khó khăn.
- Có ý thức học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu gắn việc dạy học các môn học Ngữ văn, Lịch sử với thực tiễn.
- Biết vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng vào dạy học và giáo dục học sinh.
- Gần gũi, thương yêu học sinh; tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh.
- Có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, nêu gương tốt cho học sinh.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Vị trí, khả năng công tác
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn (Văn Sử) đảm nhiệm công việc sau:
- Giảng dạy môn Ngữ văn, Lịch sử ở các trường THCS
- Làm cán bộ, chuyên viên quản lý chuyên môn các môn Ngữ văn, Lịch sử ở các cơ sở quản lý giáo dục.
- Làm việc ở các cơ quan, đơn vị có sử dụng đến kiến thức môn Ngữ văn, Lịch sử.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội.
- Tiếp tục học liên thông lên trình độ đại học ngành sư phạm Ngữ văn hoặc sư phạm Lịch sử.
- Có năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực Ngữ văn, Lịch sử và khoa học giáo dục ở các cấp khác nhau.
8. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.
- Chương trình khung ngành Sư phạm Ngữ văn (chuyên ngành Văn Sử) trình độ cao đẳng, đại học của Bộ giáo dục - Đào tạo.
- Bộ giáo trình các môn học đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn (chuyên ngành Văn Sử) trình độ cao đẳng do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành.
- Các tài liệu giáo trình nhà trường sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu.
Nguồn tin: Phòng KT-KĐCL-CNTT