Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Khoa Giáo dục Mầm Non

Thứ ba - 23/09/2014 08:25
THÔNG TIN ĐƠN VỊ: KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
 
Địa chỉ: Trường CĐSP Lạng Sơn
Điện thoại: 6252518
Email: khoamn.c10@moet.edu.vn

I. Giới thiệu chung về đơn vị

Hơn bốn mươi năm xây dựng và trưởng thành (1972 - 2014) đến nay, khoa Giáo dục Mầm non trường CĐSP Lạng Sơn đã trở thành cái nôi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng và Trung cấp cho tỉnh nhà. Chúng tôi tự hào về sứ mệnh của Khoa đã, đang và sẽ không ngừng tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần xây dựng ngành học Mầm non ngày càng lớn mạnh. Đây chính là lực lượng nòng cốt tham gia vào sự nghiệp đổi mới để phát triển ngành giáo dục mầm non của địa phương.
1. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Những tổ chức tiền thân của Khoa giáo dục mầm non ngày nay gắn với lịch sử xây dựng và phát triển của Trường Sư phạm Mầm non mà cội nguồn từ Trường Sơ cấp Nuôi dạy trẻ và Trường Sư phạm Mẫu giáo Lạng Sơn.
1.1. Trường Sơ cấp Nuôi dạy trẻ Lạng Sơn
          Tiền thân của Trường Sư phạm Mầm non Lạng Sơn là trường Sơ cấp Nuôi dạy trẻ được thành lập vào năm 1973, thuộc UBBV bà mẹ trẻ em, nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo giáo viên nuôi dạy trẻ. Ngay năm đầu thành lập trường đã có 1 lớp chính quy với 35 giáo sinh. Bên cạnh đó là 2 lớp bồi dưỡng (3 tháng và 6 tháng). Hiệu trưởng là Đ/c Đồng Duy Kỷ - Nguyên chủ nhiệm UBBV bà mẹ và trẻ em Tỉnh Lạng Sơn, Hiệu phó là Đ/c Hứa Văn Cỏn. Đến năm 1974 trường chuyển về Khòn Lải thuộc phường Đông Kinh hiện nay.
1.2. Trường Sư phạm Mẫu giáo Lạng Sơn
Trường Sư phạm Mẫu Giáo Lạng Sơn tiền thân là một tổ chuyên môn của trường Sư phạm I Pò Mỏ Lạng Sơn. Năm 1973 được tách ra và thành lập trường Sư phạm Mẫu giáo. Địa điểm học tại trường tiểu học Hoàng Đồng hiện nay. Hiệu trưởng là Đ/c Nông Thị Mão. Với đội ngũ giáo viên có 8 người, nhà trường đã đào tạo khoảng 100 học sinh.
Từ năm 1979 đến năm 1980 chiến tranh biên giới xảy ra, trường chuyển về xã Long Đống huyện Bắc Sơn. Hiệu trưởng là Đ/c Lã Quốc Ân, số giáo viên của trường cũng được tăng lên là 15 người.
Năm 1981 trường chuyển về thị trấn Đồng Bành, Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn. Mặc dù phải di chuyển qua nhiều địa điểm, nhưng thầy trò vẫn duy trì tốt nề nếp dạy và học trong nhà trường.
1.3. Trường sư phạm mầm non Lạng Sơn
 Tháng 8 năm 1985 Trường Sư phạm Mẫu Giáo Lạng Sơn được sáp nhập với trường Trường Sơ cấp Nuôi dạy trẻ Lạng Sơn trở thành Trường Sư phạm Mầm non Lạng Sơn, địa điểm tại Khòn Lải, phường Đông Kinh. Lúc này đội ngũ cán bộ, giáo viên với số lượng khoảng 50 người. Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo giáo viên mầm non có trình độ sơ cấp, mỗi năm có khoảng 4 lớp với khoảng 200 học sinh. Hiệu trưởng là Đ/c Vi Văn Hưng và sau này là Đ/c Nông Thị Nha (nguyên Phó hiệu trưởng trường CĐSP Lạng Sơn).
Năm 1993 Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, trường Sư phạm Mầm non Lạng Sơn sát nhập với Trường Trung học Sư phạm Lạng Sơn (hiện nay là trường CĐSP) thành tổ Mầm non trực thuộc Ban giám hiệu. Với 6 cán bộ giáo viên đảm nhiệm giáo dục và đào tạo học sinh hệ sư phạm Mầm non, tổ trưởng là Đ/c Nông Thị Hiến. Tháng 2 năm 2006 tổ Mầm non được nâng cấp thành Khoa Giáo dục Mầm Non Trường CĐSP Lạng Sơn, chủ nhiệm khoa là Thạc sĩ – Giảng viên chính Nguyễn Thị Hợi.

2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO
          Trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhà trường, xã hội, Khoa Giáo dục mầm non-Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Mầm non như sau:
2.1. Quản lý chặt chẽ quy chế chuyên môn, xây dựng nề nếp dạy học, làm việc, nêu cao vai trò gương mẫu của nhà giáo trong công tác giáo dục học sinh; thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động, các quy định của ngành, nhà trường...
2.2. Chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng dạy học của giảng viên (dự giờ đột xuất, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, công tác thi...). Việc dự giờ, thăm lớp, quan sát các hoạt động sư phạm giúp người quản lý nắm bắt được thông tin về năng lực, trình độ, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên; đồng thời đánh giá được phần nào quá trình lĩnh hội kiến thức, tinh thần và thái độ học tập của người học. Trên cơ sở đó có những biện pháp hợp lý để điều chỉnh, hoàn thiện việc tổ chức hoạt động dạy học trong trường.
          2.3. Đổi mới phương pháp dạy học gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức tin học cho giảng viên; giao định mức cụ thể về số tiết dạy cần sử dụng các phương tiện kỹ thuật để cá nhân có trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng. Mỗi giảng viên cần nghiên cứu các phương tiện hỗ trợ hiện đại (máy tính, các phần mềm thông minh) trong lĩnh vực giáo dục Mầm non để vận dụng có hiệu quả. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học các môn: phương pháp khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung quanh, sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi Mầm non, giáo dục học Mầm non, vệ sinh - dinh dưỡng...
          2.4. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học cho giảng viên. Mỗi giảng viên cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc việc tự học, tự rèn luyện bản thân là nhu cầu tất yếu và nhiệm vụ không thể thiếu với người thầy. Xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng, thực hiện phương châm học tập thường xuyên, học tập suốt đời, chú trọng phông kiến thức xã hội, ngành, nghề cho mỗi giảng viên.         
2.5. Xây dựng kế hoạch và tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên, kiểm tra, đánh giá kịp thời tạo động cơ thúc đẩy sinh viên rèn luyện tự giác, tích cực. Các môn chuyên ngành cần chú trọng rèn các kỹ năng: Sử dụng đàn phím điện tử; sử dụng đồ dùng dạy học; tổ chức ngày Hội, ngày Lễ ở trường mầm non,...
          2.6. Song song với việc trang bị kiến thức, hình thành kỹ năng sư phạm, cần quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp cho sinh viên, đặc biệt lòng yêu nghề, mến trẻ vì đối tượng lao động của giáo viên mầm non là trẻ em ở độ tuổi rất nhỏ, thời kỳ mà nhân cách bắt đầu hình thành...
          2.7. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động tập thể: Diễn đàn về chuẩn giáo viên mầm non, sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa...nhằm giáo dục toàn diện nhân cách người giáo viên trong tương lai.
2.8. Hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập khoa học, hợp lý; chú trọng sự vận dụng giữa lý luận và thực tiễn, rèn kỹ năng thực hành nghề nghiệp...
          Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành Khoa Giáo dục Mầm non của trường CĐSP Lạng Sơn sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, có những giải pháp phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của đơn vị. Điều đó một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò cũng như những cố gắng và sự trưởng thành của đơn vị trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhà trường, xã hội.

II. Chức năng nhiệm vụ
          1. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng sư phạm và các trình độ thấp hơn.
          2. Quản lý các lớp học sinh sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non.

III. Một số thành tích nổi bật (từ 1997-2014)
          Trải qua hơn 40 năm xây dựng Khoa Giáo dục Mầm non - trường CĐSP Lạng Sơn, với sự đoàn kết, chung sức đồng lòng, bền bỉ, nỗ lực phấn đấu, không ngừng đổi mới và sáng tạo tập thể cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên học viên của đơn vị đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào. Những thành tích đó được nhà trường, các cấp lãnh đạo, ban ngành ghi nhận. Đơn vị đã đào tạo, bồi dưỡng được hơn ba nghìn cán bộ giáo viên mầm non đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh nhà (bao gồm các hệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chính quy, cao đẳng liên thông) với tỉ lệ SV đỗ tốt nghiệp đạt: 100%.
Trong nhiều năm liên tục Khoa, Tổ chuyên môn đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến (năm học 2005 - 2006 đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc); Tổ Công đoàn vững mạnh; nhiều năm liên tục đơn vị đoạt giải cao trong đợt thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
Đội ngũ giảng viên của đơn vị nhiệt tình, trách nhiệm, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiều Đ/c đã được nhận kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục. Nhiều giảng viên liên tục đạt danh hiệu giảng viên giỏi, chiến sĩ thi đua cơ sở.
Với sự giúp đỡ tận tình của đội ngũ giáo viên, sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhiều học sinh sinh viên học viên của Khoa đã đạt các danh hiệu HSSV khá, giỏi. Đặc biệt có một số được tham gia lớp học lớp nhận thức về Đảng và được đứng trong hàng ngũ của Đảng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

IV. Cơ cấu nhân sự
1. Lãnh đạo đơn vị
          1.1. Nguyễn Thị Hợi
                   Chức vụ: Trưởng khoa
                   Email: hoint.c10@moet.edu.vn
          1.2. Hứa Thị Hạnh
                   Chức vụ: Phó trưởng khoa
                   Email: huahanh2011@gmail.com
          1.3. Đ/c: Mai Thị Thoa
                   Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
                   Email: thoamt.c10@moet.edu.vn
          1.4. Lô Mai Lan
                   Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
                   Email: mailanls79@gmail.com
          1.5. Nguyễn Thị Hòa
                   Chức vụ: Trợ lý
                   Email: hoant.c10@moet.edu.vn
          1.6. Trần Thị Hiền
                   Chức vụ: Trợ lý
                   Email: tranthihien.tpls@gmail.com
2. Cán bộ, giảng viên
          2.1. Vũ Thu Hồng
                   Chức vụ: Uỷ viên BCH công đoàn
                   Email: tranthihien.tpls@gmail.com
          2.2. Đỗ Thị Xuyến
                   Chức vụ: Giảng viên
                   Email: dtxuyen.cdsp.ls1@gmail.com
          2.3. Trần Thị Thu
                   Chức vụ: Giảng viên
                   Email: thuttcdspls@gmail.com
          2.4. Lưu Thị Minh Huyền
                   Chức vụ: Giảng viên
                   Email: luuthuhuyen.c10@moet.edu.vn
          2.5. Chu Thanh Loan
                   Chức vụ: Giảng viên
                   Email: loanspmn@gmail.com
          2.6. Lý Thị Hương
                   Chức vụ: Giảng viên
                   Email: lthuong.c10@moet.edu.vn

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hợi

Nguồn tin: Khoa Giáo dục Mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-12-2024_69b4edc5f6393dcfb44a54417f0044e8.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)