Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Các hướng ứng dụng trong nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành Sinh – Hóa, khoa Tự nhiên

Chủ nhật - 31/05/2015 23:31
1. Nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành Sinh Hóa - khoa Tự nhiên
Hơn một thập kỉ qua, kể từ khi trường THSP Tỉnh được nâng cấp lên CĐSP, giảng viên (GV) Tổ Sinh- Hóa, Khoa Tự nhiên đã bắt nhịp với chế độ làm việc theo qui định đối với GV của các trường cao đẳng trong cả nước. Đồng hành với công tác giảng dạy, người GV phải tham gia nhiều hoạt động, một trong những hoạt động là hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Chúng tôi đánh giá, đây là một hoạt động quan trọng, một thế mạnh đã mang lại hiệu quả trong giáo dục, đào tạo của tập thể giảng viên Tổ Sinh - Hóa trường CĐSP Lạng Sơn.
Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ không bắt buộc đối với giảng viên nhưng đối với tổ Sinh-Hóa là công việc luôn được động viên, khuyến khích và đã trở thành việc làm thường niên của mỗi GV. Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác này trong việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh nhà đồng thời công việc này cũng phù hợp với năng lực, sở trường của GV, đã tạo ra một nếp nghĩ, một hoạt động không còn mới mẻ đối với GV và SV tổ Sinh -Hóa, Khoa Tự nhiên 
Nhìn lại chặng đường trong 3 năm học qua, được sự chỉ đạo, động viên của Phòng QLKH&CTĐN và Khoa Tự nhiên, GV trong Tổ đã tích cực tham gia hướng dẫn sinh viên có thành tích học tập khá, tốt thực hiện nghiên cứu khoa học. Với sản phẩm là 29 tiểu luận (kể cả học kỳ II năm học 2014 - 2015), đóng góp thành tích chung của Khoa Tự nhiên và Nhà trường.
Đội ngũ GV tích cực hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là các thầy cô giáo có chuyên môn sâu, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, đó là thầy giáo, thạc sỹ: Nhạm thế Nhân hướng dẫn 6 tiểu luận; cô giáo, thạc sỹ, trưởng khoa Vũ Thị Hoàn hướng dẫn 11 tiểu luận; cô giáo, thạc sỹ, tổ trưởng chuyên môn Nguyễn Thị Nguyệt hướng dẫn 11 tiểu luận, giảng viên Dương Công Tuệ hướng dẫn 01 tiểu luận. Gương mặt sinh viên tiêu biểu trong hoạt động  nghiên cứu khoa học trong 3 năm trở lại đây có thể kể đến: Sinh viên Hoàng Văn Tăng, Hoàng Thị Kim Trang, Nguyễn Văn Nhân lớp K14B; Sinh viên Dương Thị Thu Trang, Hứa Thị Lập, Nguyễn Thị Thúy, Hoàng Thị Hồng lớp K15B; Sinh viên: Nguyễn Thị Tú, Trần Thị Xuân Phương, Phạm Thị Lan Anh lớp K16B;  Sinh viên: Hoàng Thị Thủy  lớp K17B...
            Trong quá trình lựa chọn vấn đề nghiên cứu cho sinh viên,chúng tôi luôn tính đến hướng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống và đặc biệt quan tâm đến hướng ứng dụng vào hoạt động nghề nghiệp (dạy và học) của sinh viên sau này. Ở cấp Tổ chuyên môn thuộc Khoa, chúng tôi phụ trách chuyên môn sâu, các vấn đề đưa ra đều liên quan trực tiếp với ngành nghề đào tạo của sinh viên. Vì vậy, chúng tôi đã nhận thức được thế mạnh của các hướng ứng dụngtừ đó hướng dẫn sinh viên nghiên cứu trong những năm gần đây.
2. Một số hướng nghiên cứu trong các tiểu luận học phần của sinh viên
Điểm qua các vấn đề đã thực hiện nghiên cứu trong các tiểu luận học phần của sinh viên trong thời gian qua, chúng tôi có thể phân chia (tương đối) thành các hướng nghiên cứu như sau:
2.1. Nghiên cứu về đổi mới PPDH
Gồm 12 tiểu luận với các hướng nghiên cứu chủ yếu sau:
- Dạy học theo hướng tích cực: Thiết kế bài học Sinh học theo hướng tích cực; Thiết kế bài học Hóa học theo Phương pháp “Bàn tay nặn bột”; Vận dụng Phương pháp quan sát tìm tòi thiết kế một số bài học sinh học 6 theo hướng tích cực ...
- Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài giảng điện tử Sinh học 7, 8, 9 – THCS.
2.2. Nghiên cứu về  phương pháp giải bài tập các chuyên đề thuộc bộ môn Sinh học và Hóa học
Bộ môn Hóa học và Sinh học có các chuyên đề bài tập rất phong phú và trừu tượng. Nếu sinh viên nghiên cứu sâu sắc các tình huống, bài toán nhận thức  và đưa ra được các phương pháp giải các chuyên đề bài tập sẽ góp phần củng cố lí thuyết, rèn kĩ năng nâng cao chất lượng dạy và học. Gồm 8 tiểu luận:
* Bộ môn Sinh học gồm các  sản phẩm nghiên cứu sau:
- Phương pháp giải bài tập chuyên đề Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp phân tử.
- Phương pháp giải bài tập chuyên đề Cơ sở vật chất và Cơ chế di truyền cấp tế bào.
- Phương pháp giải bài tập chuyên đề Liên kết gen.
- Phương pháp giải bài tập chuyên đề Đột biến.
* Bộ môn Hóa học gồm các  sản phẩm nghiên cứu sau:
- Phân loại bài tập môn Hóa học lớp 8 - THCS.
- Phân loại bài tập môn Hóa học lớp 9 - THCS.
- Phân tích đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa.
2.3. Hướng nghiên cứu giáo dục bảo vệ môi trường
            Gồm 6 tiểu luận với các vấn đề  nghiên cứu chủ yếu sau:
            - Lồng ghép  giáo dục bảo vệ môi trường thông qua thiết kế một số bài học Sinh học 6, 9 - THCS.
            - Thiết kế các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục bảo vệ môi trường ở trường THCS.
              - Tìm hiểu về Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lí rác thải tại một số địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2.4. Nghiên cứu về tự học và vận dụng tự học một số học phần thuộc chuyên ngành đào tạo của sinh viên
        Gồm 3 tiểu luận với các vấn đề  nghiên cứu chủ yếu sau:
Vận dụng lí thuyết Graph vào tự học một số môn học: Động vật có xương sống, Di truyền học, Giải phẫu sinh lí người...
3. Các hướng đã ứng dụng sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên
Như đã nói ở trên, những sinh viên được tham gia nghiên cứu khoa học là những sinh viên có kết quả học tập khá trở lên. Sinh viên sẽ được hướng dẫn nghiên cứu những vấn đề mới và giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn cao hơn, được dạy học đặc biệt hóa. Những sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học, tự nghiên cứu. Bản thân sinh viên đã và đang ứng dụng các nghiên cứu của mình vào thực tiễn cuộc sống, học tập và hoạt nghề nghiệp của họ. Sau đây là một số hướng ứng dụng chính:
3.1. Về đổi mới PPDH trong hoạt động nghề nghiệp
Dạy học tích cực và dạy học bằng giáo án điện tử là chủ trương của ngành và nhà trường. Các tiểu luận về đổi mới PPDH, thiết kế bài giảng điện tử là vấn đề luôn cần thiết và cấp bách trong giáo dục THCS. Vì vậy, số lượng tiểu luận chiếm trọng số lớn 13 đã thực hiện trong 6 học kì.
Trong các đợt thực tập sư phạm vòng 1 và thực tập SP vòng 2 (TTSP tốt nghiệp) những sinh viên này đã ứng dụng kết quả nghiên cứu trong việc soạn giảng: đổi mới PPDH, thiết kế và dạy học bằng giáo án điện tử; sinh viên còn tuân thủ theo hồ sơ một bài giảng điện tử gồm 3 phần: Kế hoạch bài học trên Microsoft Word; Giáo án điện tử trên Microsoft PowerPoint (thiết kế theo kế hoạch bài học); Hệ thống thông tin tư liệu dạy học: có liên kết các kênh hình, Videoclip  trong các giờ dạy. Trong đợt thực tập sư phạm tốt nghiệp đã được các trường THCS ghi nhận như: Sinh viên Nguyễn Thị Tú, Trần Thị Xuân Phương lớp K16B. Những Sinh viên này trở thành nhân tố tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các sinh viên khác, tạo hiệu ứng lan tỏa trong việc bước đầu ứng dụng CNTT trong dạy học của số đông sinh viên trong các đoàn thực tập như:  đoàn thực tập THCS thị trấn Hữu Lũng, đoàn thực tập trường THCS Sơn Hà, huyện Hữu Lũng; Đoàn TTSP thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng...
Được tập huấn, cập nhật phương pháp “bàn tay nặn bột” giảng dạy các môn khoa học Tự nhiên, trong học kì I năm học 2014 -2015, giảng viên trong tổ đã hướng dẫn  02 sinh viên thực hiện tiểu luận “Thiết kế một số bài học môn Hóa học - THCS theo bàn tay nặn bột”. Các sinh viên này đã có cơ sở lí luận vững vàng và bước đầu thiết kế bài học theo PPDH mới “Bàn tay nặn bột”. Đây là vấn đề mà sinh viên sư phạm cần được cập nhật , trang bị để bắt nhịp với giáo dục phổ thông hiện nay.
3.2.Về phương pháp giải bài tập các chuyên đề thuộc bộ môn Sinh học và Hóa học
Hướng nghiên cứu chuyên môn sâu, thực hiện các bài tập nghiên cứu, sinh viên được củng cố lí thuyết, rèn kĩ năng giải bài tập và tư duy logic, sáng tạo để giải quyết tốt các bài tập của chương trình đào tạo ở CĐSP, bên cạnh đó còn có các tác dụng hữu ích khác như:
- Hiểu biết sâu sắc về học phần, tự tin, vận dụng vào các tiết dạy trong các đợt thực tập sư phạm cũng như hoạt động nghề nghiệp sau này.
- Sinh viên có kỹ năng giải bài tập nhanh. Điều đó rất hữu ích trong các giờ lên lớp, chiếm được tình cảm, sự tôn trọng của học sinh THCS. Trong các đợt thực tập, sinh viên đã tham gia phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh lớp thực tập chủ nhiệm.
- Từ vốn kiến thức chuyên ngành vững vàng và kĩ năng giải bài tập thuần thục, sinh viên tự tin đi gia sư và ôn luyện  cho học sinh THCS.
3.3. Về giáo dục bảo vệ môi trường
Tất cả các sinh vật nói chung, trong đó có loài người đều sống trong môi trường, đó là hành tinh trái đất của chúng ta. Các khái niệm như: môi trường, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu, mang tính thời sự và cấp bách. Thực hiện các nghiên cứu này mang lại những hiệu quả không chí cho thời gian trước mắt mà còn trong tương lai. Sinh viên có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu như: 
            - Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong thiết kế bài học hoặc liên hệ bảo vệ môi trường trong các tiết dạy của mình.
- Thiết kế  và tổ chức các hoạt động ngoại khóa  cho học sinh THCS về  bảo vệ môi trường. 
              - Hiểu biết về môi trường và công việc của công ty môi trường đô thị, công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Hoàng  trong việc trồng và bảo vệ cây xanh, thu gom rác thải, ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lí rác thải. Từ đó sinh viên có hành vi thu gom, tập kết rác thải vào đúng nơi qui định; trân trọng những người làm công việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
3.4. Về tự học và vận dụng tự học một số học phần thuộc chuyên ngành đào tạo của sinh viên
Chúng ta đã biết, tri thức của nhân loại thì vô hạn và ngày càng phát triển, trong khi đó hoạt động dạy học thì có hạn. Thực tế đã chứng minh rằng, tự học không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu của quá trình dạy học. Vì vậy, trong hoạt động nghề nghiệp của mình, GV chú ý rèn phương pháp tự học cho sinh viên. Thực hiện các nghiên cứu xây dựng các sơ đồ Graph tự học một số học phần Động vật học có xương sống, Di truyền học, Giải phẫu sinh lí người..., sinh viên có thể hướng dẫn học sinh THCS thiết lập các Graph nội dung đó thông qua các tiết dạy thực tập.
- Có thể ứng dụng tự học các học phần có nội dung cấu trúc nhiều nhánh gần giống với học phần đã thực hiện nghiên cứu trước đó. Ví dụ: Dựa vào các Graph ở học phần Động vật học có xương sống để vận dụng thiết lập Graph ở học phần  Động vật học không xương sống; học phần Hình thái giải phẫu Thực vật, Phân loại thực vật.
- Từ việc thiết kế sơ đồ Graph tự học, sinh viên có thể tiếp cận dễ dàng một khái niệm mới trong dạy học đó là Sơ đồ tư duy với hình dạng phong phú hơn, cấu trúc đa chiều và màu sắc hấp dẫn hơn, phục vụ tốt cho hoạt động dạy học.
4. Bài học kinh nghiệm
- Giảng viên gợi ý, lựa chọn vấn đề nghiên cứu phải tính đến khả năng vận dụng trong học tập và hoạt động nghề nghiệp của sinh viên. Trong quá trình sinh viên thực hiện nghiên cứu hoàn thành tiểu luận, GV cần gợi mở cho sinh viên các hướng ứng dụng của nghiên cứu trong thực tiễn cuộc sống và trong chuyên ngành đào tạo của bản thân để sinh viên có những tư duy vận dụng tiếp theo sau khi hoàn thành tiểu luận.
- Trong thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử:  Nhận thức được những thế mạnh của bài giảng điện tử nhưng không thiết kế giáo án điện tử một cách gò ép, khiên cưỡng, trình chiếu tràn man không mang lại hiệu quả sư phạm. Các giáo án điện tử phải có câu hỏi định hướng nghiên cứu, kênh hình cung cấp thông tin, tổ chức được các hoạt động cho học sinh.
- Hướng dẫn SV viết tiểu luận về các mảng đề tài này cần phong phú hơn như: Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề; Dạy học trực quan tìm tòi ơristic. Cần đa dạng hơn về  các phương pháp tự học: xây dựng sơ đồ tư duy trong tự học, nghiên cứu sách giáo trình trong tự học …  
- Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học - viết tiểu luận học phần có ý nghĩa thiết thực nâng cao hiệu quả  trong học tập ở trường CĐSP và công tác giảng dạy ở THCS sau này. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là bước đi đầu tiên - tập dượt nghiên cứu khoa học. Trong thời gian tới, có thể hướng sinh viên vào các nghiên cứu khoa học cơ bản: nghiên cứu nuôi cấy mô, tế bào thực vật  nhân nhanh một số giống cây trồng quí hiếm ở địa phương hoặc giống cây trồng nhập khẩu khi kết hợp với các nghiên cứu của GV hoặc các cơ sở khoa học thuộc địa bàn tỉnh như: Công ty giống cây trồng Đông Bắc hay Sở khoa học Công nghệ môi trường.... Không chỉ nghiên cứu về thực trạng Ứng dụng vi sinh trong xử lí rác thải mà cao hơn  sinh viên còn có thể trực tiếp tham gia vào các nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lí rác thải ở địa bàn tỉnh Lạng Sơn mở rộng tính ứng dụng của các đề tài nghiên cứu, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của sinh viên.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Nguyệt

Nguồn tin: Khoa Tự Nhiên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/22-12-2024_3207a2c2bf84140fedaa8d7192a54669.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)