Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Văn hóa quản lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Sự quản lý đi thức tỉnh tầm hồn con người”

Thứ năm - 28/05/2015 21:51
Nói đến văn hóa quản lý là nói đến nét đẹp trong lý tưởng quản lý và hành động quản lý đạt đến các mục tiêu nhân văn và hiệu quản đích thực. Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam đã hội tụ một cách sâu sắc, hài hòa những khía cạnh này trong cuộc đời mình. Một học giả nước ngoài nhận xét: “Hồ Chí Minh - cụ không chỉ là một người chỉ huy, cụ là người đi thức tỉnh tâm hồn con người”. Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta chuyên luận riêng về quản lý, song Người có những thông điệp, những lời dạy và chính cuộc đời, tấm gương đạo đức của Người là một tập đại thành về quản lý. Người có lời dạy: “Mỗi con người có cái thiện, cái ác ở trong lòng, ta phải làm sao cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi”.
Theo Hồ Chí Minh, người quản lý là có hai nhiệm vụ chủ yếu: “Tu thân và xử thế”. “Tu thân” chính là sự tự quản lý và “xử thế” là tác động đến các quan hệ người trong quá trình quản lý. Sự “tu thân” được Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong thông điệp “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”; sự “xử thế” được Người lưu ý “Xử thế tự xưa không phải dễ, mà nay xử thế khó khăn hơn”. Hồ Chí Minh coi sự xử thế luôn luôn khó khăn bởi vì cuộc sống vận động không ngừng. Ngày hôm nay phức tạp hơn ngày hôm qua do quan hệ người rất đa dạng. Chung quanh người quản lý có năm nhân vật: đối thủ, đối tác, đồng minh, đồng chí - tri âm, tâm giao. Người quản lý có lòng bao dung, sự tỉnh táo và khéo léo đưa đối thủ thành đối tác, đưa đối tác thành đồng minh, đưa đồng minh thành đồng chí, đưa đồng chí thành tri âm tâm giao theo phương châm: “Sống khôn ngoan, sống bao dung, sống tử tế, sống hẳn hoi”.
Hồ Chí Minh đã sống như vậy trong cuộc đời mình và giáo dục cho đồng chí, học trò làm theo mình. Sự quản lý của Hồ Chí Minh nhằm làm cho con người trước việc sai, việc xấu không dám làm, không nỡ làm, không thể làm còn trước việc đúng, việc tốt thì tự giác làm, tự nguyện làm, tự tin làm. Hồ Chí Minh biết phối hợp đạo lý, công lý, pháp lý tác động đến con người để thực hiện mục tiêu.
Quản lý “đúng” và quản lý “khéo” là các từ ngữ Bác đã sử dụng rất nhiều lần trong chuyên luận Sửa đổi lối làm việc. Để làm việc “đúng” và “khéo” phải có lòng tự trọng và tự tin. Người cảnh báo mười một bệnh mà cán bộ quản lý gặp phải sẽ hỏng việc, đó là: (1) Bệnh ba hoa. (2) Bệnh địa phương. (3) Bệnh ham danh vị. (4) Bệnh thiếu kỉ luật. (5) Bệnh cẩu thả. (6) Bệnh xa quần chúng. (7) Bệnh chủ quan. (8) Bệnh hình thức. (9) Bệnh ích kỷ. (10) Bệnh thiếu ngăn nắp. (11) Bệnh lười biếng. Người nhắc nhở: “Mắc phải một bệnh trong mười một bệnh đó là hỏng việc. Vì vậy chúng ta phải ráo riết phê bình và tự phê bình để giúp nhau chữa cho hết những bệnh này”.
Cán bộ quản lý giáo dục tích cực lo liệu và phải biết lo liệu chu đáo sẽ thành công. Tuy nhiên lo liệu chu đáo mà không năng động thì công việc cũng không tiến triển tốt. Cán bộ quản lý giáo dục biết vận động tích cực, trù tính, liệu định một cách chu dáo khi được sự chỉ đạo bởi lí tưởng nhân văn trong sáng sẽ đem lại kết quả tích cực cho đòi sống cộng đồng, cho đời sống sư phạm của nhà trường.
            Quan điểm chính trị - Giáo dục của Người có tính chất nhất quán: cách mạng là giáo dục và Giáo dục phải phục vụ sự nghiệp cách mạng đem lại hạnh phúc cho con người. Người đã hoạt động không mệt mỏi cho sự thực hiện quan điểm này vào thực tiễn. Người đã để lại những bài học sâu sắc về phát triển nhà trường Việt Nam, về văn hóa quản lý từ cách đây gần bảy thập kỷ mà cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị thời sự và giá trị thực tiễn.
            Học tập phong cách, văn hóa quản lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quản lý giáo dục trong việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam suy ngẫm, tích lũy cho mình năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới:
 
TT Năng lực mang tính học thuật Năng lực mang tính nghệ thuật
1 Năng lực lãnh đạo: Nghệ thuật sử dụng quyền lực
Đó là loại năng lực làm cho các thành viên trong trường biết tâm phục mình; năng lực biết ủy quyền, tản quyền, phân quyền; năng lực tự đánh giá được mình; năng lực tạo ra cho nhà trường thấy được viễn cảnh phát triển và có quyết tâm đưa nhà trường đi tới viễn cảnh đó. -          Quyền lực chuyên môn
-          Quyền lực chức vụ
-          Quyền lực đạo đức
2 Năng lực “điều khiển” Nghệ thuật sử dụng người, điều khiển các môi quan hệ giữa người – người
  Đó là loại năng lực làm cho các thành viên trong trường biết khẩu phục; năng lực vạch ra được mục tiêu phát triển, ban hành được các mệnh lệnh làm cho công việc diễn ra trôi chảy. - Quan hệ thầy – trò
- Quan hệ thầy – thầy
- Quan hệ trò – trò
- Quan hệ giữa nhà trường - cộng đồng
3 Năng lực kế hoạch hóa Nghệ thuật sử dụng lợi ích
Là loại năng lực đưa ra mọi công việc của nhà trường gắn với trục thời gian, móc chắc vào trục thời gian; vừa biết thanh lý, chắt lọc cái đã qua, biết thích ứng với cái hiện tại và biết tiên liệu được tương lai. Vạch ra được kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. Kích thích lợi ích vật chất và động viên lợi ích tinh thần.
4
 
 
Năng lực tổ chức Nghệ thuật sử dụng mưu lược
Là loại năng lực gắn kết mọi người thành một khối đoàn kết và vận động bằng cơ chế thích hợp nhằm đi đến mục tiêu. Năng lực tổ chức đòi hỏi người quản lý có sự hiểu biết và giải quyết đúng vấn đề “nhân sự”, “bộ máy”, “nguồn nhân lực” và vấn đề “cơ chế”. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường cũng phải có mưu lược và kỹ năng:
- Đưa đối thủ của nhà trường thành đối tác; đưa đối tác thành đồng minh …
5 Năng lực ra quyết định và triển khai hiệu lực quyết định Nghệ thuật sử dụng lý lẽ
Thực hiện hành động “ổn định, phòng thủ”, “ổn định, thích ứng”, “ổn định, tăng trưởng”, “tăng tốc, phát triển”, tham vấn người dưới quyền, bản lĩnh triển khai quyết định ở các thời điểm phù hợp. - Lý lẽ trong các buổi làm việc chính thống
- Lý lẽ trong các buổi làm việc phi chính thống
6 Năng lực giám sát Nghệ thuật sử dụng tình thế
Đề ra các phương thức giám sát vừa chặt chẽ, vừa mềm mỏng. Sử dụng quyền lực chức vụ và quyền lực mềm, phối hợp hài hòa cả đạo lý, pháp lý và công lý khiến mọi người hành động theo giá trị mà hội đồng sư phạm đã đồng thuận đề ra. - Sử dụng tình thế trong cương vị thủ trưởng.
- Sử dụng tình thế trong cương vị thủ lĩnh
 
7 Năng lực kiểm tra Nghệ thuật sử dụng tình cảm
Kiểm tra diễn ra theo định kì, đột xuất. Dù theo hình thức nào thì mục đích cũng để phòng ngừa việc xấu và kịp thời biểu dương việc tốt.
Năng lực “kiểm tra” giúp cho nhà quản lí giáo dục phát triển được cái “tài” con năng lực “giám sát” giúp họ phát triển được cái “tầm” trong điều hành nhà trường
- Cái “ân”, cái “uy”  của người CBQLGD với giáo viên và học sinh
- Phối hợp quyền uy và sự bao dung đối với tập thể sư phạm
8 Năng lực đánh giá Nghệ thuật sử dụng gới hạn
Giám sát và kiểm tra đều gắn liền với việc đánh giá, lượng giá nhằm cho mỗi nhà trường phát triển. Người CBQLGD cần nhớ “Thái quá là dở mà bất cập cũng chẳng hay ho gì”
9 Năng lực phản hồi Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Đây là quá trình xử lý thông tin, nguyên tắc chung là đảm bảo tính khách quan, tính trung thực song phải biết chọn lọc theo mục đích đẻ phản hồi có kết quả tối đa. - Giao tiếp với cấp trên
- Giáo tiếp với cộng đồng
- Giao tiếp với người dưới quyền
- Giao tiếp với học sinh
 

Tác giả bài viết: Phạm Thúy Hà

Nguồn tin: Khoa Bồi dưỡng cán bộ quản lí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_f31b335a10aab4110e3873eed7930eba.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)