Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Nâng cao năng lực cho giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới

Thứ ba - 26/05/2015 21:41
Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam nêu rõ  "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học".
            Theo nhiều tài liệu khoa học đề cập đến năng lực con người, có thể khái quát một số nét cơ bản sau:
- Năng lực là khả năng thực hiện các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kỹ năng khác nhau để giải quyết vấn phù hợp trong bối cảnh thực. Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức.
- Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu, tư chất song không phải là bẩm sinh, mà được hình thành và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người; là kết quả phát triển của con người trong đời sống xã hội thông qua sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động tích cực của cá nhân.  Năng lực thường gắn với một hoạt động hay lĩnh vực cụ thể.
Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp người học sẽ có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ nhất định phản ánh mức độ năng lực cần thiết của người học ở mỗi lứa tuổi, sau mỗi lớp học và cấp học cụ thể. Mục tiêu giáo dục sẽ được đổi mới hướng đến việc phát triển nguồn lực con người trung thực, nhân văn, tự chủ và sáng tạo. Để thực hiện giáo dục phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, chương trình giáo dục phổ thông đổi mới hướng tới hình thành và phát triển những phẩm chất của học sinh phù hợp với mỗi cấp học, bao gồm: (i) Yêu gia đình, quê hương, đất nước; (ii) Nhân ái, khoan dung; (iii) Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; (iv)Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; (v) Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; (vi) Tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức. Đồng thời phát triển ở người học các nhóm năng lực cơ bản: (i) Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý,(ii) Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác, (iii) Nhóm năng lực công cụ: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán. Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học cũng phải thực hiện đổi mới theo hướng chuyển hóa từ tập trung vào nội dung sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Để làm được điều đó cần đổi mới quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đội ngũ giáo viên tiểu học phải hội tụ được một cách đầy đủ những yêu cầu về phấm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục cấp học.
            Thực hiện dạy học phát triển năng lực học sinh với các yêu cầu trên đây, đòi hỏi giáo viên tiểu học cũng phải phát triển những năng lực nhất định. Theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, nội dung năng lực dạy học của giáo viên biểu hiện ở năm yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm, trong đó yêu cầu thứ hai về “Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh” bao gồm các tiêu chí sau: (1) Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng dẫn học sinh tự học; (2) Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập tiến bộ; (3) Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao; (4) Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp.
Có thể phân biệt một số điểm cơ bản trong dạy học chủ yếu tập trung vào trang bị kiến thức sang tập trung vào phát triển năng lực và phẩm chất  người học:
  Dạy học chủ yếu tập trung vào trang bị kiến thức Dạy học theo quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực
1 Dạy và học là quá trình cung cấp và tích lũy thông tin kiến thức và kĩ năng Dạy và học tập liên quan đến việc xây dựng các hoạt động có ý nghĩa và vun đắp sự hiểu biết
2 Dạy học dựa chủ yếu trên quan niệm: Học sinh chưa biết gì, họ là người tiếp nhận những thông tin được dạy Dạy học dựa trên sự nhìn nhận: Học sinh đã có sự hiểu biết trước về những cái liên quan đến điều mà chúng học trong quá trình trải nghiệm và kiến tạo.
3 Dạy học chỉ tập trung chủ yếu đến tương tác giữa giáo viên và học sinh Giáo viên là người hướng dẫn, hỗ trợ, dạy và học chủ yếu liên quan đến việc trải nghiệm, xây dựng, kiến tạo có ý nghĩa của học sinh.
4 Học sinh là người học mang tính cá nhân, động lực dựa trên tính cạnh tranh về thành tích thi cử Học tập trong sự tương tác với người khác là điểm quan trọng trong động lực của học sinh và trong sự gia tăng kết quả đầu ra.
5 Người dạy chủ yếu cung cấp sự chỉ dẫn, chỉ bảo để học sinh có được sự thành công Người dạy định hướng, sắp xếp, hỗ trợ để học sinh chủ động làm công việc học tập của mình
6 Kĩ năng tư duy và học tập được thông qua các lĩnh vực nội dung chung Kĩ năng tư duy và học tập thông qua nội dung cụ thể trong từng bối cảnh và tình huống riêng
           
Như vậy, muốn phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh cần thực hiện dạy học kết hợp nhiều phương pháp, đặt hoạt động dạy học trong mối liên hệ với thế giới thực, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo. Dạy học liên hệ thực tiễn, bắt đầu từ thực tiễn, nhưng phải chú ý phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực khái quát hóa cho học sinh, để giúp các em khi đứng trước các vấn đề mới có thể chủ động tìm được cách giải quyết phù hợp.
          Để thực hiện dạy học phát triển năng lực người học, giáo viên và nhà trường cần chú ý một số vấn đề:
            - Định hướng việc học tập của học sinh bằng việc xác định các mục tiêu dạy học rõ ràng, có tính thực tiễn, có khả năng thực hiện được, và định hướng vào các năng lực cần phát triển ở học sinh trong mỗi bài dạy; học sinh học qua làm, qua các hoạt động trải nghiệm.
            - Trang bị cho học sinh những kiến thức nền tảng để làm cơ sở cho các hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển kỹ năng tương ứng và thái độ tích cực  cho học sinh;
            - Phải hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập, khuyến khích sự sáng tạo, cam kết không bỏ sót học sinh nào, và biết phát triển tiềm năng và sở trường của học sinh
            - Tạo dựng môi trường học tập tích cực, duy trì sự tương tác cao giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với cộng đồng và môi trường.
            - Mở rộng phát triển chuyên môn của giáo viên thông qua tự học, trải nghiệm, quan hệ chia sẻ với đồng nghiệp, với cộng đồng, xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi.
            - Xây dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng một cách thực chất,  không hình thức vì thành tích mà phải vì sự tiến bộ của mỗi học sinh
            Về phía nhà trường, cần xây dựng nhà trường thành một tổ chức mở, có cấu trúc linh hoạt, tăng cường khả năng tự chủ cho mỗi thành viên trong thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường:
- Thực hiện xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý để tăng cường phát triển lực lượng giáo viên trẻ, quan tâm đến việc chuyển giao thế hệ và tạo ra các cơ hội cho các nhà lãnh đạo mới; Xây dựng lực lượng giáo viên cốt cán để làm nòng cốt trong chuyên môn.
- Có các biện pháp tích cực nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng giáo viên hiệu quả, tạo môi trường đồng thuận, hợp tác và chia sẻ, khuyến khích sự sáng tạo, thu hút và lưu giữ các giáo viên có năng lực công tác tại trường.
- Chuẩn bị cho giáo viên những kiến thức, kĩ năng cơ bản trên cơ sở hiểu và triển khai được các chuẩn quốc gia trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
- Biết chuẩn bị cho giáo viên giảng dạy các mức độ khác nhau trong các đợt tập huấn và bồi dưỡng giáo viên; Hiểu đúng bản chất các phương pháp dạy học tích cực và các điều kiện thúc đẩy giáo viên sử dụng những phương pháp này theo cách thức sáng tạo và tích cực trong lớp học để tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích họ thực hiện.
Các nhà quản lý phải luôn nhận thức được liệu giáo viên đang sử dụng các phương pháp giảng dạy và giáo dục  trong lớp học có hiệu quả hay không; giáo viên đã triển khai thành công và ấn tượng như thế nào. Đồng thời biết giúp giáo viên tiếp cận và ứng dụng những phương thức mới phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh và bài giảng của họ đang dạy; Biết đánh giá thời gian mỗi giáo viên có thể vận dụng các kỹ thuật mới để có thể tạo điều kiện cho giáo viên chuẩn bị và thực hiện hiệu quả; Nắm được “mạng lưới giáo viên” khi họ tiến hành thực hành các phương pháp mới. Đổi mới hoạt động dự giờ, làm cho mỗi giáo viên luôn muốn được đồng nghiệp dự giờ, góp ý và trao đổi  để cải thiện chất lượng dạy học. Hướng dẫn giáo viên thực hiện công tác đánh giá học sinh tiểu học theo đúng TT 30/2014/TT-BGDĐT đảm bảo mục đích và nguyên tắc đánh giá.
Phải tạo các cộng đồng học tập ở đó các nhóm giáo viên của các môn học được làm việc cùng nhau trong việc giảng dạy mỗi nhóm/lớp học sinh. Xây dựng cơ cấu tổ chức cho phép các nhóm giáo viên có thể kết nối những gì học sinh đang học và những gì giáo viên đang giảng dạy và xây dựng các cách thức làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh. Tăng cường trao đổi giữa các giáo viên và phụ huynh học sinh, lãnh đạo cộng đồng, lãnh đạo cấp trên, cựu học sinh để nắm bắt thông tin phản hồi và đón bắt nhu cầu của xã hội trong phát triển giáo dục từ đó giúp giáo viên cùng xác định yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh tiểu học trong bối cảnh luôn thay đổi.
Thực hiện các hoạt động phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên. Hỗ trợ và cung cấp cơ hội cho giáo viên nhằm nâng cao kiến thức môn học thông qua việc học tập các chiến lược nghiên cứu cơ bản, giáo dục lấy học sinh làm trung tâm.Tăng cường việc tham quan học tập của giáo viên đến các trường bạn cũng như đẩy mạnh việc học tập của giáo viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
      Tóm lại, yêu cầu thực hiện dạy học tập trung vào phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học đòi hỏi mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý trường tiểu học cần có những năng lực mới; Họ phải thực sự là tấm gương về đạo đức và sự sáng tạo. Muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung đổi mới giáo dục tiểu học cần chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên về mọi mặt trong đó quan tấm đến phát triển chuyên môn, tăng cường năng lực cho giáo viên. Quản lý trường học cần được đổi mới để tạo dựng môi trường trường học thân thiện, tích cực, có tính đột phá trong quá trình thực hiện sự thay đổi. Mỗi CBQL trường học cần chủ động tự học, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm hay để đưa các nhà trường phát triển, thực hiện tốt vai trò của giáo dục trong sự phát triển nguồn lực con người, phát triển đất nước. 

Tác giả bài viết: Phạm Thúy Hà

Nguồn tin: Khoa Bồi dưỡng cán bộ quản lí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/13-11-2024_18c344a9f414dea16c37aff7da4959dd.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)