Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Tình yêu của bác Hồ dành cho những khúc dân ca

Thứ sáu - 10/11/2017 05:01
         Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài báo, tác phẩm nghệ thuật… tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp cốt cách, tinh thần của Người.
         Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phát huy những kết quả  đã đạt được trong thực hiện Chỉ thị 03, Bộ Chính trị đã tiếp tục ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
         Thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), đồng thời tiếp tục phát huy truyền thống với hơn 55 năm xây dựng, phát triển, trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đã tổ chức triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch với những giải pháp cụ thể nhằm góp phần xây dựng một khối đại đoàn kết, đưa nhà trường trở thành trung tâm đào tạo uy tín của tỉnh nhà, nơi sống và làm việc của những cán bộ viên chức vừa hồng vừa chuyên, của lớp lớp học sinh, sinh viên với sức trẻ đầy nhiệt huyết, sáng tạo.
Thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, mỗi cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên của trường CĐSP Lạng Sơn đã tích cực trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự học tập, rèn luyện để sống đẹp và có ích hơn. Là một cán bộ, giảng viên phụ trách mảng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, tôi nhận thấy, bản thân cần phải có trách nhiệm tuyên truyền về Chỉ thị 05 đến toàn thể cán bộ giảng viên, học sinh, sinh viên. Trong một chuỗi các hoạt động liên quan đến công tác tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tôi mong muốn được chia sẻ một câu chuyện chân thực, xúc động về những phút giây cuối cùng trong cuộc đời Bác, đó là câu chuyện “Tình yêu của Bác Hồ dành cho những khúc dân ca” –theo Hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ - thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
         Vào buổi sáng ngày 2/9/1969, đây là buổi sáng cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Bác. Bởi sau 9 giờ sáng hôm ấy Người thực sự bước vào “cuộc trường chinh nhẹ cánh bay”, để lại cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới một nỗi đau tột cùng, niềm đua thương vô hạn.
         Không gian của câu truyện cũng chỉ thu nhỏ trong căn nhà A67. Căn phòng này cách ngôi nhà sàn của Bác chỉ vài chục bước chân. Trước đó, theo lời đề nghị của bác sỹ, để tiện cho việc theo dõi, chăm sóc sức khoẻ của Người, ngày 18/8/1969, các đồng chí trong Bộ Chính trị và những đồng chí trực tiếp chăm sóc Bác đã chuyển Bác xuống ở căn phòng này.
         Sau gần 20 ngày chống chọi với bệnh tật, Bác đã yếu lắm. Nhưng hễ tỉnh lại là ngay lập tức, Người hỏi thăm tình hình chiến đấu ở miền Nam, tình hình lũ lụt ở miền Bắc. Người còn dặn các đồng chí trong Bộ Chính trị phải làm sao tổ chức ngày lễ Quốc khánh thật long trọng để nhân dân vui, phải bắn pháo hoa cho nhân dân phấn khởi. Trong những giây phút cuối cùng, đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, đối diện với quy luật nghiệt ngã của sự tồn vong Bác vẫn luôn nghĩ cho đồng bào, cho đất nước mà “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Nằm trên giường bệnh, sáng 2/9, lúc này Người đã rất mệt, mong muốn cuối cùng của Người là được gặp và thăm đồng bào miền Nam không thực hiện được, hơi thở của người mỗi lúc một yếu dần. Các đồng chí trong Bộ Chính trị và các bác sỹ không ai nỡ rời xa Người dù chỉ là một phút. Lần đầu tiên tỉnh lại sau cơn đau, Người nhìn xung quanh rồi hỏi:
                  - Trong các chú có ai biết hò Huế không?
         Mọi người lúng túng nhìn nhau, quả là một tình huống không ai chuẩn bị trước. Thường ngày, Người vẫn thường nói “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”, thêm vào đó Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng Người suốt một thời gian dài tuổi thơ. Giờ đây, trong những phút cuối cùng, có lẽ Người mong muốn mang hình ảnh miền Nam yêu thương, hình ảnh núi Ngự, sông Hương với những kỷ niệm buồn đau theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử. Nỗi niềm ấy của người dường như ai cũng thấu hiểu, nhưng tìm nghệ sỹ hò Huế lúc này thật khó.
         Lần thứ hai tỉnh lại, Người lại hỏi. Lúc này giọng người đã yếu hơn nhiều:
                  - Trong các chú, ai có thể hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm Nghệ Tĩnh được không?
         Thêm một lần nữa sự im lặng và bối rối bao trùm căn phòng. Câu ví dặm câu hát dân ca xứ Nghệ đã bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thủa lọt lòng. Người lớn lên và đi ra thế giới từ chiếc nôi văn hoá quê hương mặn mòi tình nghĩa ấy. Trước giây phút sắp biệt ly Người khao khát được nghe, được sống trong hơi ấm quê hương.
         Lần thứ ba tỉnh lại, Người ngỏ ý muốn nghe một khúc dân ca quan họ Bắc Ninh, lần này thật may mắn khi cô y tá bé nhỏ Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác: “Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ”. Với chất giọng trong trẻo của người con gái Vĩnh Phúc, chị cất lời hát “Người ở đừng về”... Căn phòng nhỏ chìm trong tiếng hát. Tiếng hát hay tiếng lòng! Không ai phân biệt được. Chỉ biết rằng lời quan họ sâu lắng, tha thiết quá. “Người ơi, người ở đừng về. Mà người ơi, người ở đừng về” đã nói hộ lòng người. Cô y tá càng hát càng ngẹn ngào, những người xung quanh không ai cầm được nước mắt. 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 trái tim vĩ đại của Bác Hồ đã ngừng đập, để cho “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Sinh ra và lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví dặm ầu ơ ngọt ngào đằm thắm của mẹ, cuối cùng Người thanh thản nhẹ nhàng bước vào cuộc trường sinh bằng âm hưởng tiếng hát dân ca.
         Câu chuyện cảm động này đã được Nhạc sỹ Trần Hoàn truyền tải trọn vẹn trong bài hát Lời Bác dặn trước lúc đi xa. Cùng với giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng và giàu cảm xúc, bài hát giống như một lời dặn của người Cha già trước lúc đi xa. Càng học tập, tìm hiểu về tấm gương của Bác, càng thấy rằng, Bác luôn “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Ngay cả khi trước lúc đi xa, Người đã để lại cho chúng ta bài học vô cùng sâu sắc, rằng muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những câu hát dân ca, để từ đó trân trọng và gìn giữ bản sắc, văn hoá của dân tộc.

Tác giả bài viết: Đỗ Thị Lê

Nguồn tin: Phòng TC-CTHSSV

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 3.2 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/13-11-2024_95a6f5af7993f5b88ee2f0f07ee75056.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)