Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Hoạt động thực hành, thưc tế của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non

Thứ tư - 28/11/2018 09:33
Thực hành, thực tế là hoạt động rèn luyện nhằm  hình thành năng lực nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Hoạt động này không những giúp học sinh, sinh viên (HSSV) nhận thức được vai trò trách nhiệm của người giáo viên mầm non (GVMN) mà còn củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức đã học, tạo điều kiện cho HSSV được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện các thao tác, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, gắn lý luận với thực tiễn, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nghề, mến trẻ, say mê với công việc, trau dồi, rèn luyện những phẩm chất và năng lực sư phạm cần thiết của người GVMN, hình thành thái độ tự giác tích cực trong học tập. Bên cạnh đó hoạt động này còn giúp giáo viên trong khoa GDMN phát huy tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, bám sát thực tiễn gắn lý thuyết với thực hành trong giảng dạy.  
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, ngay từ đầu năm học Khoa Giáo dục mầm non đã xây dựng kế hoạch, phối kết hợp với các trường mầm non trên địa bàn thành phố tổ chức cho sinh viên K14MNA,B được trải nghiệm và thực hành, thực tế tại Trường mầm non 19.5 Thành phố Lạng Sơn với lễ hội trung thu chủ đề: Bé vui hội trăng rằm vào ngày 21.9.2018. Tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa này là cơ hội  để sinh viên các lớp K14MN A, B được vận dụng các kiến thức chuyên ngành đã học để tổ chức lễ hội cho trẻ sau này.
Tham gia buổi ngoại khóa, SV đã tham gia thực hiện toàn bộ qui trình tổ chức buổi lễ hội: từ khâu chuẩn bị cơ sở vật chất đến luyện tập các tiết mục văn nghệ, thiết kế môi trường sân khấu biểu diễn với những hình ảnh ngộ nghĩnh và sinh động, màu sắc phù hợp với trẻ mầm non đến cách thức lựa chọn nội dung buổi lễ hội cũng được sắp xếp rất khoa học. Không chỉ vậy, sinh viên còn được biết qua buổi ngoại khóa cho trẻ cũng cần phải phối hợp với các ban ngành để tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đạt hiệu quả. Có thể  nói hoạt động này đã khơi dậy ở HSSV hứng thú và tình yêu nghề.
Đối với SV mầm non, do đặc thù nghề nghiệp của mình, không đòi hỏi có tri thức uyên thâm về một lĩnh vực mà cần có những hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khoa học tự nhiên (Toán, sinh, lí ….); khoa học xã hội (văn học, lịch sử….) ngoài ra cần  có các kiến thức về âm nhạc, mĩ thuật, dinh dưỡng, vệ sinh và bảo vệ sức khỏe an toàn…. Bên cạnh những tri thức kĩ năng cần thiết còn hình thành cho các em tình yêu nghề, lòng  yêu trẻ, bởi đây là nghề “làm việc bằng tình thương”. Có thể nói người giáo viên mầm non ngoài việc làm một giáo viên tốt, họ còn là người mẹ hiền của trẻ thơ, là một thầy thuốc, là một nghệ sĩ để có thể hát múa, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch cho trẻ… Vì vậy trong quá trình học tập ở trường sư phạm, các em cần phải được trang bị đầy đủ hành trang để sau khi ra trường, họ phải gánh vác một trọng trách lớn lao mà xã hội giao phó. Và để giúp cho các em có được tri thức kĩ năng cần thiết, ngoài việc học trên lớp sinh viên còn được học thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trong quá trình ấy không thể không kể đến hoạt động thực hành, thực tế. Để tổ chức hoạt động thực hành, thực tế hiệu quả, khoa GDMN đã xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động này một cách khoa học, hợp lý và cụ thể:
1.Nội dung: Dự giờ và quan sát các hoạt động chăm sóc giáo dục ở trường mầm non với các nội dung cụ thể:
1.1. Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc giáo dục trong ngày ở trường mầm non
          1.2. Dự  hoạt động học (4 lĩnh vực phát triển của trẻ ở trường mầm non) như:
                      - Lĩnh vực phát triển nhận thức
                      - Lĩnh vực phát triển thể chất
                      - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
                      - Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ
          1.3. Viết báo cáo thu hoạch
          1.4. Nhận xét đánh giá các hoạt động ở trường mầm non
     2. Tổ chức thực hiện
 Hoạt động thực hành, thực tế được thực hiện vào ngày 1,2 tháng 11 năm 2018 đến ngày 9/11/2018 với tổng số 78 sinh viên được thực hành, thực tế tại trường mầm non 19/5 và mầm non 8/3 thành phố Lạng Sơn.
Đến với trường mầm non thực hành, thực tế, sinh viên các lớp được phân ra nhiều nhóm nhỏ, có sự quản lý của nhóm trưởng. Sinh viên được vào các lớp từ nhà trẻ đến mẫu giáo 5 tuổi để tìm hiểu dự giờ và thăm lớp đồng thời được tham gia các hoạt động chăm sóc trẻ ăn, ngủ, chơi học cụ thể như sau:
TT Lớp Trường MN thực tế Người phụ trách
1 K14CĐMNA được chia ra làm 13 nhóm vào các lớp các lứa tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Trường  MN 19/5 GV bộ  môn
2 K14CĐMNB được chia ra làm 16 nhóm vào các lớp các lứa tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Trường  MN  8/3 GV bộ môn
 
 
Sau khi thực hành, thực tế các em đã được củng cố một số kỹ năng quan trọng của người giáo viên mầm non đó là: Quan sát, phân tích, đánh giá đồng nghiệp, rút kinh nghiệm cho bản thân cũng như rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Qua sản phẩm thu hoạch của sinh viên, chúng tôi bước đầu đã thu được kết quả như sau:
3. Kết quả thu hoạch
TT Lớp Số lượng sinh viên Kết quả
X.Sắc Giỏi Khá Trung bình
SL % SL % SL % SL %
1 K14MNA 38 0 0 25 65.8 10 26.3 3 7.9
2 K14 MNB 40 0 0 20 50 12 30 8 20
            Tổng 78 0 0 45 57,7 22 29,2 11 13,1
 
 
Kết quả trên cho thấy: Đạt ở mức độ khá, giỏi 35 sinh viên chiếm 86,9% điều này chứng tỏ sinh viên đã có sự nỗ lực, cố gắng trong việc ghi chép, quan sát và trải nghiệm hoạt động thực hành thực tế một cách có ý thức rất cao, số sinh viên đạt điểm trung bình chỉ có 11 em chiếm 13,1% có điểm số như vậy là do các em chưa chú ý đến yêu cầu, nội dung và cách hướng dẫn ghi chép cũng như thu hoạch sau thực hành, thực tế.
Như vậy, để duy trì và rèn luyện, phát triển kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên, nhà trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên được trải nghiệm, thực hành, thực tế tại các trường  mầm non. Bên cạnh đó sinh viên cần ý thức được mục đích, nhiệm vụ, nội dung các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để định hướng tốt cho bản thân ngay từ khi bước chân vào trường sư phạm. Quan sát, hướng dẫn học sinh, sinh viên đi thực hành thực tế, giảng viên khoa GDMN chúng tôi không khỏi vui mừng và xúc động bởi mình đã góp một phần nhỏ bé để tạo nên hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên. Chúng tôi tin chắc rằng các em sau này sẽ là các cô giáo mầm non vừa hồng, vừa chuyên góp sức cho sự nghiệp giáo dục của Tỉnh nhà nói chung và ngành học mầm non nói riêng ngày càng  nâng cao chất lượng.
 
Dưới đây là một số hình ảnh thực hành, thực tế của của học sinh, sinh viên
Khoa Giáo dục Mầm non tại trường MN 19.5 và Trường MN 8.3



Tác giả bài viết: Mai Thị Thoa

Nguồn tin: Khoa Giáo dục Mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tuyển sinh 2021
Tuyển sinh 2021

Sứ mạng

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các ngành kinh tế - kỹ thuật, khoa học tự nhiên - xã hội và nhân văn, văn hóa - nghệ thuật trình độ cử nhân; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục; cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng...

Lý lịch khoa học
Lý lịch khoa học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/28-03-2024_5713c7eaf681d0b53b3fbda541a9e26a.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /var/www/nvlce2016/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)